Giáo án Tin học 8 - Tiết 31 Bài 11 - Giải toán và vẽ hình phẳng với Geogebra

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tính toán với đa thức, phân thức đại số, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn số với GeoGebra.

- Vẽ hình phẳng theo nội dung Hình học 8.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện được việc tính toán với đa thức, phân thức đại số, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn số với GeoGebra.

- Thực hiện các thao tác vẽ hình phẳng theo nội dung Hình học 8.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, nâng cao tinh thần tự giác sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:.

8A2:.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Sử dụng lệnh thích hợp giải phương trình bậc nhất một ẩn sau: 3x+12=5?

3. Bài mới:

* Hoạt động khởi động: Để giúp các em trong việc vẽ hình chúng ta tìm hiểu GeoGebra

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 31 Bài 11 - Giải toán và vẽ hình phẳng với Geogebra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/2017
Ngày dạy: 12/12/2017
Tuần: 16
Tiết: 31
	BÀI 11: GIẢI TOÁN VÀ VẼ HÌNH PHẲNG VỚI GEOGEBRA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tính toán với đa thức, phân thức đại số, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn số với GeoGebra.
- Vẽ hình phẳng theo nội dung Hình học 8.
2. Kĩ năng: 
- Thực hiện được việc tính toán với đa thức, phân thức đại số, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn số với GeoGebra.
- Thực hiện các thao tác vẽ hình phẳng theo nội dung Hình học 8.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, nâng cao tinh thần tự giác sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:................................................................................................................
8A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Sử dụng lệnh thích hợp giải phương trình bậc nhất một ẩn sau: 3x+12=5?
3. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Để giúp các em trong việc vẽ hình chúng ta tìm hiểu GeoGebra
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (35’) Quan hệ toán học và các công cụ tạo quan hệ toán học trong GeoGebra.
+ GV: Các đối tượng toán học được chia thanh mấy loại?
+ GV: Đưa ra ví dụ về quan hệ phụ thuộc một chiều.
+ GV: Giới thiệu cho HS một số công cụ tạo quan hệ phụ thuộc.
* Công cụ tạo điểm:
- Tạo điểm A.
- Tạo điểm A nằm trên một đường thẳng (đoạn, tia).
- Tạo điểm A là giao điểm.
* Công cụ đoạn thẳng, đường thẳng, tia.
- Tạo đường song song
- Tạo đường vuông góc.
- Tạo đường phân giác
* Tạo đối tượng số trực tiếp từ dòng nhập lệnh.
+ GV: Hướng dẫn HS tạo ra một đối tượng số tự do từ dòng lệnh của phần mềm GeoGebra.
+ GV: Hướng dẫn HS cách tạo ra đối tượng số khác phụ thuộc vào đối tượng a.
+ GV: Đưa ra bài tập cho HS thực hiện thực hành.
- Vẽ hình tam giác.
- Vẽ hình tứ giác.
- Vẽ hình thang.
+ GV: Làm mẫu các thao tác thực hiện cho HS quan sát.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng thao tác.
+ GV: Yêu cầu từng HS thực hiện thao tác theo hướng dẫn trên máy.
+ GV: Quan sát hướng dẫn các em thực hiện các thao tác.
+ GV: Giúp đỡ các em thực hiện thao tác còn yếu.
+ GV: Nhận xét các thao tác thực hiện của các em.
+ GV: Cho HS tự rèn luyện các thao tác đã được học.
+ HS: Được chia thành hai loại: tự do và phụ thuộc.
+ HS: Chú ý quan sát và nhận biết mối quan hệ của đối tượng.
+ HS: Chú ý quan sát và thực hiện theo mẫu.
- Nháy chuột lên một vị trí trống của màn hình để tạo ra một điểm tự do.
- Nháy chuột lên một đường thẳng (đoạn, tia) sẽ tạo ra một điểm luôn nằm trên đường thẳng (đoạn, tia) này. Điểm phụ thuộc.
- Nháy chuột tại vị trí giao điểm.
+ HS: Thao tác thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Chọn công cụ.
- Chọn điểm, sau đó chọn đường thẳng (đoạn, tia) muốn vẽ song song hoặc làm ngược lại.
- Chọn công cụ.
- Chọn điểm, sau đó chọn đường thẳng (đoạn, tia) muốn vẽ vuông góc hoặc làm ngược lại.
Cách 1: Tạo một đường phân giác
Chọn công cụ, sau đó chọn lần lượt ba điểm
Cách 2: Tạo hai đường phân giác
Chọn công cụ, chọn hai đường thẳng (đoạn, tia).
+ HS: Chú ý quan sát và thực hiện theo mẫu.
+ HS: Thực hiện nhập lệnh như sau:
a := 1;
+ HS: Thực hiện nhập lệnh như sau:
b := a/2; c := a^2.
+ HS: Thực hiện sử dụng các công cụ đã tìm hiểu vẽ hình.
- Dùng công cụ đoạn thẳng nối các cạnh của tam giác.
- Dùng công cụ đoạn thẳng nối các cạnh của tứ giác.
- Cho ba đỉnh A, B, C. Dựng đỉnh D của hình thang ABCD dựa trên các công cụ đoạn thẳng, đường song song.
+ HS: Quan sát một lượt các bước thực hiện.
+ HS: Ghi nhớ các bước thực hiện thao tác.
+ HS: Các cá nhân tự thực hiện thao tác đã được quan sát.
+ HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Thực hiện dưới sự hỗ trợ của GV.
+ HS: Lắng nghe sửa chữa các thao tác còn yếu.
+ HS: Tự rèn luyện theo các nhân trên máy.
4. Quan hệ toán học và các công cụ tạo quan hệ toán học trong GeoGebra.
* Công cụ tạo điểm:
- Tạo điểm A.
- Tạo điểm A nằm trên một đường thẳng (đoạn, tia).
- Tạo điểm A là giao điểm.
* Công cụ đoạn thẳng, đường thẳng, tia.
- Tạo đường song song
- Tạo đường vuông góc.
- Tạo đường phân giác
* Tạo đối tượng số trực tiếp từ dòng nhập lệnh.
4. Củng cố: (3’)
 	- Các thao tác vẽ hình.
5. Dặn dò: (1’)
	- Ôn lại các thao tác, xem trước nội dung phần tiếp theo của bài. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuan 16 tiet 31_12224550.docx