Giáo án Tin học 8 - Trường THCS Đạ Long - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.

2. Kĩ năng: Phát hiện vấn đề.

3. Thái độ: Học tập đúng đắn, rèn luyện tính cẩn thận, quan sát suy nghĩ kỹ càng.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Trường THCS Đạ Long - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2015
Ngày dạy: 27/08/2015
Tuần: 1
Tiết: 2
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
2. Kĩ năng: Phát hiện vấn đề.
3. Thái độ: Học tập đúng đắn, rèn luyện tính cẩn thận, quan sát suy nghĩ kỹ càng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:
8A2:
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
	Câu 1: Chương trình máy tính là gì? Thế nào là ngôn ngữ lập trình?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (16’) Tìm hiểu ví dụ về chương trình.
+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 1.
+ GV: Nêu ví dụ minh họa về một chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình.
+ GV: Trình bày ví dụ giải thích các lệnh trong chương trình cho các em nắm bắt.
Program CT_Dau_tien;
Uses crt;
Begin
 Writeln(‘chao cac ban’);
End.
+ GV: Yêu cầu HS nhận xét về ví dụ trên về số dòng lệnh, mỗi dòng lệnh được tạo ra như thế nào.
+ GV: Đưa ra một số chương trình nhiều dòng lệnh khác nhau yêu cầu học sinh so sánh.
+ GV: Giải thích cho HS nắm bắt được tại sao lại có nhiều dòng lệnh như vậy để các em nắm bắt.
+ GV: Đưa ra một số ví dụ các chương trình để các em hình dung.
+ GV: Giới thiệu các thành phần trong chương trình. 
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK.
+ HS: Quan sát ví dụ. Chú ý lắng nghe và tìm hiểu về ví dụ mà GV đưa ra.
+ HS: Chú ý quan sát theo hướng dẫn của GV tìm hiểu nội dung bài học.
- Lệnh khai báo tên chương trình.
- Lệnh khai báo thư viện.
- Từ khóa bắt đầu thân chương trình.
- Lệnh in ra màn hình dòng chữ “chao cac ban”.
- Từ khóa kết thúc chương trình.
+ HS: Chương trình GV đưa ra chỉ có 5 dòng lệnh. Mỗi lệnh gồm các cụm từ khác nhau được tạo từ các chữ cái.
+ HS: Quan sát chương trình của GV đưa ra và trình bày chương trình sau có nhiều dòng lệnh hơn.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe hiểu nội dung GV truyền đạt.
+ HS: Quan sát và hiểu mục đích của ngôn ngữ lập trình.
+ HS: Tập trung chú ý nghe giảng, nhận biết các thành phần.
+ HS: Thực hiện ghi bài.
1. Ví dụ về chương trình.
Program CT_Dau_tien;
Uses Crt;
Begin
 Writeln(‘Chao cac ban’);
End.
Hoạt động 2: (20’) Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình gồm những gì.
+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 2.
+ GV: Vậy theo em ngôn ngữ lập trình được tạo thành như thế nào?
+ GV: Qua nội dung trên yêu cầu HS trình bày các đặc trưng của ngôn ngữ lập trình.
+ GV: Theo em bảng chữ cái của các ngôn ngữ lập trình thường gồm những gì?
+ GV: Mỗi câu lệnh trong chương trình được viết như thế nào?
+ G: Vậy quy tắc viết câu lệnh được hiểu là gì?
+ GV: Nếu câu lệnh viết sai quy tắc thì chương trình dịch sẽ thực hiện điều gì?
+ GV: Mỗi câu lệnh có những ý nghĩa như thế nào?
+ GV: Mỗi câu lệnh có ý nghĩa như thế nào?
+ GV: Yêu cầu HS nhận xét và tóm tắt cơ bản về ngôn ngữ lập trình.
+ GV: Cho một số HS nhắc lại nội dung tóm tắt.
+ GV: Nhận xét hướng dẫn giải thích tóm tắt lại cho HS nắm chắc nội dung bài học.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK.
+ HS: Các câu lệnh được viết từ những kí tự và tập hợp các kí tự tạo thành bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình.
+ HS: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái riêng. Các câu lệnh chỉ được viết từ các chữ cái của bảng chữ cái đó.
+ HS: Thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán (+,-,*,/,), dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy,
+ HS: Mỗi câu lệnh trong chương trình được viết theo một quy tắc nhất định.
+ HS: Các quy tắc này quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng. 
+ HS: Chương trình dịch sẽ nhận biết và thông báo lỗi cho người viết chương trình.
+ HS: Ý nghĩa của câu lệnh xác định thao các thao tác mà máy tính cần thực hiện.
+ HS: Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa riêng xác định các thao tác mà máy tính cần thực hiện.
+ HS: Ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, các bố trí các câu lệnh, sao cho có thể tạo thành mộ chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
+ HS: Thực hiện ghi bài.
2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
 Ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, các bố trí các câu lệnh, sao cho có thể tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
4. Củng cố: (4’)
 	- Ngôn ngữ lập trình gồm những gì. 
5. Dặn dò: (1’)
 	- Xem lại bài đã học. Xem phần tiếp theo của bài học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_1_tiet_2_tin_8_2015_2016.doc