Giáo án Tin học 8 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình

I. MỤC TIÊU

 Biết khái niệm biến và hằng.

 Hiểu cách khai báo, sử dụng biến và hằng.

 Biết vai trò của biến torng lập trình.

 Hiểu lệnh gán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Giáo viên: giáo án điện tử, phòng máy thực hành.

 Học sinh: đọc bài trước, kiến thức củ đã học bài trước.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổ định tổ chức lớp (5 phút)

 Ổ định lớp

 Kiểm tra sỉ số lớp

2. Kiểm tra bài củ

3. Quá trình dạy học

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2299Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết 13-14
Bài 4
SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU
Biết khái niệm biến và hằng.
Hiểu cách khai báo, sử dụng biến và hằng.
Biết vai trò của biến torng lập trình.
Hiểu lệnh gán
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: giáo án điện tử, phòng máy thực hành.
Học sinh: đọc bài trước, kiến thức củ đã học bài trước.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổ định tổ chức lớp (5 phút)
Ổ định lớp
Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài củ 
Quá trình dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
TG
Hoạt động 1: Biến là công cụ lập trình 
GV: Hoạt động cơ bản của chương trình máy tính là gì?
HS: Trả lời “xử lý dữ liệu”.
GV: Giới thiệu về cách xữ lý dữ liệu của máy tính.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lý được lưu ở vị trí nào trong biến nhớ, các ngôn ngữ lập trình rất quan trọng. Đó là gì?
HS: Trả lời.
GV: Giới thiệu thêm về biến nhớ và biến nhớ dùng để làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Dữ liệu do biến nhớ lưu trữ gọi là gì?
HS: Trả lời.
GV: Đưa ra ví dụ 1 trong SGK, giải thích thêm mộtsố vấn đề về tiện ích của việc sử dụng biến nhớ.
- In kết quả phép cộng 15+5 lên màn hình viết lệnh:
 Writeln(15+5);
- In lên màn hình giá trị của biến x cộng với giá trị của biến y:
 Writeln(X+Y);
Hoạt động 2: Khai báo biến 
GV: Việc khai báo biến bao gồm khai báo những gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Chốt lại, việc khai báo biến bao gồm khai báo tên biến và kiểu dữ liệu.GV cần phải nhấn mạnh vấ đề này.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Đưa ra ví dụ trong SGK hình 26 và giải thích từng câu lệnh một.
HS: Chú ý nghe giảng và quan sát.
* Tùy theo ngôn ngữ lập mà có cú phép khai báo biến có thể khác nhau.
GV: Vậy cú pháp khai báo biền là gì?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại về cú pháp khai báo biến và giải thích thêm.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi vở.
Hoạt động 3: Sử dụng biến trong chương trình 
GV: Muốn sử dụng biến ta phải thực hiện các thao tác gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Chốt lại. Sau khi khai biến biến ta muốn sử dụng biến phải làm cho biến có giá trị bằng 1 trong 2 cách, đó là gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Như vậy muốn cho biến có giá trị ta phải nhập hoặc gán giá trị cho biến.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi vở.
GV: Nếu như ta khai báo biến x kiểu interger thì ta phải nhập giá trị cho biến x như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Như vậy khi ta khai báo biến kiểu integer thì ta phải nhập số nguyên vào cho biến đó (...-1,-2,0,1,2..) nếu không thì chương trình2 sẽ báo lỗi.Thực hành trên máy tính cho HS quan sát.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Nếu như ta khai báo biến kiễu integer mà ta gán giá trị cho biến đó kiễu real thì có được không?
HS: Trả lời.
GV: Khi chúng ta nhập hoặc gán giá trị mới có biến thì giá trị củ có mất đi hay không?
HS: Có thể tham khảo SGK để trả lời.
GV: Như vậy khi chúng ta nhập hoặc gán giá trị mới cho biến thì giá trị sẽ bị mất đi.Giá trị biến có thể thay đổi trong bất kỳ thời điểm nào.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Giới thiệu về cú pháp của lệnh gán và lệnh nhập giá trị cho biến.
HS: Chú ý quan sát và ghi vở.
GV: Đưa ra ví dụ 4 trong SGK lên màn hình.
LÖnh 
ý nghÜa
X:=12;
G¸n gi¸ trÞ sè 12 vµo biÕn nhí X.
X:=Y;
G¸n gi¸ trÞ ®· l­u trong biÕn nhí Y vµo biÕn nhí X.
X:=(a+b)/2;
Thùc hiÖn phÐp to¸n tÝnh trung b×nh céng hai gi¸ trÞ n»m trong hai biÕn nhí a vµ b. KÕt qu¶ g¸n vµo biÕn nhí X.
X:=X+1;
T¨ng gi¸ trÞ cña biÕn nhí X lªn 1 ®¬n vÞ, kÕt qu¶ g¸n trë l¹i biÕn X.
Hoạt động 4: Hằng
GV: Hằng là gì?
HS: Có thể xem SGK trả lời.
GV: Chốt lại và nêu ngắn gọn về hằng
HS: Nghe giảng.
GV: Cách khai báo hằng như thế nào có giống với khai báo biến không?
HS: Trả lời.
GV: Đưa ra ví dụ cụ thể trong SGK khoa và hướng dẫn cho HS các khai báo hằng và cú pháp khai báo.
Trong đó: 
 - const là từ khóa để khai báo hằng
 - Các hằng pi, bankinh được gán giá trị tương ứng là 3.14 và 2.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò.
- Củng cố: Đọc phần ghi nhớ trong SKG .
Câu 1:Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng ?
a.Var tb: real;
b.Var 4hs: integer
c.Const x: real
d.Var R= 30
Làm bài tập 1 và 2 trong sách giáo khoa.
- Dặn dò: Về học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK.
1. Biến là công cụ lập trình
- Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
- Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến
2. Khai báo biến
Việc khai báo biến bao gồm:
 + Khai báo tên biến;
 + Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
Cách khai báo:
 Var :
+ Danh sách biến là một hay nhiều tên biến, các tên biến được cách nhau bởi dấu phẩy.
+ Kiểu dữ liệu thường là một trong các kiểu chuẩn hay kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa.
3. Sử dụng biến trong chương trình
Muốn sử dụng biến ta phải thực hiện các thao tác:
 + Khai báo biến thuộc kiểu nào đó,
 + Nhập giá trị cho biến hoặc gán giá trị cho biến,
 + Tính tóan với giá trị của biến
 Câu lệnh để sử dụng biến:
+ Lệnh nhập giá trị cho biến từ bàn phím
 Readln (tên biến);
+ Lệnh gán giá trị cho biến 
 Tên biến:= Biểu thức cần gán giá trị cho biến
4. Hằng
- Hằng là đại lượng để lưu trữ dữ liệu và có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
 - Hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo.
- Cách khai báo hằng
Const tên hằng = giá trị của hằng
TỔNG KẾT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Nắm được các khái niệm biến và hằng, cách khai báo biến và hằng.
Hòan thành nội dung giáo án, đảm bảo đủ thời gian.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Sử dụng biến trong chương trình.doc