I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp học sinh tiếp tục làm quen cách soạn thảo, chỉnh sửa, biên dịch và chạy chương trình.
- Giúp học sinh làm quen với các biểu thức số học trong chương trình Pascal.
2. Kỹ năng
- Soạn thảo chương trình
- Dịch và chạy chương trình
3. Thái độ
- Nghiêm túc khi thực hành
II. Chuẩn bị
1. Thầy giáo
- Phòng máy
- Máy chiếu
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
- Đọc trước bài học ở nhà
Tiết: 9 Ngày dạy: 18/09/2009 Bài thực hành 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Giúp học sinh tiếp tục làm quen cách soạn thảo, chỉnh sửa, biên dịch và chạy chương trình. Giúp học sinh làm quen với các biểu thức số học trong chương trình Pascal. 2. Kỹ năng Soạn thảo chương trình Dịch và chạy chương trình 3. Thái độ Nghiêm túc khi thực hành II. Chuẩn bị Thầy giáo Phòng máy Máy chiếu Học sinh Sách giáo khoa Đọc trước bài học ở nhà III. Phương pháp dạy học Diễn giải, thuyết trình. Thực hành trực tuyến IV. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm diện học sinh Ổn định học sinh Kiểm tra bài cũ 1. Hãy phân biệt ý nghĩa của các câu lệnh Pascal sau đây: Writeln('5+20=','20+5'); và Writeln('5+20=',20+5); 2. Xác định kết quả của các biểu thức dưới đây: a) 15 - 8 3; b) (20 - 15)2 ≠ 25; Bài mới Hoạt động của thầy & trò Nội dung ghi của trò * Nội dung 1: Giới thiệu nội dung thực hành Giáo viên giới thiệu bài tập cần thực thành để các nhóm chuẩn bị. * Nội dung 2: Tiến trình thực hành Giáo viên yêu cầu hs làm bài tập 1a, 1b trong sách giáo khoa/ 27 vào vở bài tập của mình. Giáo viên hướng dẫn thêm cho hs hiểu yêu cầu của bài 1a. Giáo viên yêu cầu 4 hs lên bảng làm từng câu trong bài 1a, 1b. Gv: gọi 4 hs khác nhận xét. Gv: nhận xét, ghi điểm Gv lưu ý thêm: chỉ được dùng dấu ngoặc đơn để nhóm các phép toán. Gv: trong quá trình thực hành nếu những phần nào quan trọng thì yêu cầu hs nên ghi lại vào vở. Gv: nhắc nhở Hs phải chú ý sử dụng đúng các kí hiệu trong Pascal. Yêu cầu Hs khởi động pascal và làm tiếp bài tập 1c, 1d/ 27. Gv: theo dõi và uốn nắn, nhắc nhở quá trình thực hành của hs. Gv: nên chú ý cách gõ, các dấu chấm phẩy, từng câu lệnh. Gv: ý nghĩa của những biểu thức được đặt trong dấu nháy đơn? Gv lưu ý thêm: các biểu thức Pascal được đặt trong câu lệnh writeln là để in ra kết quả. Các em sẽ có cách viết khác sau khi làm quen với khái niệm Biến ở bài 4. Yêu cầu Hs lưu chương trình với tên CT2.pas. sau đó dịch và chạy chương trình để kiểm tra kết quả nhận được trên màn hình. Gv: theo dõi và giúp hs sữa lỗi nếu hs không tự sữa lỗi được. * Nội dung 3: Tổng kết Gv: yêu cầu lớp trưởng và lớp phó kiểm tra máy tính. Gv: kiểm tra máy tính thực hành của hs. Gv: đánh giá tiết thực hành của hs qua các mặt: thái độ thực hành của học sinh, nề nếp, sự chuẩn bị của hs VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN 1. Bài 1 SGK Củng cố và luyện tập Giáo viên nhắc nhở và hệ thống lại các kiến thức cho học sinh. Hướng dẫn học ở nhà Chuẩn bị bài tập còn lại V. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: