BÀI THỰC HÀNH 11:
TẠO ẢNH ĐỘNG ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Làm quen với phần mềm tạo ảnh động Beneton Movie GIF.
- Biết cách tạo ảnh động bằng chương trình Beneton Movie GIF.
2. Kỹ năng
- Tạo được các hình động đơn giản bằng Beneton Movie GIF.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc trên máy tính.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy vi tính có sẵn phần mềm Beneton Movie GIF.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập về nhà.
- Xem trước nội dung bài thực hành Tạo ảnh động đơn giản
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài (2 phút)
Ở bài học hôm trước, các em đã được trang bị đầy đủ những kiến thức để làm việc với phần mềm Beneton Movie GIF. Hôm nay, các em sẽ có tiết thực hành nhằm ôn lại những kiến thức đã học hôm trước.
GIÁO ÁN Tuần: 32 Ngày soạn: 14/04/2017 Tiết: 61 Ngày dạy: 17/04/2017 BÀI THỰC HÀNH 11: TẠO ẢNH ĐỘNG ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU Kiến thức Làm quen với phần mềm tạo ảnh động Beneton Movie GIF. Biết cách tạo ảnh động bằng chương trình Beneton Movie GIF. Kỹ năng Tạo được các hình động đơn giản bằng Beneton Movie GIF. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc trên máy tính. II. CHUẨN BỊ Chuẩn bị của giáo viên Máy vi tính có sẵn phần mềm Beneton Movie GIF. Chuẩn bị của học sinh Học bài cũ, trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập về nhà. Xem trước nội dung bài thực hành Tạo ảnh động đơn giản III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh. (1 phút) Kiểm tra bài cũ (4 phút) Giảng bài mới Giới thiệu bài (2 phút) Ở bài học hôm trước, các em đã được trang bị đầy đủ những kiến thức để làm việc với phần mềm Beneton Movie GIF. Hôm nay, các em sẽ có tiết thực hành nhằm ôn lại những kiến thức đã học hôm trước. Tiến trình bài dạy Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15 phút Hoạt động 1 Bài 1. Khởi động và tìm hiểu Beneton Movie GIF HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU 1. Khởi động - Nháy vào biểu tượng (Beneton Movie GIF). 2. Tìm hiểu - Màn hình làm việc. - Nút lệnh trên thanh công cụ và chức năng của chúng. - Nháy nút Add frame(s) from a file để chèn hai hình ảnh làm hai khung hình của ảnh động. - Tìm hiểu cách chọn các khung hình: + Nháy chuột. + Ctrl–Nháy chuột. + Shift–Nháy chuột. - Chọn tất cả khung hình, gõ một số vào ô Delay. - Nháy nút đánh dấu hoặc bỏ đánh dấu ô Loop. - Chọn khung hình và chọn hiệu ứng (bỏ hiệu ứng) - Nháy nút để lưu kết quả. - Mở tệp, xem kết quả. - Em hãy trình bày thao tác khởi động Beneton Movie GIF? - Sau khi khởi động, màn hình làm việc của Beneton Movie GIF hiện ra, các em tiến hành tìm hiểu các nút lệnh: hình dạng, chức năng. - Nháy vào nút để chèn hai hình ảnh làm khung hình của ảnh động. - Các em tiến hành chọn: + Chọn một khung hình bằng cách nháy chuột lên khung hình đó. + Nháy chuột lên các khung hình đồng thời giữ phím Ctrl. + Nháy chuột lên các khung hình đồng thời giữ phím Shift - Em nào có thể thực hiện được thao tác gõ số vào ô Delay cho các khung hình? - Giáo viên thực hiện lần lượt các thao tác còn lại. - Nháy chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ - Học sinh theo dõi, quan sát của giáo viên. - Học sinh quan sát - Ghi nội dung. - Học sinh quan sát, nhận xét và ghi chép. - Học sinh quan sát, ghi chép nhận xét. - Học sinh xung phong thực hiện thao tác. - Học sinh quan sát thao tác hướng dẫn 12 phút Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN 1. Tổ chức - Phân nhóm. - Phát bài thực hành mẫu. 2. Tiến trình thực hiện - Khởi động Beneton Movie GIF. - Tìm hiểu Beneton Movie GIF. - Cho học sinh ngồi vào vị trí máy vi tính của mình và phát bài thực hành. - Các em thực hiện theo những nội dung thầy đã hướng dẫn. - Quan sát, hướng dẫn thường xuyên. - Các em lưu bài của mình vào ổ đĩa D:\Lớp\Tên_mình. - Các em lưu bài thường xuyên để tránh mất bài do sự cố. - Ngồi vào vị trí của mình và nhận bài thực hành. - Nghe và thực hiện theo tiến trình. 