Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 1: Làm quen với turbo pascalPhan Thị Hng Nhung - Trưng THCS Lê Bình

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Hs được làm quen với chương trình lập trình Turbo Pascal.

 2. Kĩ năng:

- Thực hiện được thao tác khởi động/kết thúc TP, làm quen với màn hình soạn thảo TP

- Soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản.

- Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả.

- Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình

 3. Thái độ:

 - HS nghiêm túc trong học tập và thực hành.

II. CHUẨN BỊ:

 1.GV: SGK, Phòng máy

 2. HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 1: Làm quen với turbo pascalPhan Thị Hng Nhung - Trưng THCS Lê Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/09/2013
Tiết : 5 - 6: Bài thực hành 1 : LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Hs được làm quen với chương trình lập trình Turbo Pascal.
 2. Kĩ năng:
- Thực hiện được thao tác khởi động/kết thúc TP, làm quen với màn hình soạn thảo TP
- Soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản.
- Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả. 
- Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình
 3. Thái độ:
 - HS nghiêm túc trong học tập và thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
 1.GV: SGK, Phòng máy
 2. HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. ổn định
 2. Kiểm tra bài củ: 
 1. Ngôn ngữ lập trình có những thành phần cơ bản nào? Những thành phần đó có ý nghĩa, chức năng gì?
 2.Cấu trúc chương trình gồm những phần nào? Phần nào là quan trọng nhất?
 3. Bài mới
Bài trước chúng ta đã biết cách đặt tên các thanh phần của ngôn ngữ ập trình và biết cấu trúc của một chương trình. Hom nay chúng ta sẽ thực hiện những công việc đó trên máy tính và chúng ta cùng “làm quen với Turbo Pascal”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Làm quen việc khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal
GV cho HS làm quen với việc khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal. Nhận biết các thành phần trên màn hình của Turbo Pascal.
Quan sát màn hình của Turbo Pascal và so sánh với hình 11 dưới đây: 
+ GV cho HS nhận biết các thành phần: Thanh bảng chọn; tên tệp đang mở; con trỏ; dòng trợ giúp phía dưới màn hình. 
Quan sát các lệnh trong từng bảng chọn.
Mở các bảng chọn bằng cách khác: Nhấn tổ hợp phím Alt và phím tắt của bảng chọn (chữ màu đỏ ở tên bảng chọn, ví dụ phím tắt của bảng chọn File là F, bảng chọn Run là R,...).
Sử dụng các phím mũi tên lên và xuống (­ và ¯) để di chuyển giữa các lệnh trong một bảng chọn.
Nhấn tổ hợp phím Alt+X để thoát khỏi Turbo Pascal.
- Yêu cầu HS khởi động chương trình Turbo Pascal và thực hiện gõ các dòng lệnh theo mẫu.
GV: Chú ý cho HS : 
- Gõ đúng và không để sót các dấu nháy đơn ('), dấu chấm phẩy (;)và dấu chấm (.) trong các dòng lệnh.
- Soạn thảo chương trình cũng tương tự như soạn thảo văn bản: sử dụng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ, nhấn phím Enter để xuống dòng mới, nhấn các phím Delete hoặc BackSpace để xoá.
 Nhấn phím F2 (hoặc lệnh File®Save) để lưu chương trình. Khi hộp thoại hiện ra, gõ tên tệp (ví dụ CT1.pas) trong ô Save file as (phần mở rộng ngầm định là .pas) và nhấn Enter (hoặc nháy OK).
 Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để biên dịch chương trình. Khi đó, chương trình được biên dịch và kết quả hiện ra có dạng như hình 14 sau đây:
Nhấn phím bất kì để đóng hộp thoại.
 Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để chạy chương trình và quan sát kết quả.
Nhấn Enter để quay về màn hình soạn thảo.
Như vậy, chúng ta đã viết được một chương trình hoàn chỉnh và chạy được.
- GV hướng dẫn HS chỉnh sửa chương trình.
Xoá dòng lệnh begin. Biên dịch chương trình và quan sát thông báo lỗi như hình dưới đây:
Hình 16
Nhấn phím bất kì và gõ lại lệnh begin. Xoá dấu chấm sau chữ end. Biên dịch chương trình và quan sát thông báo lỗi.
Hình 17
Nhấn Alt+X để thoát khỏi Turbo Pascal, nhưng không lưu các chỉnh sửa
Bài 1. Làm quen với việc khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal. Nhận biết các thành phần trên màn hình của Turbo Pascal.
a)Khởi động Turbo Pascal bằng một trong hai cách:
Cách 1: Nháy đúp chuột trên biểu tượng trên màn hình nền (hoặc trong bảng chọn Start);
Cách 2: Nháy đúp chuột trên tên tệp Turbo.exe trong thư mục chứa tệp này (thường là thư mục TP hoặc thư mục con TP\BIN).
- Nhấn phím F10 để mở bảng chọn, sử dụng các phím mũi tên (¬ và ®) để di chuyển qua lại giữa các bảng chọn. 
- Nhấn phím Enter để mở một bảng chọn. 
Bài 2. Soạn thảo, lưu, dịch và chạy một chương trình đơn giản.
a) Khởi động lại Turbo Pascal và gõ các dòng lệnh dưới đây:
program CTDT;
begin
writeln('Chao cac ban');
write('Minh la Turbo Pascal');
end.
b)Nhấn phím F2 (hoặc lệnh File®Save) để lưu chương trình. 
c) Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để biên dịch chương trình. 
Nhấn phím bất kì để đóng hộp thoại.
d) Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để chạy chương trình và quan sát kết quả.
Bài 3. Chỉnh sửa chương trình, lưu và kết thúc.
4. Củng cố:
TỔNG KẾT
Các bước đã thực hiện: 
	Œ Khởi động Turbo Pascal; 
	 Soạn thảo chương trình; 
	Ž Biên dịch chương trình: Alt + F9; 
	 Chạy chương trình (Ctrl + F9) ; 
Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường: begin, BeGin, hay BEGIN đều đúng. 
Các từ khoá của Pascal: program, begin, end.
Lệnh kết thúc chương trình là end. (có dấu chấm), các câu lệnh sau lệnh này bị bỏ qua trong quá trình dịch chương trình.
Mỗi câu lệnh được kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;). 
Lệnh writeln in ra màn hình và đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo. 
	Thông tin cần in ra có thể là văn bản, có thể là số,... và được phân tách bởi dấu phẩy.
	Lệnh write tương tự như writeln, nhưng không đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo. 
- Yêu cầu hs đọc bài đọc thêm
- Học phần tổng kết trong sgk
5. Hướng dẫn về nhà.
	Đọc lại phần tổng kết và phần ghi nhớ. Về nêu có máy tính thì cố gắng thực hành lại những gì đã lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài thực hành 1. Làm quen với turbo pascalPhan Thị Hng Nhung - Trưng THCS Lê Bình.doc