Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Trần Trung Hiếu

1. Mục tiêu:

1.1/ Kiến thức:

- Thực hiện khai báo đúng cú pháp, lựa cho được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.

- Kết hợp được giữa lệnh Write, Writeln với Read, Readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.

- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: Kiểu số nguyên, kiểu số thực;

- Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.

- Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng.

- Hiểu và thực hiện được việc hoán đổi giá trị của hai biến.

1.2/ Kĩ năng: Viết được chương trình đơn giản, khai báo đúng biến, sử dụng đúng câu lệnh vào/ ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình.

1.3/ Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị:

2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy.

2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.

3. Tổ chức các hoạt động học tập:

3.1/ Ổn định lớp:

3.2/ Kiểm tra bài cũ:

3.3/ Tiến trình bài học:

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2703Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Trần Trung Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THỰC HÀNH 3:
KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
Ngày soạn: ././2014
Tiết theo PPCT: 13-14
Tuần: 07
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
- Thực hiện khai báo đúng cú pháp, lựa cho được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.
- Kết hợp được giữa lệnh Write, Writeln với Read, Readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.
- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: Kiểu số nguyên, kiểu số thực;
- Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.
- Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng.
- Hiểu và thực hiện được việc hoán đổi giá trị của hai biến.
1.2/ Kĩ năng: Viết được chương trình đơn giản, khai báo đúng biến, sử dụng đúng câu lệnh vào/ ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình. 
1.3/ Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy.
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:	
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Nêu mục đích, yêu cầu tiết thực hành.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 1.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
* Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến.
- Yêu cầu HS đọc bài toán ở SGK 
- Em hãy cho biết yêu cầu của bài toán?
- Viết chương trình Pascal để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua một mặt hàng duy nhất.
-GV gợi ý: Công thức cần tính
Tiền thanh toán = Đơn giá X số lượng+ phí dịch vụ.
a) Khởi động Pascal gõ chương trình sau và tìm hiểu ý nghĩa từng câu lệnh trong chương trình.
 Program Tinh_tien;
 uses crt;
 Var 
 Soluong: integer;
 Dongia, thanhtien: Real;
 Thongbao: String;
 const phi = 10000;
 Begin
 Clrscr;
 thongbao:= ‘ tong so tien phai thanh toan:’;
 {Nhap don gia va so luong hang}
 Write (‘don gia =’); Readln(dongia);
 Write (‘soluong=’); Readln(soluong);
 thanhtien:= soluong*dongia+phi;
 {in ra so tien phai tra}
 Writeln(thongbao, thanhtien:10:2);
 Readln
 end.
* Các chú thích đặt trong dấu ngoặc hoặc (**) được dùng để giải thích câu lệnh, ý đồ của người viết chương trình. Gặp dấu ngoặc này Pascal bỏ qua, không dịch những nội dung bên trong.
b/ Lưu với tên TINHTIEN.PAS dich và chỉnh sửa các lỗi gõ, nếu có.
c/ Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (đơn giá và số lượng) như sau (1000, 20), (3500, 200), (18500,123). Kiểm tra tính đúng của các kết quả in ra.
d/ Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1,3500). Quan sát kết quả nhận được. Hãy thử đoán xem tại sao chương trình cho kết quả sai.
- Quan sát HS thực hành, uốn nắn kịp thời những sai sót.
