Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán - Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hoàn Sơn

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 - Luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình

 - Thực hành với các biểu thức số học

2. Về kỹ năng

 - Biết dịch, chạy chương trình

 - Nhận biết kết quả

3. Thái độ

 - HS có thái độ nghiêm túc trong học bài

 - Có ý thức tìm hiểu môn học và làm bài

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2096Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán - Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hoàn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 5 :
Ngµy so¹n :	22/9/2012
Ngµy d¹y : 24/9/2012
TiÕt 9 :
BTH 2_ VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	- Luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình
	- Thực hành với các biểu thức số học
2. Về kỹ năng
	- Biết dịch, chạy chương trình
	- Nhận biết kết quả
3. Thái độ
	- HS có thái độ nghiêm túc trong học bài
	- Có ý thức tìm hiểu môn học và làm bài
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	- SGK, SGV, tài liệu, giáo án và các đồ dùng khác
2. Học sinh:
	- SGK, đồ dùng học tập, bảng phụ
	- Đọc trước bài tại nhà
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định lớp (2ph)
	- Kiểm tra sĩ số
	- Ổn định trật tự
2. Kiểm tra bài cũ (0ph)
Kết hợp kiểm tra khi học sinh làm thực hành
3. Dạy bài mới
	* Đặt vấn đề (3ph).
	Trong bài thực hành trước, các em đã được làm quen với biểu thức toán học và các kí hiệu trong pascal. Vậy pascal sẽ tính toán các biểu thức toán học như thế nào? Kết quả đó được hiển thị làm sao? Bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng làm quen.
	* Nội dung bài giảng.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG
HĐ 1: Tìm hiểu cách viết biểu thức toán học trong pascal
GV: Yêu cầu hs đọc các biểu thức toán học
HS: Đọc
GV: Yêu cầu hs viết các biểu thức toán học dưới dạng biểu thức pascal
HS: Đại diện hs lên bảng viết
Còn lại làm ra vở
GV: theo dõi, gọi hs nhận xét
Nhận xét
Ra kết luận
?Nhận xét các dấu ngoặc đơn được sử dụng làm gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời
15
Bài tập 1a:
* Lưu ý: Chỉ được dùng dấu ngoặc đơn để nhóm các phép toán.
HĐ 2: Tìm hiểu viết chương trình để tính toán
GV: Yêu cầu hs khởi động Turbo pascal và gõ chương trình để tính toán các biểu thức trên.
HS: Khởi động chương trình
Tự giác làm bài 
GV: Theo dõi.
HS: Soạn thảo, chạy chương trình
? Đọc kết quả
HS: Đọc kết quả (lỗi – kết quả)
GV: Uốn nắn, lưu ý và cùng hs rút kinh nghiệm
HS: Chú ý theo dõi, rút ra kết luận
GV: Yêu cầu hs lưu chương trình
HS: Thực hiện
20
Bài 1b.
Begin
 Writeln (‘15*4-30+12=’, 15*4-30+12);
 Writeln (‘(10+5)/(3+1)-18/(5+1)=’, (10+5)/(3+1)-18/(5+1));
 Writeln (‘(10+2)*(10+2)/(3+1)=’, (10+2)*(10+2)/(3+1));
 Write (‘((10+2)*(10+2)-24)/(3+1)=’,( (10+2)*(10+2)-24)/(3+1));
 Readln
End.
F9: Dịch
Ctrl + F9: Chạy chương trình
c. Lưu chương trình
File/ save/ gõ tên CT2.pas / enter
Hoặc nhấn phím F2/ gõ CT2.pas/ enter
4. Hoạt động củng cố (3ph)
	Trong bài học hôm nay cần nắm vững:
Cách viết biểu thức toán trong pascal
Những công việc thường làm khi viết lập trình
5. Hoạt động hướng dẫn (2ph)
	- Ôn bài
	- Đọc trước bài thực tập 2 – chia lấy phần nguyên và chia lấy phần dư
==============================================================
TiÕt 10 :
BTH 2_ VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	- Luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình
	- Thực hành với các biểu thức số học
2. Về kỹ năng
	- Biết dịch, chạy chương trình
	- Nhận biết kết quả
3. Thái độ
	- HS có thái độ nghiêm túc trong học bài
	- Có ý thức tìm hiểu môn học và làm bài
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	- SGK, SGV, tài liệu, giáo án và các đồ dùng khác
2. Học sinh:
	- SGK, đồ dùng học tập, bảng phụ
	- Đọc trước bài tại nhà
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định lớp (2ph)
	- Kiểm tra sĩ số
	- Ổn định trật tự
2. Kiểm tra bài cũ (0ph)
Kết hợp kiểm tra khi học sinh làm thực hành
3. Dạy bài mới
	* Đặt vấn đề.
	* Nội dung bài giảng.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG
HĐ 3: Tìm hiểu phép chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư
GV: cho hs đọc yêu cầu bài tập 2
HS: Đọc
GV: Mở 1 tệp mới làm bài
HS: Mở tệp mới tự giác làm bài
GV: Yêu cầu dịch và chạy chương trình
? Đọc kết quả và cho nhận xét về kết quả đó
HS: Đọc kết quả
? Thêm câu lệnh Delay(500) vào sau mỗi câu Writeln. Nhận xét
HS: Đọc kết quả
? Thêm câu lệnh Readln vào trước từ khóa end. Dịch và chạy chương trình, quan sát kết quả
Bài 2.
Mở tệp mới và gõ chương trình:
Begin
 Writeln (‘16/3=’,16/3);
 Writeln (’16 div 3=’, 16 div 3); 
 Writeln (‘ 16 mod 3=’, 16 mod 3);
 Writeln (’16 mod 6=’, 16-(16 div 3)*3);
 Writeln (’16 div 3=’, (16-(16 mod 3))/3);
End.
Dịch và chạy chương trình
Thêm câu lệnh Delay(500)
Thêm câu lệnh Readln
HĐ 2: Tìm hiểu cách in dữ liệu ra màn hình
GV: Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập 3
HS: Đọc nội dung
? Nêu cách mở tệp đã lưu
HS: Nêu cách mở tệp
GV: Yêu cầu hs sửa 3 câu lệnh cuối của chương trình
HS: Sửa đổi
? Dịch, chạy và đọc kết quả.
HS: Đọc – nhận xét
Bài 3:
Begin
 Writeln (‘15*4-30+12=’, 15*4-30+12);
 Writeln (‘(10+5)/(3+1)-18/(5+1)=’, (10+5)/(3+1)-18/(5+1):4:2);
 Writeln (‘(10+2)*(10+2)/(3+1)=’, (10+2)*(10+2)/(3+1):4:2);
 Write (‘((10+2)*(10+2)-24)/(3+1)=’,( (10+2)*(10+2)-24)/(3+1):4:2);
 Readln
End.
4. Hoạt động củng cố (3ph)
	Trong bài học hôm nay cần nắm vững:
Kí hiệu của phép toán số học trong pascal: +, - , *, /, mod, Div..
Các lệnh làm tạm dừng chương trình trong vòng x phần nghìn giây, sau đó là tự động tiếp tục chạy
Read và Readln tạm dừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím enter
Câu lệnh Writeln (:n:m) được dùng để điểu khiển cách in các số thực trên màn hình
5. Hoạt động hướng dẫn (2ph)
	- Ôn bài
	- Đọc trước bài thực tập 2 – chia lấy phần nguyên và chia lấy phần dư

Tài liệu đính kèm:

  • docBài thực hành 2. Viết chương trình để tính toán - Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hoàn Sơn.doc