3 phút Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN KẾT THÚC 1. Tổng kết 2. Nhận xét, đánh giá 3. Vệ sinh an toàn - Tắt máy an toàn. - Vệ sinh chỗ ngồi. - Đã hết giờ thực hành, các em lưu bài cẩn thận, tắt máy, vệ sinh chỗ ngồi. - Nhắc lại những nội dung đã làm được. - Nhận xét bài thực hành. - Lưu bài cẩn thận, tắt máy, vệ sinh chỗ ngồi. - Nghe, rút kinh nghiệm cho những tiết thực hành sau. 3 phút Hoạt động 4 Củng cố kiến thức 1. Khởi động 2. Các nút lệnh trên thanh công cụ. 3. Các thao tác với khung hình. 4. Lưu kết quả. Qua tiết thực hành này, các em đã thực hiện được hầu hết các thao tác khi làm việc với Beneton Movie GIF, các em cần ghi nhớ và luyện tập thường xuyên để tạo cho mình những kỹ năng về sau. Nghe, tự hệ thống lại kiến thức và ghi nhớ nội dung bài học. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (5 phút) Xem trước nội dung tiếp theo của bài thực hành Tạo ảnh động đơn giản. IV. RÚT KINH NGHIỆM: BÀI THỰC HÀNH 11: TẠO ẢNH ĐỘNG ĐƠN GIẢN GIÁO ÁN Tuần: 32 Ngày soạn: 14/04/2017 Tiết: 62 Ngày dạy: 17/04/2017 I. MỤC TIÊU Kiến thức Làm quen với phần mềm tạo ảnh động Beneton Movie GIF. Biết cách tạo ảnh động bằng chương trình Beneton Movie GIF. Kỹ năng Tạo được các hình động đơn giản bằng Beneton Movie GIF. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc với máy tính. II. CHUẨN BỊ Chuẩn bị của giáo viên Máy vi tính có sẵn phần mềm Beneton Movie GIF. Hình ảnh mô phỏng về chiếc đồng hồ. Chuẩn bị của học sinh Xem lại những thao tác làm việc với Beneton Movie GIF. Đọc trước nội dung Bài 2 của bài thực hành Tạo ảnh động đơn giản. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tình hình lớp (1 phút) Ổn định trật tự lớp. Kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh. Kiểm tra bài cũ. Giảng bài mới Giới thiệu bài (1 phút) Ở tiết học trước, chúng ta có tiết thực hành làm quen với chương trình tạo ảnh động Beneton Movie GIF, các em đã nắm được một số kỹ năng cơ bản để làm việc. Hôm nay, chúng ta tiếp tục có tiết thực hành nhằm giúp các em thành thạo hơn về kỹ năng tạo ảnh động để tạo cho mình những ảnh động theo ý thích. Tiến trình bài dạy Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10 phút Hoạt động 1 Bài 2. Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU 1. Khởi động Beneton Movie GIF 2. Chèn các tệp ảnh tĩnh vào khung hình của ảnh động. 3. Đặt thời gian cho mỗi khung ảnh là 500 (ô Delay) 4. Kiểm tra kết quả nhận được, chỉnh sửa. 5. Lưu kết quả. - Trong bài này, chúng ta sẽ thực hành ghép các ảnh tĩnh có sẵn thành ảnh động bằng Beneton Movie GIF. - Để có được ảnh động, các em phải tự tạo ra ảnh tĩnh có sẵn. - Ghép chúng với nhau. - Thực hiện thao tác. - Học sinh nghe giảng và ghi chép. - Quan sát, theo dõi và ghi chép. - Quan sát. - Theo dõi thao tác mẫu của giáo viên. 25 phút Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN 1. Tổ chức - Phân nhóm. - Phát bài thực hành mẫu. 2. Tiến trình thực hiện - Khởi động Beneton Movie GIF. - Chèn các tệp ảnh tĩnh. - Đặt thời gian cho mỗi khung hình. - Chạy thử và lưu kết quả. - Cho học sinh ngồi vào vị trí máy vi tính của mình và phát bài thực hành. - Các em thực hiện theo những nội dung thầy đã hướng dẫn. - Quan sát, hướng dẫn thường xuyên. - Các em lưu bài của mình vào ổ đĩa D:\Lớp\Tên_mình. - Các em lưu bài thường xuyên để tránh mất bài do sự cố. - Ngồi vào vị trí của mình và nhận bài thực hành. - Nghe và thực hiện theo tiến trình. 4 phút Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN KẾT THÚC 1. Tổng kết 2. Nhận xét, đánh giá 3. Vệ sinh an toàn - Tắt máy an toàn. - Vệ sinh chỗ ngồi. - Đã hết giờ thực hành, các em lưu bài cẩn thận, tắt máy, vệ sinh chỗ ngồi. - Nhắc lại những nội dung đã làm được. - Nhận xét bài thực hành. - Lưu bài cẩn thận, tắt máy, vệ sinh chỗ ngồi. - Nghe, rút kinh nghiệm cho những tiết thực hành sau. 2 phút Hoạt động 4 Củng cố kiến thức 1. Khởi động 2. Các nút lệnh trên thanh công cụ. 3. Các thao tác với khung hình. 4. Lưu kết quả. Qua tiết thực hành này, các em đã có được kỹ năng tạo ảnh động, các em cần luyện tập thường xuyên cho thành thạo kỹ năng đó làm hành trang về sau. Nghe, tự hệ thống lại kiến thức và ghi nhớ nội dung bài học. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 phút) Các em về nhà tạo thêm những ảnh động theo ý thích. Đọc trước nội dung Bài 3 của bài thực hành Tạo ảnh động đơn giản Sưu tầm một số ảnh về hoạt động văn nghệ của học sinh trên máy tính hoặc trên Internet. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: