1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
- Biết nhu cầu có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
1.2/ Kĩ năng: Có những hiểu biết cơ bản về cấu trúc lặp trong cuộc sống hàng ngày.
1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Phòng máy, giáo án (BGĐT).
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
Bài 7: CÂU LỆNH LẶP Ngày soạn: ././2015 Tiết theo PPCT: 44 Tuần: 22 1. Mục tiêu: 1.1/ Kiến thức: - Biết nhu cầu có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình. - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần. 1.2/ Kĩ năng: Có những hiểu biết cơ bản về cấu trúc lặp trong cuộc sống hàng ngày. 1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị: 2.1/ Chuẩn bị của GV: Phòng máy, giáo án (BGĐT). 2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi. 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc phải thực hiện nhiều lần trong cuộc sống. Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. ví dụ: - Các ngày trong tuần các em đều lặp đi lặp lại hoạt động buổi sáng đến trường và buổi trưa trở về nhà. - Các em học bài thì phải đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi thuộc bài. ? Em hãy cho 1 vài ví dụ trong cuộc sống mà ta phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần với số lần có thể biết trước và không biết trước. - Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. Ví dụ: + Số lần lặp biết trước: - Tiếng gà trống gáy, tiếng chim hótmỗi buổi sáng. - Các ngày trong tuần các em đều lặp đi lặp lại hoạt động buổi sáng đến trường và buổi trưa trở về nhà. + Số lần lặp không biết trước: Trong một trận cầu lông các em lặp đi lặp lại công việc đánh cầu cho đến khi kết thúc trận cầu. 1. Các công việc phải thực hiện Khi viết chương trình máy tính, trong nhiều trường hợp ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh chỉ để thực hiện 1 phép tính nhất định. Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh. Ví dụ 1: - Yêu cầu HS đọc ví dụ 1-SGK. - Việc vẽ hình như vậy có thể thực hiện theo thuật toán nào? - GV dùng máy chiếu (hay tranh ảnh giới thiệu các bước thực hiện vẽ hình trên. Sau đó giới thiệu thuật toán của việc vẽ hình trên. Ví dụ 2: Thuật toán tính S= 1+2+3+ + 100 - Yêu cầu HS nhắc lại thuật toán tính tổng trên. - Vậy bài toán trên thực hiện phép toán gì? Và thực hiện bao nhiêu lần? - Cách mô tả các hoạt động lặp trong các thuật toán trên được gọi là cấu trúc lặp. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có cách để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là “câu lệnh lặp”. - Học sinh đọc và chú ý ví dụ 1. - Thuật toán: - Bước 1: Vẽ hình vuông (vẽ liên tiếp 4 cạnh và trở về đỉnh ban đầu) - Bước 2: Nếu số hình vuông đã được vẽ ít hơn 3 , di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại thì kết thúc thuật toán. - Học sinh chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. - Học sinh nhắc lại thuật toán trên. - Bài toán trên thực hiện phép toán cộng và thực hiện 100 lần. - Học sinh chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. 2. Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh: - Ví dụ 1: SGK - Ví dụ 2: Bước 1: S ← 0; i ← 0. Bước 2: i← i + 1. Bước 3: nếu i ≤ 100, thì S ← S + i và quay lại bước 2; ngược lại kết thúc. * Mọi ngôn ngữ lập trình đều có cách để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là “câu lệnh lặp”. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: Cho một vài VD về hoạt động được thực hiện lặp lại trong cuộc sống hằng ngày. 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - HS học bài kết hợp SGK. - Xem trước mục 3, 4 – SGK.
Tài liệu đính kèm: