Giáo án Tin học khối 9 - Dữ liệu kiểu string (chuỗi)

Dữ liệu kiểu String (chuỗI)

 1/ Kiểu String: Là một chuỗI các ký tự, chiều dài tốI đa là 255. Ví dụ:

VAR

Chuoi : String;

Chuoi := ‘***CHAO BAN ***’;

 Bạn cũng có thể giớI hạn cho chuỗI. Ví dụ:

VAR

Chuoingan : String[8];

Chuoingan := ‘ThanhDa’;

 Nếu khai báo biến như trên, bạn dùng chuổI có chiều dài tốI đa là 8. 2/ Toán tử nốI chuỗI: Bạn có thể dùng dấu cộng ‘+’ để nốI hai chuỗI vớI nhau Ví dụ:

VAR

Chuoi : String;

Chuoimot : String;

Chuoihai : String[6];

Bạn có thể thực hiện như sau:

Chuoimot := ‘Truong DHBK’;

Chuoihai := ‘TP.HCM’

Chuoi := Chuoimot + Chuoihai;

 

docx 16 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học khối 9 - Dữ liệu kiểu string (chuỗi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hàm EXP(Num) 
Num có kiểu là Integer hoặc Real. 
Kết quả là e mũ Num (eNum), kết quả sẽ có kiểu Real. 
Ví dụ: EXP(2) = e2 
 ‰ Hàm Ln(Num) 
Num có kiểu là Integer hoặc Real. 
Kết quả là Logarit tự nhiên của Num. Kiểu kết quả là Real. 
Ví dụ: Ln(10) = 2.3025850930E+00 
 ‰ Hàm SQR(Num) 
Num có kiểu là Integer hoặc Real. 
Kết quả là bình phương của Num. Kiểu kết quả là kiểu của đốI số. 
Ví dụ: SQR(3) = 9, SQR(1.2) = 1.4400000000E+00 
 ‰ Hàm SQRT(Num) 
Num có kiểu là Integer hoặc Real. 
Kết quả là căn bậc hai của Num (Num phảI lớn hơn 0), kết quả có kiểu là Real. 
Ví dụ: SQRT(4) = 2.0000000000E+00 
 ‰ Hàm INT(Num) 
Num có kiểu là Integer hoặc Real. 
Kết quả cho ta phần nguyên của Num. Kiểu kết quả là Real. 
Ví dụ: INT(4.6) = 4.0000000000E+00 
 ‰ Hàm FRAC(Num) 
Num có kiểu là Integer hoặc Real. 
Cho ta phần lẻ của đốI số. Kiểu kết quả là Real. 
Ví dụ: FRAC(4.3) = 0.3, FRAC(-2.5) = -0.5 
 ‰ Hàm ROUND(Num) 
Num có kiểu là Real. 
Kết quả làm tròn số theo nguyên tắc thông thường, kiểu kết quả là Integer. 
Ví dụ: ROUND(3.6) = 4, ROUND(3.2) = 3 
 ‰ Hàm TRUNC(Num) 
 ƒ Num có kiểu Real. 
 Ý nghĩa giống như hàm INT. Khi cần kiểu trả về là Integer, bạn phảI dùng hàm TRUNC(Num). Ví dụ: TRUNC(4.6) = 4 
 ‰ Hàm ODD(Num) 
Num có kiểu là Integer. 
Hàm này có kết quả là True nếu Num là số nguyên lẻ, trái lạI sẽ cho kết quả là False. Vậy kiểu kết quả là Boolean. 
Ví dụ: ODD(4) = FALSE 
 ‰ Hàm RANDOM 
Kiểu kết quả là Real. 
Kết quả là số nguyên ngẫu nhiên 0<= n<= Num 
 ‰ Hàm UPCASE(Ch) 
Ch có kiểu Char. 
Kết quả là kí tự hoa tương ứng vớI Ch, kiểu kết quả là Char. 
Ví dụ: UPCASE(‘h’) = H 
 ‰ Hàm COPY(Ch, Vitri, So) ƒ Ch là biểu thức kiểu String. 
Vitri và So là biểu thức kiểu Integer. 
Hàm này trả về một chuỗI gồm có So kí tự, bắt đầu từ Vitri trong chuỗI Ch. 
Ví dụ: Nếu chuỗI Ch =’PASCAL’, COPY(Ch, 4, 3) sẽ là CAL 
 ‰ Hàm LENGTH(Ch) 
Ch là một chuỗI 
Cho biết chiều dài của chuỗI Ch, kiểu kết quả là Integer. 
Ví dụ: LENGTH(‘PASCAL’) = 6 
 ‰ Hàm POS(SubCh, Ch) 
SubCh, ch là chuỗi 
Hàm này cho ta biết vị trí xuất hiện đầu tiên của SubCh ở trong biểu thức 
Ch, nếu SubCh không nằ trong Ch thì nó sẽ cho trị 0. 
Ví dụ: nếu Ch = ‘PASCAL’, thì POS( ‘AS’, Ch) = 2, POS( ‘L’, Ch)= 6 
 POS( ‘T’, Ch) = 0 
* chr(x) - trả về một kí tự có vị trí là x trong bảng mã ASCII.
* Ord(x) - trả về một số thứ tự của kí tự x.
 2/ Thủ tục 
CLRSCR: Xoá màn hình và đưa dấu nháy về dòng 1 và cột 1 của màn hình. 
GOTOXY(X, Y): Đem dấu nháy về dòng Y cột X 
EXIT: Nếu Exit thuộc chương trình con thì chấm dứt chương trình con và trở về chỗ gọI nó. Nếu thuộc chương trình chính thì sẽ chấm dứt chương trình. 
HALT: Chấm dứt thực hiện chương trình. 
DELAY(time) 
Time có kiểu Integer, tính theo 1/1000 giây. 
Thủ tục DELAY(time) dừng một thờI gian là time. 
 ‰ DELETE(Ch, Vitri, So) 
Ch có kiểu chuỗI 
Vitri, So kiểu Integer 
Thủ tục này sẽ xoá trong biểu thức Ch một số kí tự là So, bắt đầu từ vị trí. 
Ví dụ: Nếu Ch = ‘PASCALVISUALBASIC’ thì DELETE(Ch,7,1) sẽ được PASCAL 
‰ INSERT(Ch1, Ch2, Vitri) ƒ Ch1, Ch2 là biểu thức kiểu chuỗi. 
Vitri là biểu thức kiểu Integer. 
Thủ tục này sẽ thêm Ch1 vào trong chuỗI Ch2 ở trước vị trí Vitri Ví dụ: nếu Ch2=’ASCAL’ thì Insert(‘P’, Ch2, 1) ta sẽ được ‘PASCAL’. 
 Nếu Vitri vượt quá chiều dài của chuỗI Ch2 thì Ch1 sẽ được nốI vào sau chuỗI Ch2. Ví dụ: Insert(‘BASIC’, Ch2, 8) sẽ được ‘ASCALBASIC’ 
 ‰ STR(Giatri, Ch) 
Giatri là một biểu thức Integer hoặc Real có ghi dạng in ra ƒ Ch là biến kiểu chuỗi. 
Thủ tục này cho chúng ta Ch là dạng chuỗI biểu diễn cho Giatri. 
Ví dụ: j := 12345; Thì STR(j:6, Ch) cho ta Ch=’ 12345’ (có 1 khoảng trắng ở trước). Nếu dùng STR(j, Ch) thì ta được ‘12345’. 
‰ VAL(Ch, Bien, Loi) 
Ch là biểu thức kiểu chuỗi. 
Bien là biến có kiểu là Integer hoặc Real. 
Loi là biến có kiểu là Integer. 
Thủ tục này sẽ biến chuỗI Ch thành số và gán vào Bien (Ch phảI là là một chuỗI biểu diễn số nguyên hoặc số thực). 
Ví dụ: Ch =’2004’ thì VAL(Ch, x, e) sẽ cho x=2004, e=0. 
 Nếu Ch=’2004A’ thì VAL(Ch, x, e) sẽ cho x không xác định, e=5 (kí tự thứ 5 trong chuỗI Ch bị lỗI). 
Nếu không có lỗI, e=0, nếu có lỗI, e sẽ bằng vị trí đầu tiên gây ra lỗi. 
Trong chuỗI Ch không được có dấu trắng ‘ ‘đi trước hoặc sau số. 
KIỂU DỮ LIỆU FILE
II. CÁC THỦ TỤC VÀ HÀM CHUẨN 
2.1. Các thủ tục chuẩn
2.1.1. Gán tên file
	Cú pháp: Assign(F, Filename);
	Chức năng: Gán một file trên đĩa có tên là Filename cho biến file F, mọi truy xuất trên file cụ thể được thực hiện thông qua biến file này.
Chú ý:
	Filename bao gồm cả tên ổ đĩa và đường dẫn nếu file không nằm trong ổ đĩa, thư mục hiện thời.
2.1.2. Mở file mới
	Cú pháp: Rewrite(F);
	Chức năng: Tạo file mới có tên đã gán cho biến file F. Nếu file đã có trên đĩa thì mọi dữ liệu trên đó sẽ bị xoá và con trỏ file trỏ ở vị trí đầu tiên của file.
2.1.3. Mở file đã có trên đĩa
	Cú pháp: Reset(F);
	Chức năng: Mở file có tên đã gán cho biến file F. Nếu file chưa có trên đĩa thì chương trình sẽ dừng vì gặp lỗi xuất/nhập.
Chú ý: Kiểm tra khi mở file
{$I+}: Mở việc kiểm tra. Khi gặp lỗi Vào/ra chương trình sẽ báo lỗi và dừng lại
{$I-}: Không kiểm tra Vào/ra, chương trình không dừng lại nhưng treo các thủ tục Vào/ra khác cho đến khi hàm IOresult (hàm chuẩn của PASCAL). Hàm trả về giá trị true nếu việc mở file xảy ra tốt đẹp.
Ví dụ:
Procedure MoFile;
Var	ok:Boolean;
St:String;
F:Text;
Begin
Repeat
Write(‘Nhập tên tệp: ‘);readln(st);
Assign(F,st);
{$I-} (*Chuyển việc kiểm tra vào ra cho người dùng*)
Reset(F);
Ok:=IOResult;
{$I+}
if not OK then writeln(‘Không mở được ‘);
Until OK;
End;
2.1.4. Đọc dữ liệu từ file
	Cú pháp: Read(F, x);
	Chức năng: Đọc một phần tử dữ liệu từ file F ở vị trí con trỏ file và gán cho các biến x. 
2.1.5. Ghi dữ liệu lên file
	Cú pháp: Write(F, Value);
	Chức năng: Ghi giá trị Value vào file F tại vị trí hiện thời của con trỏ file.
2.1.6. Di chuyển con trỏ file
	Cú pháp: Seek(F, n);
	Chức năng: Di chuyển con trỏ file đến phần tử thứ n (phần tử đầu tiên có thứ tự là 0).
2.1.7. Đóng file
	Cú pháp: Close(F);
	Chức năng: Cập nhật mọi sửa đổi trên file F và kết thúc mọi thao tác trên file này.
2.1.8. Xoá file
	Cú pháp: Erase(F);
	Chức năng: Xoá file trên đĩa có tên gán đã được gán cho biến file F (file cần xoá là file đang đóng).
2.1.9. Đổi tên file
	Cú pháp: Rename(F, NewFile);
	Chức năng: Đổi tên của file đang gán cho biến file F thành tên file mới là NewFile.
2.2. Các hàm chuẩn
2.2.1. Hàm trả về vị trí con trỏ file
	Cú pháp: Filepos(F);
Chú ý: Con trỏ ở đầu file tương ứng vị trí 0.
2.2.2. Hàm kiểm tra cuối file
	Cú pháp: EOF(F);
	Chức năng: Hàm trả về giá trị True nếu con trỏ file đang ở cuối file, ngược lại hàm trả về giá trị False.
2.2.3. Hàm trả về kích thước của file
	Cú pháp: FileSize(F);
	Chức năng: Hàm trả về số lượng phần tử có trong file.
III. FILE VĂN BẢN (TEXT FILE)
	Thành phần cơ bản là ký tự, song có thể được cấu trúc thành các dòng, mỗi dòng được kết thúc bởi CR và LF, CR có mã ASCII là 13 và LF có mã 10. Cuối file sẽ có dấu kết thúc file Ctrl-Z có mã là 26. 
	Do các dòng có độ dài thay đổi nên không tính trước được vị trí của một dòng trong file. Vì vậy file dạng Text chỉ có thể đệoc xử lý một cách tuần tự.
3.1. Khai báo
	Var	: Text;
3.2. Các thủ tục và hàm chỉ tác động trên file dạng text
3.2.1. Thủ tục Append
	Cú pháp: Append(F);
	Chức năng: Mở file đã tồn tại để bổ sung nội dung vào cuối file.
3.2.2. Thủ tục Readln
	Cú pháp: Readln(F,x);
	Chức năng: Đọc một dòng từ vị trí con trỏ file và gán cho biến x. Thực hiện xong, con trỏ file sẽ chuyển về đầu dòng tiếp theo. Biến x có thể nhận các kiểu: Char, String hoặc kiểu số. 
3.2.3. Thủ tục Writeln
	Cú pháp: Writeln(F, x);
	Chức năng: Ghi giá trị x vào file ở vị trí con trỏ file. Kết thúc thủ tục, con trỏ file sẽ chuyển về đầu dòng sau.
