GIẢI TOÁN VÀ HỌC VẼ HÌNH PHẲNG VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA
(Tiết 3)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết các quan hệ toán học và công cụ tạo quan hệ toán học đó
- Biết các công cụ biến đổi hình học trong phần mềm.
2. Kĩ năng:
- Dùng phần mềm vẽ các quan hệ toán học
- Dùng các công cụ biến đổi hình học trong phần mềm.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
- HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài ở nhà.
III. Phương pháp:
- Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thảo luận.
- Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thảo luận, nhận xét công việc của từng nhóm.
TuÇn: 21 Ngµy so¹n: 07/01/2018 TiÕt: 39 Ngµy gi¶ng: 09/01/2018 GIẢI TOÁN VÀ HỌC VẼ HÌNH PHẲNG VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA (Tiết 3) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết các quan hệ toán học và công cụ tạo quan hệ toán học đó - Biết các công cụ biến đổi hình học trong phần mềm. 2. Kĩ năng: - Dùng phần mềm vẽ các quan hệ toán học - Dùng các công cụ biến đổi hình học trong phần mềm. 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo - HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp: - Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thảo luận. - Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thảo luận, nhận xét công việc của từng nhóm. IV. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1. Trình bày các lưu ý khi thực hiện các phép toán trên phân thức đại số Câu 2. Trình bày tên hàm dùng để giải phương trình và bất phương trình. Trả lời: Câu 1. - Dấu lũy thừa được dùng với kí hiệu ^ - Phải thêm dấu ngoặc đơn đối với tử và mẫu là đa thức khi viết lệnh. Câu 2. Để giải phương trình và bất phương trình, em sử dụng các lệnh Solve[] hoặc Solutions[] 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu Quan hệ toán học và các công cụ tạo quan hệ toán học trong Geogebra Chúng ta đã biết rằng mỗi tệp Geogebra sẽ có rất nhiều đối tượng toán học. Các đối tượng này được chia làm hai loại tự do và phụ thuộc. Quan hệ phụ thuộc ở đây hiểu là các phụ thuộc toán học và là phụ thuộc một chiều. Yêu cầu học sinh đọc ví dụ: “hình vuông ABCD được xây dựng .... (SGK Tin học 8 trang 96)”. F Trong ví dụ trên, quan hệ nào là phụ thuộc toán học? A. Song song B. vuông góc C. giao nhau D. đi qua I Sử dụng công cụ để vẽ hình vuông. F Tất cả các công cụ (đại số và hình học) của Geogebra đều có chức năng chính là gì? F Yêu cầu nhóm thảo luận 2 phút. Các em hãy nêu một số công cụ tạo quan hệ phụ thuộc? F Em hãy chỉ ra các biểu tượng của các công cụ đó trên phần mềm Geogebra - Yêu cầu nhóm lên máy thực hiện. - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ. - 2 học sinh đọc ví dụ, cả lớp lắng nghe. IB. Vuông góc - Đều có chức năng chính là thiết lập các đối tượng toán học thông qua các quan hệ toán học. - Một số công cụ tạo quan hệ phụ thuộc: + Công cụ tạo điểm; + Công cụ đoạn thẳng, đường thẳng, tia; + Công cụ vẽ các đường song song, vuông góc, phân giác, trung trực; + Tạo đối tượng số trực tiếp từ dòng nhập lệnh. - Đại diện nhóm trình bày và thực hiện 4. Quan hệ toán học và các công cụ tạo quan hệ toán học trong Geogebra. - Quan hệ phụ thuộc hiểu là các phụ thuộc toán học và là phụ thuộc một chiều. - Sử dụng công cụ để vẽ hình vuông. - Một số công cụ tạo quan hệ phụ thuộc: + Công cụ tạo điểm; + Công cụ đoạn thẳng, đường thẳng, tia; + Công cụ vẽ các đường song song, vuông góc, phân giác, trung trực; + Tạo đối tượng số trực tiếp từ dòng nhập lệnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu các công cụ biến đổi hình học trong GeoGebra Trong mục này, các em sẽ làm quen với hai công cụ thực hiện phép biến đổi hình học của GeGebra là lấy đối xứng trục và đối xứng tâm. F Gọi 2 học sinh đọc bảng Công cụ biến đổi hình học trang 98 SGK Tin 8. F Em hãy nêu những ví dụ khi ứng dụng các công cụ này để vẽ hình? F Em hãy nêu các bước vẽ hình thang cân biết cạnh đáy và một cạnh bên F Em hãy nêu các bước vẽ hình bình hành biết một cạnh và tâm. - Yêu cầu học sinh quan sát giáo viên thực hiện ví dụ. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 2 học sinh đọc to rõ cả lớp lắng nghe. I vẽ hình thang cân biết cạnh đáy và một cạnh bên; vẽ hình bình hành biết một cạnh và tâm. I Gọi 2 học sinh nêu - Bước 1, vị trí ban đầu, biết một cạnh đáy và một cạnh bên; - Bước 2, Kẻ đường trung trực của cạnh đáy. Lấy đường này làm trục đối xứng, tạo điểm là đối xứng với đỉnh của cạnh bên. Sau đó ấn đường trung trực và nối các đỉnh để tạo ra hình thang cân. I Gọi 2 học sinh nêu - Bước 1, vị trí ban đầu, biết một cạnh và tâm hình bình hành (điểm có màu đỏ) - Bước 2, Lấy điểm màu đỏ làm tâm đối xứng. Vẽ hai điểm đối xứng với hai đỉnh ban đầu qua tâm màu đỏ. Sau đó nối lại các cạnh ta thu được hình bình hành. - Học sinh chú ý quan sát. 5. Các công cụ biến đổi hình học trong GeoGebra. - Công cụ (Đối xứng qua đường thắng): tạo ra các đối tượng mới là đối xứng của một đối tượng cho trước, qua một trục cho trước. - Công cụ (Đối xứng qua điểm) tạo ra các đối tượng mới là đối xứng của một đối tượng cho trước, qua một tâm cho trước. - Một số ví dụ cụ thể có thể ứng dụng các công cụ này: vẽ hình thang cân biết cạnh đáy và một cạnh bên; vẽ hình bình hành biết một cạnh và tâm. Hoạt động 3: Vận dụng Yêu cầu học sinh vẽ tam giác: dùng công cụ đoạn thẳng nối các cạnh của tam giác. - Giáo viên quan sát hỗ trợ học sinh thực hiện. - Yêu cầu học sinh vẽ hình thang. Gọi học sinh đọc đề bài 7/ trang 102 SGK để được hình tương tự hình 2.37 - 1 em học sinh thực hiện, cả lớp theo dõi nhận xét. - Học sinh thực hiện. - 1 em học sinh thực hiện, cả lớp theo dõi nhận xét. - Học sinh thực hiện. 4. Củng cố: (3 phút) Yêu cầu học sinh vẽ tam giác: dùng công cụ đoạn thẳng nối các cạnh của tam giác. - Giáo viên quan sát hỗ trợ học sinh thực hiện. - Yêu cầu học sinh vẽ hình thang. Gọi học sinh đọc đề bài 7/ trang 102 SGK để được hình tương tự hình 2.37 5. Dặn dò: (2 phút) - Về nhà học bài, kết hợp SGK, tiết sau học tiếp.
Tài liệu đính kèm: