Giáo án Tin học 8 - Nguyễn Thị Thuý - Trường THCS Tràng An

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1. Kiến thức:

 - HS nắm được khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu, sự cần thiết để phân

 loại thành các kiểu dử liệu,

 - Nắm được một số dữ liệu và kiểu dữ liệu thường gặp trong Turbo

 Pascal. Kiểu số nguyên, số thực, xâu ký tự

 - Nắm được các phép toán với dữ liệu kiểu số

 2. Kỹ năng :

 - Học sinh nắm chắc dử liệu và kiểu dữ liệu, nắm các phép toán với dữ

 liệu kiểu số.

 3. Thái độ:

 - HS có thái độ học tập nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.

2. Học sinh : Sách giáo khoa, vở ghi, bút.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Nguyễn Thị Thuý - Trường THCS Tràng An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/9/2009
Ngày giảng:14/9/2009
Tiết: 7
 Bài 3: chương trình máy tính và dữ liệu
I. MỤC tiêu BàI DẠY:
 1. Kiến thức:
 - HS nắm được khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu, sự cần thiết để phân 
 loại thành các kiểu dử liệu,
 - Nắm được một số dữ liệu và kiểu dữ liệu thường gặp trong Turbo 
 Pascal. Kiểu số nguyên, số thực, xâu ký tự 
 - Nắm được các phép toán với dữ liệu kiểu số
 2. Kỹ năng :
 - Học sinh nắm chắc dử liệu và kiểu dữ liệu, nắm các phép toán với dữ 
 liệu kiểu số.
 3. Thái độ:
 - HS có thái độ học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
Học sinh : Sách giáo khoa, vở ghi, bút.
III. Phương pháp: thuyết trình, giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số:..vắng ..
Ổn định trật tự
 2. Kiểm tra bài cũ:
 G/v ? Trình bày cách lưu và chạy chương trình Pascal
 ? Hảy nêu cách khởi động và thoát khỏi Turbo
 H/s trả lời: - Cách lưu chương trình Pascal vào File/save
 - Cách chạy chương trình Pascal Crt+F9
 - Cách khởi động Turbo: 2 cách
 C1: nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình
 C2: nháy đúp chuột vào tên tệp Turbo.exe
 - Thoát khỏi Turbo: File/Exit
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G/v đưa vd: Chúng ta thấy ở môn Văn-Tiếng Việt có thể tiến hành phân tích, phát biểu cảm nghĩ về bài văn, bài thơ nào đó. Nhưng ở môn Toán thì ta thường tính toán bằng các phép cộng trừ, nhân, chia... với các con số. ở đây chúng ta đã sử dụng 2 kiểu dữ liệu là kiểu chữ và kiểu số.
 kết luận: Đối với các kiểu dữ liệu khác nhau, người ta thường thực hiện các phép xử lí dữ liệu khác nhau.
Tương tự như vậy, ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu và định nghĩa các phép xử lí tương ứng trên mỗi kiểu dữ liệu
Hoạt động 1: Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
? Các thông tin được nhập vào máy được gọi là gì?
? Các thông tin đó có đa dạng không?
? Vậy để máy tính quản lý hiệu quả các thông tin đó ta phải làm gì?
Đúng vậy ví dụ trong tập hợp số người ta cũng phân chia nhiều tập hợp, bởi các phép toán trên mỗi tập hợp thường khác nhau.
Vì vậy ta phải phân chia dữ liệu thành các kiểu dữ liệu khác nhau, Chữ, số, số nguyên, số thập phân
Gv ghi bảng
GV đưa ra ví dụ: Cho biết các kiểu dữ liệu của chương trình trên?
Dòng chữ
Phép toán với các số
? Ngôn ngữ lập trình đã định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản nào?
G/v ghi bảng
Cho ví dụ?
GV đưa ra bảng ví dụ kiểu giữ liệu và phạm vi sử dụng.
Tên kiểu
Phạm vi giá trị
integer
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 -1
real
Số thực có giá trị tuyệ đố trong khoảng 2,9x10-39 đến 1,7x1038 và số 0
Char
Một ký tự trong bảng chữ cái
string
Xâu ký tự, tối đa gồm 225 kí tự
Để Pascal dịch dãy số là kiểu xâu ta phải bổ vào trong dấu ‘ .. ‘
VD để hiển thị xâu 12345 ta phải gõ ‘12345’
Hoạt động 2: Phép toán với dữ liệu kiểu số
? Trong toán học gồm có những phép toán nào?
Trong Pascal định nghĩa và ký hiệu các phép toán trên như sau.
Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu
+
Cộng
Số nguyên, số thực
-
Trừ
Số nguyên số thực
*
Nhân
Số nguyên, số thực
/
Chia
Số nguyên, số thực
Div
Lấy phần nguyên
Số nguyên
mod
Chia lấy phần dư
Số nguyên
GV đưa ra các ví dụ về biểu thức toán học cho HS viết ra biểu thức dạng ngôn ngữ tin học.
Các phép toán được thực hiện theo thứ tự ưu tiên:
Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên;
Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên (div) và phép chia lấy phần dư (mod) được thực hiện trước;
Cuối cùng thực hiện phép cộng và phép trừ theo thứ tự từ trái sang phải. 
Lưu ý: Trong một biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ, hoặc chỉ có phép nhân hoặc phép chia, các phép tính được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. Cần đặc biệt lưu ý đến điều này khi chuyển đổi các biểu thức toán học sang dạng biểu thức trong Pascal
G/v đưa vd: 10 - 5 + 2 = 7, nhưng nếu thực hiện phép cộng trước ta được kết quả 3.
G/v đưa thêm một số vd
H/s:- Dữ liệu
 - Rất đang dạng.
 - Phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau.
- H/s ghi bài
- H/s trả lời:
Gồm chữ cái, chữ số, và các kiểu ký tự khác.
Số nguyên, số thực, xâu ký tự.
H/s ghi bài
HS đưa ra ví dụ.
H/S trả lời : Phép +, -, x, :, ..
HS ghi bài
H/s lên bảng
- H/s ghi bài
- H/s chú ý
- H/s trả lời
 4. Củng cố
 -Thế nào là kiểu dữ liệu?
 - Kiểu dữ liệu được phân chia như thế nào?
 - Nêu các phép toán trong dữ liệu kiểu số
5. Hướng dẫn ở nhà
 - Đọc lại bài cũ, xem lại bài mới.
 - Làm bài tập 4,5/SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu - Nguyễn Thị Thuý - Trường THCS Tràng An.doc