- HS đọc bài
- HS trả lời
- HS thực hiện trên máy
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- Nguyên nhân của hiện tượng này là do tràn số. Biến soluong là kiểu Integer nên chỉ cho phép chứa các giá trị trong khoảng -32768 đến 32767, giá trị 35000 nằm ngoài phạm vi.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: Nhận xét tiết thực hành.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Xem lại các bài tập vừa làm. 
- Chuẩn bị trước bài tập còn lại - SGK.
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:	
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 2.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
* Thử gõ chương trình nhập các số nguyên x và y, in giá trị của x,y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y.
 Program hoan_doi;
 var x,y,z: integer;
 begin
 Read(x,y);
 Writeln(x,’ ‘,y);
 z:=x;
 x:=y;
 y:=z;
 Writeln(x,’ ‘, y);
 Readln;
 End.
- Yêu cầu HS tìm hiểu các câu lệnh.
a) GV yêu cầu HS chạy chương trình.
 Do không có thông báo cho người dùng về yêu cầu nhập giá trị tương ứng của 2 biến x, y nên trong bài này nhập 2 số nguyên cách nhau bởi dấu cách rồi ấn phím Enter và quan sát kết quả.
* GV yêu cầu HS nhập 2 số 7 và 8 quan sát kết quả nhận được.
* GV yêu cầu HS cải tiến chương trình trên để hướng dẫn người dùng nhập giá trị cho x, y từ bàn phím. In ra giá trị x, y vừa được người dùng nhập vào và in ra màn hình giá trị của x, y sau khi hoán đổi giá trị. Có thể tham khảo chương trình TINHTIEN.PAS để thực hiện việc này.
- HS tìm hiểu chương trình.
- HS thực hiện hành.
 Chương trình sau khi chỉnh sửa có thể là:
 Program hoan_doi;
 var x,y,z: integer;
 begin
Write(‘ nhap gia tri cua x=’); Readln(x);
Write(‘ nhap gia tri cua y=’); Readln(y);
 Writeln(‘ truoc trao doi gia tri của x:’, x);
Writeln(‘ truoc trao doi gia tri của y:’, y);
 z:=x; x:=y; y:=z;
Writeln(‘sau trao doi gia tri của x = ’, x);
Writeln(‘Sau trao doi gia tri của y = ’, y)
 Readln;
 End.
Hoạt động 2:Kiểm tra 15 phút
* A. Đề:
Bài 1(3đ): Cho các khai báo trong Pascal. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước các khai báo đúng.
a/ var tong:real;	b/ const m:=12;	c/ const n=14;	d/ var x= integer;
Bài 2(5đ): Cho chương trình sau
	Program 9Hinh_tron;	(1)
	Var ban_kinh, chu_vi, dien_tich: real;	(2)
	Const Pi =3.14;	(3)
	Begin	(4)
	Write(‘cho biet ban kinh:’)	(5)
	Readln(ban_kinh);	(6)
	chu_vi =: 2*Pi*ban_kinh;	(7)
	Dien_tich:= Pi*ban_kinh*ban_kinh;	(8)
	Writeln(‘C=’,chu_vi,’ S=’,dien_tich);	(9)
	Readln.	(10)
	End.	(11)
a/ Hãy phân biệt biến, hằng trong chương trình bằng cách đánh dấu “x” vào bảng sau:
Hằng
Biến
Không phải hằng hoặc biến
Pi
3.14
Ban_kinh
Chu_vi
Dien_tich
2
b/ Liệt kê các lỗi (nếu có) trong chương trình trên.
Bài 3(2đ): Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng.
* B. Đáp án:
Bài 1(2đ):	a/ đúng	c/ đúng	(đúng mỗi câu 1đ)
Bài 2(5đ):	(đúng mỗi câu 0.5đ)
a/ 
Hằng
Biến
Không phải hằng hoặc biến
Pi
x
3.14
x
Ban_kinh
x
Chu_vi
x
Dien_tich
x
2
x
b/ Các lỗi trong chương trinh trên: 	(mỗi câu đúng 0.5đ)
(1) Tên chương trình bắt đầu bằng kí tự số.
(5) Thiếu dấu “;”.
(7) dấu “=:” sai.
(10) dư dấu “.”.
Câu 3(3đ): Sự khác nhau giữa biến và hằng là: Giá trị của biến có thể thay đổi, còn giá trị của hằng giữ nguyên trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
* C. Nhận xét:
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
* D. Tỉ lệ trên trung bình: __________________________
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: Nhận xét tiết thực hành.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Thực hành lại (nếu có điều kiện).
- Xem trước bài 5 - SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài thực hành 3. Khai báo và sử dụng biến - Trần Trung Hiếu.doc