Giáo án Tin học 8 - Tiết 24 Bài 6 - Câu lệnh điều kiện (tt)

BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.

- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong Pascal.

2. Kĩ năng: Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

3. Thái độ: Học tập tự giác, ý thức học tập, có tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:

8A2:

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu 1: Em hãy cho biết ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình?

3. Bài mới:

* Hoạt động khởi động: Câu lệnh điều kiện trong Pascal như thế nào ta vào bài.

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 24 Bài 6 - Câu lệnh điều kiện (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2017
Ngày dạy: 06/11/2017
Tuần: 12
Tiết: 24
BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong Pascal.
2. Kĩ năng: Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
3. Thái độ: Học tập tự giác, ý thức học tập, có tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:
8A2:
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu 1: Em hãy cho biết ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình?
3. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Câu lệnh điều kiện trong Pascal như thế nào ta vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (36’) Tìm hiểu câu lệnh điều kiện.
+ GV: Cho HS tìm hiểu nội dung.
+ GV: Trong ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện như thế nào.
+ GV: Nêu và viết cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu.
+ GV: Các từ khóa của câu lệnh dạng thiếu.
+ GV: Câu lệnh này được thực hiện như thế nào?
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại.
+ GV: Lấy ví dụ cho HS quan sát và nhận biết.
If (45 mod 5) = 0 then a:=b;
+ GV: Điều kiện ở đây là gì?
+ GV: Nếu điều kiện đúng thì sẽ như thế nào.
+ GV: Nếu điều kiện sai thì sẽ như thế nào.
+ GV: Yêu cầu HS cho ví dụ.
+ GV: Điều kiện ở đây là gì?
+ GV: Nếu điều kiện đúng thì sẽ như thế nào.
+ GV: Nếu điều kiện sai thì sẽ như thế nào.
+ GV: Cho HS thực hiện ví dụ 4.
+ GV: Giả sử cần in ra màn hình số lớn hơn trong hai số a và b. Nếu a lơn hơn b thì in ra màn hình giá trị của a.
+ GV: Cho HS thực hiện ví dụ 5.
- Bước 1. Nhập số a;
- Bước 2. Nếu a>5 thì thông báo lỗi;
+ GV: Cho HS thực hiện ví dụ 6.
Viết câu lệnh thể hiện kết quả a chia cho b, a và b. Nếu b # 0 thì tính kết quả, ngược lại thì thông báo lỗi.
+ GV: Điều kiện ở đây là gì?
+ GV: Nếu điều kiện đúng thì sẽ như thế nào.
+ GV: Nếu điều kiện sai thì sẽ như thế nào.
+ GV: Từ ví dụ nêu và viết cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng đủ.
+ GV: Câu lệnh này được thực hiện như thế nào?
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã được hướng dẫn.
+ GV: Yêu cầu HS hãy nêu một số ví dụ cụ thể.
+ GV: Yêu cầu HS phân tích ví dụ mà em đưa ra. 
+ GV: Điều kiện ở đây là gì?
+ GV: Nếu điều kiện đúng thì sẽ như thế nào.
+ GV: Nếu điều kiện sai thì sẽ như thế nào.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Tìm hiểu trong SGK.
+ HS: Trong ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện.
+ HS: if then ;
+ HS: Các từ khóa if và then.
+ HS: Khi gặp câu lệnh điều kiện này. Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện này, nếu điều kiện thỏa mãn, thì chương trình thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua..
+ HS: Chú ý ví dụ của GV đưa ra nhận biết cách viết câu lệnh.
+ HS: Điều kiện là 45 mod 5 = 0.
+ HS: Nếu điều kiện đúng thực hiện câu lệnh a:=b.
+ HS: Câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
+ HS: If T>100 then write((T*70)/100);
+ HS: Điều kiện: Nếu T>100
+ HS: Nếu điều kiện đúng thực hiện câu lệnh write((T*70)/100);
+ HS: Câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
+ HS: Đọc tìm hiểu và thực hiện theo yêu cầu.
+ HS: Thể hiện bằng câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong Pascal
If a>b then write(a);
+ HS: Thể hiện câu lệnh:
Readln(a);
If a>5 then write(‘So da nhap khong hop le’);
+ HS: Tìm hiểu ví dụ 6.
If b 0 then x:=a/b 
Else write(‘Mau so bang 0, khong chia duoc’). 
+ HS: Điều kiện là b # 0.
+ HS: Nếu điều kiện đúng thực hiện câu lệnh x:=a/b.
+ HS: Thực hiện câu lệnh sau từ khóa Else. 
+ HS: if then else ;
+ HS: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện này, nếu điều kiện thỏa mãn, thì chương trình thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.
Ví du: If a>b then write(a) else write(b);
+ HS: Dựa vào ví dụ GV đưa ra thực hiện phân tích ví dụ.
+ HS: Điều kiện là a>b.
+ HS: Nếu điều kiện đúng thực hiện câu lệnh write(a).
+ HS: Nếu điều kiện sai thực hiện câu lệnh write(b).
+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.
4. Câu lệnh điều kiện:
a) Dạng thiếu:
if then ;
à Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện này, nếu điều kiện thỏa mãn, thì chương trình thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.
Ví dụ: If a>b then write(a);
b) Dạng đủ:
if then else ;
à Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện này, nếu điều kiện thỏa mãn, thì chương trình thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.
Ví dụ: If a>b then write(a) else write(b);
4. Củng cố: (3’)
	- Củng cố câu lệnh điều kiện. 
5. Dặn dò: (1’)
 	- Xem trước nội dung bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 tiet 24_12173852.doc