Chú ý:
	Máy in được xem là một file dạng text, và biến được mở sẵn trong Unit Printer cho file này là LST. Vì vậy để in một dòng St ra máy in ta có thể dùng lệnh Writeln(LST,St).
3.2.4. Thủ tục Flush
	Cú pháp: Flush(F);
	Chức năng: Cập nhật nội dung của file có tên gán cho biến file F mà không cần dùng thủ tục Close và vẫn có thể thao tác trên file.
3.2.5. Thủ tục SetTextBuf
	Cú pháp: SetTextBuf(F, x);
	Chức năng: Thay đổi vùng nhớ đệm dành cho file dạng text với kích thước cho bởi biến x. Mặc định vùng nhớ này là 128 byte.
Chú ý:
	Thủ tục này phải được gọi trước các thủ tục mở file: Reset, Rewrite, Append.
3.2.6. Hàm EOLn
	Cú pháp: EOLn(F);
	Chức năng: Hàm trả về giá trị True nếu con trỏ đang ở cuối một dòng, ngược lại hàm trả về giá trị False.
Chú ý:
Các thủ tục và hàm không sử dụng được đối với file dạng text: Seek, FilePos, FileSize.
Sau đây là các thao tác cơ bản khi xuất nhập file:
Ghi dữ liệu vào file
Đọc dữ liệu từ file
ASSIGN(f,FileName);
REWRITE(f);
...
WRITE(f,value);
...
CLOSE(f);
ASSIGN(f,FileName);
RESET(f);
...
While Not EOF(f) Do
 Begin
 READ(f,x);
 ...
 End;
...
CLOSE(f);
Bài tập 8.5: In ra màn hình toàn bộ nội dung của một file văn bản, tên file được được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình.
Program Vidu_5;
Var
	f: Text;
	filename,St: String;
Begin
	write(‘Nhap ten file: ‘);
	readln(filename);
	assign(f,filename);
	{$I-}
	reaset(f);
	{$I+}
	if IOResult 0 then
	begin
	writeln(‘File khong ton tai’);
	halt;
	end;
	writeln(‘Noi dung cua file ‘,filename)
	while not Eof(f) do
	begin
	readln(f,st);
	writeln(st);
	end;
	close(f);
	readln;
End.
Bài tập 8.6: Đếm số dòng, số ký tự trắng xúât hiện trong một file văn bản đã có trên đĩa, tên file được nhập từ bàn phím khi chạy chương trình.
Program Vidu_6;
Var
	f: Text;
	filename,St: String;
	NLines,NStr: word;
	i: byte;
Begin
	write(‘Nhap ten file: ‘);
	readln(filename);
	assign(f,filename);
	reaset(f);
	NBl:=0;
	NStr:=0;
	while not Eof(f) do
	begin
	readln(f,st);
	inc(NStr);
	for i:= 1 to length(St) do
	if St[i] = #32 then
	inc(NBl);
	end;
	Close(f);
writeln(‘So dong : ‘,NStr);
	writeln(‘So ky tu trang: ‘, NBl)
	readln;
End.
Bài tập 8.7: Sao chép nội dung của file SINHVIEN.DAT vào file văn bản SINHVIEN.TXT sao cho mỗi sinh viên lưu trong một dòng.
Program Vidu_7;
Type
 St20 = String[20];
 St10 = String[10];
 SinhVien = record
 	Hoten: St20;
 	Ngaysinh,Quequan: St10;
 	DiemTb: real;
 	Xeploai: Char;
 	end;
Var
 	f: File of SinhVien;
 	g:Text;
 	St:String;
 	Sv: sinhvien;
 	Bdiem: String[5];
Begin
 	assign(f,'sinhvien.dat');
 	{$I-}
 	reset(f);
 	{$I+}
 	if IOResult 0 then
 	begin
 	writeln('File khong ton tai');
 	exit;
 	end;
	rewrite(g);
	while not Eof(f) do
	begin
read(f, Sv);
with Sv do
	begin
	Str(diemtb,bdiem:5:2);
