Giáo án Tin học 9 - Tiết 34 - Ôn tập

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức đã được học ở học kì I nội dung chương II và bài đầu chương III.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào làm các bài tập.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý vươn lên, tích cực nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

9A1:

9A2:

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài ôn tập.

3. Bài mới:

* Hoạt động khởi động: Tiếp tục ôn lại các nội dung bài trong học kì I.

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 813Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 9 - Tiết 34 - Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2017
Ngày dạy: 27/11/2017
Tuần: 15
Tiết: 34	
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức đã được học ở học kì I nội dung chương II và bài đầu chương III.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào làm các bài tập.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý vươn lên, tích cực nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
9A1:
9A2:
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài ôn tập.
3. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Tiếp tục ôn lại các nội dung bài trong học kì I.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (25’) Ôn tập lý thuyết chương II.
+ GV: Cho HS ôn tập lý thuyết chương II và bài đầu của chương III:
1. Bảo vệ thông tin máy tính:
- Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
- Virus máy tính và cách phòng tránh:
+ Virus máy tính là gì? 
+ Tác hại của virus máy tính. 
+ Các con đường lây lan của Virus. 
+ Cách phòng tránh virus máy tính.
2. Tin học và xã hội:
- Vai trò của Tin học và máy tính trong xã hội hiện đại. 
- Kinh tế tri thức là gì?
- Thế nào là xã hội tin học hóa.
- Con người trong xã hội tin học hóa cần phải làm gì để bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin. 
3. Phần mềm trình chiếu.
- Hãy cho biết hai chức năng chính của phần mềm trình chiếu.
- Nêu một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu.
+ GV: Hệ thông kiến thức cho HS theo các câu hỏi trong đề cương.
+ GV: Yêu cầu các HS thực hiện trả lời từng nội dung câu hỏi theo hệ thống GV đã đưa ra.
+ GV: Sữa chữa các lỗi thường gặp mà các em mắc phải.
+ GV: Hướng dẫn HS học theo đúng trọng tâm câu hỏi đưa ra.
+ GV: Chú ý lồng ghép các bài tập mang tính vận dụng trong lý thuyết để các em thực hiện.
+ GV: Giải đáp các thắc mắc.
+ HS: Ôn luyện lại các kiến thức theo hệ thống của GV.
+ HS: Nội dung bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính.
+ HS: Máy tính chứa các thông tin quan trọng.
+ HS: Yếu tố công nghệ – vật lý. Yếu tố bảo quản và sử dụng. Virus máy tính.
+ HS: Trả lời các yêu cầu:
Dựa vào nội dung bài học thực hiện trả lời các yêu cầu của GV đưa ra theo đề cương.
+ HS: Nội dung bài 6: Tin học và xã hội.
+ HS: Trình bày các lợi ích của ứng dụng tin học và Tác động của tin học đối với xã hội.
+ HS: Trình bày các khái niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa.
+ Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.
+ HS: Nội dung bài 7: Phần mềm trình chiếu.
+ HS: Trình bày hai chức năng chính của phần mềm trình chiếu.
+ HS: Trong nhà trường, các cuộc họp, hội thảo, Album,
+ HS: Ghi chép nội dung cơ bản các kiến thức cần đạt.
+ HS: Trả lời lần lượt nội dung các câu hỏi theo hệ thống của GV đã đưa ra.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe để nhận biết cách các lỗi sai.
+ HS: Thực hiện theo các hướng dẫn của GV đưa ra.
+ HS: Thực hiện các câu hỏi vận dụng theo yêu cầu của GV đưa ra trong đề cương.
+ HS: Những nội dung chưa hiểu.
2. Chương II, III.
a. Lý thuyết
Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính.
Bài 6: Tin học và xã hội.
Bài 7: Phần mềm trình chiếu.
Hoạt động 2: (18’) Bài tập.
+ GV: Hướng dẫn các em làm các câu hỏi và bài tập trong chương II.
+ GV: Cho HS thảo luận theo nhóm.
+ GV: Những tác hại của virus máy tính.
+ GV: Đưa ra các ví dụ minh họa.
+ GV: Các con đường lây lan của Virus máy tính.
+ GV: Cách phòng tránh.
+ GV: Nhấn mạnh cho HS về tác hại của virut máy tính cách phòng tránh.
+ GV: Yêu cầu HS đọc tìm hiểu nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu đã đưa ra.
+ GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình thực hiện.
+ GV: Cho các nhóm khác nhận xét bổ xung kết quả.
+ GV: Củng cố lại nội dung bài.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Giải các bài tập trong SGK theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống; Phá huỷ dữ liệu; Phá huỷ hệ thống; Đánh cắp dữ liệu,
- Sao chép tệp đã bị nhiễm virus. Các thiết bị nhớ di động.
- Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng.
+ HS: Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của tin học và mạng máy tính.
+ HS: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình đã thực hiện.
+ HS: Các nhóm khác nhận xét kết quả thực hiện của nhóm.
+ HS: Chú ý lắng nghe hiểu bài.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.
b. Bài tập.
- Những tác hại của virus máy tính. Đưa ra các ví dụ minh họa?
- Các con đường lây lan của Virus máy tính? Cách phòng tránh?
4. Củng cố:
- Củng cố trong nội dung bài ôn tập.
5. Dặn dò: (1’)
 	- Xem đề cương trả lời các câu hỏi chuẩn bị cho thi học kì I.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17 tiet 34_12224597.doc