Giáo án Tin học 8 - Tiết 40 - Bài tập

BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập câu lệnh lặp với số lần biết trước for to do trong Pascal;

- Kết hợp giữa câu lệnh điều kiện với câu lệnh lặp với số lần biết trước.

2. Kĩ năng:

- Làm các bài tập về câu lệnh lặp với số lần biết trước for to do trong Pascal.

- Mô tả thuật toán sử dụng câu lệnh lặp lệnh ghép trong Pascal.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:

8A2:

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài học.

3. Bài mới:

* Hoạt động khởi động: Nhằm rèn luyện củng cố bài học ta làm các bài tập.

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1069Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 40 - Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/01/2018
Ngày day: 08/01/2018
Tuần 20
Tiết: 40 
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập câu lệnh lặp với số lần biết trước for  to  do  trong Pascal;
- Kết hợp giữa câu lệnh điều kiện với câu lệnh lặp với số lần biết trước.
2. Kĩ năng:
- Làm các bài tập về câu lệnh lặp với số lần biết trước for  to  do  trong Pascal.
- Mô tả thuật toán sử dụng câu lệnh lặp lệnh ghép trong Pascal.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:
8A2:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Nhằm rèn luyện củng cố bài học ta làm các bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (38’) Bài tập.
+ GV: Yêu cầu HS đọc và làm các bài tập.
+ GV: Chia lớp thành 6 nhóm học tập và làm các bài tập trên.
+ GV: Hãy cho biết tác dụng của câu lệnh lặp với số lần biết trước.
+ GV: Khi thực hiện câu lệnh lặp, máy tính kiểm tra một điều kiện. Với lệnh lặp for := to do ; của Pascal, điều kiện cần phải kiểm tra là gì?
+ GV: Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học trả lời nội dung yêu cầu của GV đưa ra.
+ GV: Sau khi thực hiện chương trình:
j := 0;
for i := 0 to 5 do j := j + 2;
Giá trị của biến j bằng bao nhiêu.
+ GV: Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ không, vì sao? 
a) for i:=100 to 1 do writeln(‘A’);
b) for i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
c) for i=1 to 10 do writeln(‘A’);
d) for i:=1 to 10 do; writeln(‘A’);
e) var x:real; begin for x:=1 to 10 do writeln(‘A’); end.
+ GV: Cho HS thực hiện thảo luận theo nhóm giải quyết các yêu cầu của GV đưa ra.
+ GV: Quan sát hướng dẫn các nhóm thực hiện thảo luận.
+ GV: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ GV: Cho các nhóm khác nhận xét so sánh kết quả thực hiện.
+ GV: Củng cố kết quả trả lời của các nhóm thực hiện.
+ GV: Yêu cầu các nhóm sửa chữa các nội dung thiếu sót và sai trong quá trình thực hiện.
+ GV: Hãy mô tả thuật toán để tính tổng sau:
.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các bước mô tả bài toán.
+ GV: Gọi một HS thực hiện mô tả thuật toán.
+ GV: Nhận xét sửa sai.
+ GV: Yêu cầu các nhóm thực hiện và báo cáo theo từng nhóm. 
+ GV: Quan sát hướng dẫn các nhóm thực hiện các yêu cầu.
+ GV: Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
+ GV: Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm. 
+ GV: Củng cố lại cho HS các nội dung các em còn thực hiện yếu.
+ HS: Đọc và nghiên cứu SGK làm các bài tập theo yêu cầu.
+ HS: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi đề ra.
 + HS: Có tác dụng làm đơn giản và giảm nhẹ công sức của người viết chương trình.
+ HS: Với lệnh lặp: 
for := to do ; 
- Điều kiện cần phải kiểm tra là giá trị của biến đếm lớn hơn giá trị cuối. 
- Nếu điều kiện không được thõa mãn, câu lệnh được tiếp tục thực hiện; ngược lại, kết thúc câu lệnh lặp.
+ HS: Sau khi thực hiện chương trình lệnh lặp thực hiện 6 vòng lặp, mỗi lần j tăng thêm 2 đơn vị. Vậy khi kết thúc vòng lặp j có giá trị là 12.
a) for i:=100 to 1 do writeln(‘A’);
Giá trị đầu < giá trị cuối.
b) for i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
Các giá trị đầu và giá trị cuối phải là số nguyên.
c) for i=1 to 10 do writeln(‘A’);
Thiếu dấu hai chấm khi gán giá trị đầu;
d) for i:=1 to 10 do; writeln(‘A’);
Câu lệnh hợp lệ. Tuy nhiên, nếu ta muốn lặp lại câu lệnh writeln(‘A’) 10 lần thì không hợp lệ do thừa dấu ; thứ nhất.
e) var x:real; begin for x:=1 to 10 do writeln(‘A’); end.
Biến x được khai báo có dữ liệu kiểu số thực vì thế không sử dụng để xác định giá trị đầu và giá trị cuối trong câu lệnh lặp.
+ HS: Thuật toán:
- Bước 1: Gán A ß 0, i ß 1.
- Bước 2: .
- Bước 3: i ß i + 1.
- Bước 4: Nếu , quay lại bước 2.
- Bước 5: Ghi kết quả A và kết thúc thuật toán.
+ HS: Các nhóm trình bày kết quả của mình. 
+ HS: Thực hiện dưới sự điều hành và hướng dẫn của GV.’
+ HS: Các nhóm khác nhận xét bổ sung theo ý kiến của nhóm.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe. 
+ HS: Ghi nhớ kiến thức.
1. Sau khi thực hiện chương trình:
j := 0;
for i := 0 to 5 do j := j + 2;
Giá trị của biến j bằng bao nhiêu.
2. Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ không, vì sao? 
a) for i:=100 to 1 do writeln(‘A’);
b) for i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
c) for i=1 to 10 do writeln(‘A’);
d) for i:=1 to 10 do; writeln(‘A’);
e) var x:real; begin for x:=1 to 10 do writeln(‘A’); end.
3. Hãy mô tả thuật toán để tính tổng sau:
.
4. Củng cố: (5’) 
	- Hướng dẫn HS tìm hiểu trước một số bài tập ở tiết tiếp theo. 
5. Dặn dò: (1’)
 	- Xem trước nội dung các yêu cầu của bài tập tiếp theo theo đề cương.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21 tiet 40_12244889.doc