 	St:= hoten+#32+ngaysinh+#32+quequan+#32+Bdiem;
	writeln(g,St);
	end;
	end;	
	Close(f);
	Close(g);
	readln;
End.
Bài tập 8.8: Một ma trận mxn số thực được chứa trong một file văn bản có tên MT.INP gồm: dòng đầu chứa hai số m, n; m dòng tiếp theo lần lượt chứa m hàng của ma trận. Hãy viết chương trình đọc dữ liệu từ file MT.INP, tính tổng của từng hàng ma trận và ghi lên file văn bản có tên KQ.OUT trong đó, dòng đầu chứa số m, dòng thứ hai chứa m tổng của m hàng (m,n<=200).
MT.INP	Þ	KQ.OUT
5 4	5
3 8 –1 5 	15 4 8 12 12
5 7 –8 0
4 –3 1 6
2 4 –1 7
3 6 8 -5
Program Vidu_8;
Var
	f,g: Text;
	S:array[byte] of real;
	m,n,i,j: byte;
Begin
	assign(f,’MT.INP’);
	reset(f);
	readln(f,m,n);
	fillchar(S,m,0);
	for i:= 1 to m do
	begin
	for j:=1 to n do
	begin	
read(f,x);
S[i]:=S[i]+x;
	end;
	readln(f);
	end;
	close(f);
	assign(g,’KQ.OUT’);	
rewrite(g);
	writeln(g,m);
	for i:= 1 to m do
	write(g,S[i]:0:2,#32);
	close(g);
End.
Chú ý: 
Chương trình trên không kiểm tra sự tồn tại của file ‘MT.INP’, nếu cần có thể kiểm tra tương tự các ví dụ trên.
Tổng của mỗi hàng được lưu trong mảng một chiều S (phần tử S[i] lưu tổng của hàng i)
Bài tập 8.9: Cho 3 ma trận số nguyên A = (aịj)mxn, B = (bjk)nxp, C = (ckl)pxq, được chứa trong file MATRIX.INP gồm: dòng đầu chứa 4 số m, n, p, q. m+n+p dòng tiếp theo lần lượt chứa m hàng ma trận A, n hàng ma trận B và p hàng ma trận C. Viết chương trình đọc dữ liệu từ file MATRIX.INP và tính ma trận tích D = AxBxC rồi ghi lên file văn bản có tên MATRIX.OUT trong đó: Dòng đầu chứa m, q; m dòng tiếp theo chứa m hàng của ma trận D.
Program Vidu_9;
Var
	f,g: Text;
	A, B, C, D:array[1..100,1..100] of integer;
	m,n,p,q,i,j,k,l,r,s: byte;
Begin
	assign(f,’MATRIX.INP’);
	reset(f);
	readln(f,m,n,p,q);
	fillchar(D,mxq,0);
	for i := 1 to m do
	begin
for j:= 1 to n do read(f,A[i,j]);
readln(f);
end;	
	for j:= 1 to n do
begin
	for k:=1 to p do read(f,B[j,k]);
	readln(f);
	end;
	for k:= 1 to p do
begin
	for l:=1 to q do read(f,C[k,l]);
	readln(f);
	end;
	close(f);
	assign(g,’MATRIX.OUT’);
	rewrite(g);
	writeln(g,m,#32,q);
	for i:= 1 to m do
	begin	 	
	for l:=1 to q do
	begin
	for j:= 1 to n do
	 for k:=1 to p do	
	D[i,l] := D[i,l] + A[i,j]*B[j,k]*C[k,l];
	write(g,D[i,l], #32);
	end;
	writeln(g);
	end;
	close(g);
	readln;
End.
Chú ý: Công thức tính giá trị của các phần tử ma trận D = (dil)mxq như sau:
Bài tập 8.10: Một ma trận mxn số thực được chứa trong một file văn bản có tên DULIEU.INP gồm: dòng đầu chứa hai số m, n; m dòng tiếp theo lần lượt chứa m hàng của ma trận. Hãy viết chương trình đọc dữ liệu từ file DULIEU.INP, cho biết các hàng của ma trận có tổng phần tử trên hàng đó lớn nhất. Kết quả ghi lên file văn bản có tên DULIEU.OUT , trong đó dòng đầu chứa giá trị lớn nhất của tổng các phần tử trên một hàng, dòng thứ hai chứa chỉ số các hàng đạt giá trị tổng lớn nhất đó (m,n<=100). 
