Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp while…do - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- HS biết:

Hs biết vận dụng kiến thức của vòng lặp While do và câu lệnh ghép để viết chương trình.

- HS hiểu:

Hs hiểu cách sử dụng câu lệnh lặp với lần chưa biết trước.

1.2. Kĩ năng:

- Viết được chương trình Pascal có sử dụng vòng lặp While . do

- Biết sử dụng câu lệnh ghép.

- Rèn kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp while . do.

1.3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong giờ thực hành và sử dụng phòng máy

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1405Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp while…do - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thực hành 6 - tiết: 51,52
Tuần dạy: 27
SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE ... DO
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
Hs biết vận dụng kiến thức của vòng lặp While  do và câu lệnh ghép để viết chương trình.
- HS hiểu:
Hs hiểu cách sử dụng câu lệnh lặp với lần chưa biết trước.
1.2. Kĩ năng:
- Viết được chương trình Pascal có sử dụng vòng lặp While ... do
- Biết sử dụng câu lệnh ghép.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp while ... do.
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ thực hành và sử dụng phòng máy.
2. TRỌNGTÂM
Thực hành
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Chuẩn bị một số chương trình, phòng máy tính.
3.2.Học sinh: Vở ghi, đồ dùng học tập.
4. TIẾN TRÌNH 
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
Lớp 8a1: 	
Lớp 8a2: 	
4.2. Kiểm tra miệng:
- Câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu sự khác nhau giữa câu lệnh lặp với số lần biết trước và câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước?
Tl: - khác nhau ở số vòng lặp.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Các kiến thức cần nhớ
- GV: Gọi HS nhắc lại cấu trúc lênh lặp với số lần lặp chưa biết trước?
- HS trả lời câu hỏi của GV
- GV nhận xét và chốt ý
- HS theo dõi, tiếp thu và ghi vở
- GV: Em hãy mô tả hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
- HS dựa vào cấu trúc câu lệnh lặp và mô tả hoạt động của câu lệnh
- GV gọi 1 HS khác nhận xét và bổ sung
- 1 HS khác nhận xét
- GV nhắc lại một lần nữa
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở
While Do 
* Hoạt động:
Bước 1 : Kiểm tra điều kiện.
Bước 2 : Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.
Hoạt động 2: Bài tập 1
- GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1 (Tr72 SGK), cho HS thảo luận theo nhóm và làm bài tập.
- HS đọc đề bài tập 1 và làm theo yêu cầu của GV
GV: Em hãy cho biết input và output của bài toán?
- HS nghiên cứu và xác định Input, Output
INPUT: Nhập n, nhập n số nguyên.
OUTPUT: Kết quả TBC của n số nguyên
- GV: Chúng ta cần tính TBC bao nhiêu số?
- HS trả lời: tính TBC của n số
- GV: Nêu cách tính trung bình cộng 4 số.
- HS: 
- GV: Vậy tính TBC n số ta làm ntn?
- HS: 
- GV: Để tính em làm thế nào?
- HS trả lời: S S + x; 
- GV: làm sao để có S mới = S cũ + x?
- HS: S 0 (b1)
- GV: Quy luật S S + x; đến khi nào dừng?
- HS: Khi biến dem > n. à phát hiện ra điều kiện lặp của Whiledo
 GV: Dựa vào hệ thống câu hỏi. Em hãy lần lượt hình thành việc mô tả thuật toán?
- Các nhóm lần lượt viết thuật toán lên bảng phụ
- GV quan sát HS viết bảng phụ
- GV nhận xét
- HS tiếp thu và ghi vở
- GV cho các nhóm viết chương trình hoàn chỉnh
- HS: Dựa vào thuật toán trình bày chương trình hoàn chỉnh.
- GV: Quan sát, chỉnh sửa từng câu lệnh HS lên bảng trình bày.
- GV cho HS ghi bài vào vở
- HS ghi vở
- GV: Hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.
- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa từng câu lệnh.
- HS lắng nghe GV giảng bài và tiếp thu
- GV: Cho HS thực hành soạn chương trình trên vào máy tính.
- HS: tiến hành soạn thảo và dịch, chạy chương trình, rồi lưu lại.
- GV cho HS thay thế vòng lặp Whiledo bằng vòng lặp xác định Fordo
- Sau khi kết quả chạy chương trình đã đúng, GV yêu cầu học sinh chữa bài của mình đã làm ở nhà cho đúng theo chương trình đã chạy.
- HS ghi bài vào vở
Bài 1: Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh Whiledo để tính trung bình cộng n số thực nhập từ bàn phím. (n, và n số thực được nhập từ bàn phím) 
a. Mô tả thuật toán.
INPUT: Nhập n, nhập n số nguyên.
OUTPUT: Kết quả TBC của n số nguyên
B1: Nhập giá trị của n( tính TBC bao nhiêu số);
 dem¬0; S¬0;
B2: Trong khi dem <= n thì làm
 Nhập số thứ (1,2,3.n) (cho x)
 S¬S+x; dem¬dem +1;
B3: Tính TB ¬S/n;
B4: In kết quả TB, kết thúc chương trình.
b. Viết chương trình.
Program tinhTB;
Uses Crt;
Var n,dem: integer;
 x, S, TB: real;
BEGIN
 ClrScr;
 Write(‘Muon tinh TB bao nhieu so n=’); Readln(n);
 dem:= 0; S:=0;
 While dem <= n do
 Begin
 Write(‘Nhap so thu’, dem, ‘ = ‘ );readln(x);
 S:= S + x; dem:= dem + 1;
 End;
 TB:= S/n;
 Write(‘ Vay trung binh cong ’, n, ‘so la: ‘, TB:6:2);
 Readln; 
END.
Tiết 52 - Hoạt động 3: Bài tập 2
- GV: Viết chương trình bài 2 lên bảng.
- HS quan sát
- HS đọc đề bài tập 2
- GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu chương trình.
- HS nghiên cứu
- GV: Cho HS lần lượt tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh
- HS lần lượt thực hiện các yêu cầu của GV
- GV: - HS: Lần lượt trả lời.
- Nêu tác dụng của câu lệnh: While n mod i 0 do i:= i + 1; 
- GV: Chương trình trên có tác dụng gì?
- HS: Mục đích là nhận dạng một số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím có phải là số nguyên tố hay không?
Yêu cầu một học sinh đứng tại vị trí trình bày hoạt động của chương trình, các nhóm khác cùng tham gia phân tích.
- HS trình bày hoạt động của chương trình
- GV cho HS gõ chương trình vào máy tính, dịch và chạy chương trình với một vài độ chính xác khác nhau.
- HS gõ chương trình vào máy của mình, sau đó dịch và chạy chương trình theo yêu cầu của GV.
Bài 2: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh sau đây.
Uses Crt;
Var n,i : integer;
BEGIN
 ClrScr;
 Write(‘Nhap vao mot so nguyen:‘); Readln(n);
 If n<=1 Then Writeln(‘N khong la so nguyen to’);
 Else 
 Begin
 i:=2;
 While n mod i 0 do i:= i + 1;
 If i = n Then Writeln(n,’ la so nguyen to’)
 Else Writeln(n,’ khong la so nguyen to’);
 End;
 Readln
END.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cốá:
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm giờ thực hành.
- Ôn lại tất cả các kiến thức đã học về các câu lệnh lặp.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết này:
- Ghi nhớ cú pháp và ý nghĩa của câu lệnh lặp while ... do..., 
- Đọc và tìm hiểu chương trình.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị cho tiết thực hành sau của bài này.
5. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài thực hành 6. Sử dụng lệnh lặp while…do - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc.doc