Chẳng hạn
DULIEU.INP	Þ	DULIEU.OUT
6 5	34
3 6 8 12 2	2 5 6
7 5 6 10 6
8 2 4 5 1
3 5 6 1 3
10 12 3 1 8
8 8 8 9 1
Program Vi_du_10;
Var
	f,g: Text;
	S:array[1..100] of real;
	T: Set of byte; [3.6, 9, 12] : tập các số nguyên 3, 4, 5, 6, 9, 12
	GTMax: real;	
m,n,i,j: byte;
Begin
	assign(f,’DULIEU.INP’);
	reset(f);
	readln(f,m,n);
	fillchar(S,m,0); {Bạn có thể dùng hàm fillchar(a,sizeof (a),0) để khởi tạo các giá trị 0 ban đầu cho mảng a, thay cho việc bạn dùng 2 vòng for rất lớn lồng nhau, như thế sẽ đỡ lãng phí thời gian hơn.}
	for i:= 1 to m do
	begin
	S[i]:=0;
for j:=1 to n do
	begin	
read(f,x);
S[i]:=S[i]+x;
	end;
	readln(f);
	end;
	close(f);
	T:=[1];
	GTMax:=S[1];
	for i:= 2 to m do
	if S[i] > GtMax then
	begin
	T:=[i];
	GtMax:= S[i];
	end
	else
	if S[i] = GTMax then
	T:= T+[i];
assign(g,’DULIEU.OUT’);	
rewrite(g);
	writeln(g,GTMax:0:2);
	for i:=1 to 100 do
	if i in T then
	write(g,i,#32);
	readln;
End.
Chú ý: 
Chương trình trên dùng mảng S để lưu tổng giá trị các phần tử trên mỗi hàng. Cụ thể, S[i] là tổng giá trị các phần tử trên hàng thứ i của ma trận đã cho.
Tập T , GTMax lần lượt là tập chứa các chỉ số các hàng và giá trị lớn nhất của các phần tử trên mỗi hàng tại thời điểm đang xét. Xuất phát ta xem hàng thứ nhất có tổng giá trị lớn nhất. Khi xét hàng thứ i có các trường hợp sau:
S[i] > GTMax: S[i] mới là tổng lớn nhất và lúc này chỉ có hàng i đạt được giá trị này
S[i] = GTMax: có thêm hàng i đạt giá trị lơn nhất.
S[i] < GTMax: không có gì thay đổi
Bài tập 8.11: Viết chương trình sao chép nội dung của một file cho trước vào file khác, tên của file nguồn và file đích được nhập từ bàn phím khi chạy chương trình.
Program Sao_chep_File;
const
	bufsize = 200;
var
	f,g: file;
	File_nguon, file_dich: String;
	Buf: array[1..63000] of Byte;
	No_read, Temp: integer;
Begin
	write(‘Nhap ten file nguon: ‘);
	readln(file_nguon);
	assign(f,file_nguon);
	reset(f);
	write(‘Nhap ten file dich: ‘);
	readln(file_dich);
	assign(g,file_dich);
	rewrite(g);
	Temp:= filesize(f);
	while Temp > 0 do
	begin
	if bufsize < =Temp then
	No_read:= bufsize
	else
	No_read:= Temp;
	BlockRead((f, Buf, No_read);
	BlockWrite(g,Buf, No_Read);
	Temp:=Temp – No_read;
	end;
	close(g);
End.
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài tập 8.12:	Viết chương trình đổi tên một file đã có trên đĩa.
Gợi ý:
	Dùng thủ tục Rename.
Bài tập 8.13:	Viết chương trình xóa một file có trên đĩa.
Gợi ý:
	Dùng thủ tục Erase.
Bài tập 8.14:	Viết chương trình nối 2 file văn bản đã có trên đĩa thành một file thứ 3 với tên file được nhập vào từ bàn phím.
Gợi ý:
	- Mở file 1 và file 2 để đọc dữ liệu, mở file 3 để ghi dữ liệu.
	- Lần lượt đọc từng phần tử trong file 1 và 2 lưu vào file 3.
	- Đóng cả ba file lại.
Bài tập 8.15:	Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
Tạo ra 2 file số nguyên và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần. 
Hãy nối 2 file đó lại với nhau thành file thứ 3 sao cho file mới vẫn có thứ tự tăng dần.
Gợi ý:
	Xem giải thuật ở bài tập 5.15.
Bài tập 8.18: Tại một cửa hàng, người ta quản lý các hoạt động MUA/BÁN trong năm bằng cùng một loại hoá đơn. Mỗi hoá đơn là một bản ghi gồm các trường:
SoHoadon (số hoá đơn); Thang (tháng mua/bán); Mahang (mã hàng mua/bán); Loai (nhận một trong hai giá trị ‘M’(mua) hoặc ‘B’ (bán)
Như vậy căn cứ vào trường Loai ta biết đó là hoá đơn mua hay hoá đơn bán. Viết chương trình cho phép nhập vào một dãy các hoá đơn và lưu vào file có tên Hoadon.dat, quá trình nhập dừng khi SoHoadon = 0. Tính số dư trong tháng n (n được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình) . Biết rằng số dư trong một tháng được tính theo công thức:
	Số dư = Tổng bán - Tổng mua,
trong đó tổng bán, tổng mua lần lượt là tổng số tiền bán, mua trong tháng đó.
Yêu cầu:
Khi nhập chú ý kiểm tra để Loai chỉ nhận một trong hai giá trị ‘M’ hoặc ‘B’ và tháng chỉ nhận giá trị từ 1 đến 12.
Không được sử dụng mảng.
Hướng dẫn: Khai báo file lưu các hoá đơn, mỗi hoá đơn là một bản ghi như sau
	Type
	Hoadon = record
	SoHoadon: word;
Thang: byte;
Mahang: string[5]; 
Loai: char;
	 	end;
	Var
	f: file of hoadon;
Bài tập 8.19: Người ta quản lý các đầu sách của một thư viện bằng một bản ghi gồm có các trường: Masach, Tensach, Tentacgia, Nhaxb (nhà xuất bản), Namxb (năm xuất bản), SoLuong. Viết chương trình cho phép thực hiện các thao tác sau:
Nhập vào các đầu sách có trong thư viện và lưu vào file có tên Sach.dat, quá trình nhập dừng khi mã sách đưa vào là một xâu rỗng. 
Duyệt và in ra tên các quyển sách được xuất bản sau năm m (m được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình).
Bố sung sách vào thư viện theo yêu cầu: nếu sách đã có thì chỉ tăng số lượng sách bổ sung, ngược lại thêm một đầu sách mới vào file.
Chú ý:
Không được sử dụng mảng
Khi nhập chú ý kiểm tra để năm xuất bản <= năm hiện tại
Sau khi in ra danh sách các đầu sách xuất bản sau năm m, cho biết thêm danh sách đó có bao nhiêu đầu sách tất cả.
Hướng dẫn: Khai báo thư viện là một file các đầu sách, mỗi đầu sách là một bản ghi như sau
Type
	St5 = String[5];
	St20 = String[20];
	Dausach = Record
	Masach: St5, 
 	Tensach, Tentacgia, Nhaxb: St20, 
 	Namxb: word; 
 	SoLuong: byte;
	end;
Var
	f: file of DauSach;
Bài tập 8.20: Người ta lưu thông tin các cán bộ trong cơ quan vào file có tên CANBO.DAT, mỗi cán bộ là một bản ghi gồm các trường: STT, Hoten, Ngaysinh, Diachi, HSLuong, HSPhucap, SoDT. Hãy viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
Nhập danh sách cán bộ và lưu vào file, quá trình nhập dừng khi họ tên nhập vào là xâu rỗng và trường STT chương trình tự gán.
In ra danh sách cán bộ có hệ số lương nằm trong khoảng từ x đến y, x và y là các số thực được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình.
Sao chép thông tin các cán bộ có tuổi trên 50 vào một file khác.
In bảng lương của tất cả cán bộ lưu trong file CANBO.DAT ra màn hình gồm các thông tin: STT, Hoten, HSLuong, Luong, trong đó Luong được tính theo công thức Luong = (HSLuong+HSPhucap)*290000, dữ liệu in ra định dạng theo cột. Cuối bảng, in tổng lương của toàn cơ quan.
Sao chép nội dung của file CANBO.DAT vào file văn bản CANBO.TXT, mỗi cán bộ tương ứng một dòng.
 Hướng dẫn: Khai báo mỗi cán bộ là một bản ghi như sau
Type
	St10 = String[10];
	St20 = String[20];
	Canbo = Record
	Hoten, Diachi: St20, 
Ngaysinh: St10; {dd/mm/yyyy}
HSluong, HSPhucap: real;
SoDT: St10; {Số điện thoại }
end;
Var
	f: file of Canbo;
Khi nhập ngày sinh phải kiểm tra định dạng theo yêu cầu: dd/mm/yyyy
Tuổi của một cán bộ được tính bằng năm hiện tại trừ cho năm sinh. Năm sinh lấy từ 4 ký tự cuối cùng của ngày sinh và chuyển sang dạng số.
Bài tập 8.21: Viết chương trình nhập vào tên một file văn bản. Kiểm tra file này có tồn tại trên đĩa không? Nếu có, in nội dung của file từ dòng thứ m đến dòng thứ n, trong đó m và n là hai số nguyên dương bất kỳ được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình.
Hướng dẫn: Mở file bằng thủ tục Reset, rồi chuyển con trỏ về dòng thứ m, đọc và in n dòng (hoặc cho đến hết file).
Bài tập 8.22:Giả sử trong một file văn bản trên đĩa có tên là MATRIX.TXT người ta đã lưu các số liệu về một ma trận A cấp mxn và một vector X n chiều. Cách lưu trữ như sau:
Dòng đầu tiên chứa hai số m và n
Dòng thứ hai chứa vector X
m dòng tiếp theo lần lượt chứa m hàng của ma trận A
Giữa các số trong một dòng cách nhau một ký tự trắng
Viết chương trình tính giá trị vector Y = AX và đưa kết quả ra màn hình đồng thời lưu vào cuối file MATRIX.TXT (A và X được lấy từ file MATRIX.TXT)
Yêu cầu:
Chương trình phải thiết lập các thủ tục sau
LayDulieu(A,X,m,n) thực hiện việc đọc dữ liệu từ file MATRIX.TXT và gán cho A, X, m, n
TinhTich(A,X,m,n,Y) thực hiện việc tính vector Y
LuuKetqua(Y,m) thực hiện việc in vector Y ra màn hình và lưu vào cuối file MATRIX.TXT
Thành phần thứ i của vector Y được tính theo công thức 
Bài tập 8.23: Giả sử trong một file văn bản trên đĩa có tên là DANHBA.TXT lưu danh bạ điện thoại trong thành phố. Cách lưu như sau:
Dòng đầu lưu hai số nguyên dương m và n, trong đó m là số máy điện thoại thuộc cơ quan nhà nước, còn n là số máy thuộc tư nhân.
m dòng tiếp theo lưu thông tin lần lượt của m máy điện thoại thuộc cơ quan nhà nước, mỗi dòng ghi số điện thoại, một ký tự trắng và sau đó là tên cơ quan.
n dòng tiếp theo nữa lưu thông tin lần lượt của n máy điện thoại tư nhân, mỗi dòng ghi số điện thoại, một ký tự trắng và

Tài liệu đính kèm:

  • docxBD HSG_12270033.docx