Giáo án Tin học khối 9 - Làm quen với phần mềm tạo ảnh động

LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TẠO ẢNH ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết nguyên tắc tạo các hình ảnh động.

- Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie GIF và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.

2. Kỹ năng

- Tạo được các hình động đơn giản.

- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc trên máy tính.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy vi tính, máy chiếu, màn hình lớn.

- Phần mềm Beneton Movie GIF.

- Một số hình ảnh tĩnh, ảnh động.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học bài ở nhà, trả lời các câu hỏi về nhà, hoàn thành bài tập đã cho.

- Đọc trước nội dung bài học Làm quen với phần mềm tạo ảnh động

- Tìm hiểu nguyên tắc tạo ảnh động.

- Phần mềm nào dùng để tạo ảnh động.

- Sự giống và khác nhau giữa ảnh tĩnh và ảnh động.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học khối 9 - Làm quen với phần mềm tạo ảnh động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Tuần: 31
Ngày soạn: 07/04/2017
Tiết: 59
Ngày dạy: 10/04/2017
LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TẠO ẢNH ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết nguyên tắc tạo các hình ảnh động.
Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie GIF và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Kỹ năng
Tạo được các hình động đơn giản.
Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc trên máy tính.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
Máy vi tính, máy chiếu, màn hình lớn.
Phần mềm Beneton Movie GIF.
Một số hình ảnh tĩnh, ảnh động.
Chuẩn bị của học sinh
Học bài ở nhà, trả lời các câu hỏi về nhà, hoàn thành bài tập đã cho.
Đọc trước nội dung bài học Làm quen với phần mềm tạo ảnh động
Tìm hiểu nguyên tắc tạo ảnh động.
Phần mềm nào dùng để tạo ảnh động.
Sự giống và khác nhau giữa ảnh tĩnh và ảnh động.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.(1 phút)
Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Giảng bài mới
Giới thiệu bài (1 phút)
Ở bài học hôm trước các em đã được đề cập đến ảnh động . Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu rõ hơn về nguyên tắc tạo ảnh động và được tiếp xúc với phần mềm tạo ảnh động Beneton Movie GIF. Sau khi học xong bài này, em sẽ tự tạo cho mình một hình ảnh động đơn giản.
Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
12 phút
Hoạt động 1
Mục tiêu: Giúp Hs nắm nguyên tắc tạo ảnh động
1. Nguyên tắc tạo ảnh động
- Ảnh động là sự thể hiện liên tiếp nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn.
- Ảnh động có thể:
* Gồm nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh có nội dung riêng và xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
* Gồm nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh có những thay đổi nhỏ và xuất hiện trong một khoảng thời gian như nhau.
- Mọi phần mềm tạo ảnh động đều có các chức năng:
* Ghép các ảnh tĩnh thành dãy, thay đổi thứ tự, thêm hoặc bớt ảnh khỏi dãy.
* Đặt thời gian xuất hiện của mỗi ảnh tĩnh trong dãy.
- Các em đã biết ảnh động là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong những khoảng thời gian ngắn. 
- Em hãy trình bày lại bản chất của việc tạo ảnh động.
Nguyên tắc tạo ảnh động
- Sau khi biết được bản chất của việc tạo ảnh động, theo em, ảnh động có mấy loại? Đó là loại nào?
- Mọi phần mềm tạo ảnh động đều có những chức năng chung đó là gì?
- Giáo viên nhận xét, đưa nội dung bài học.
- Là tạo ra các ảnh tĩnh có cùng kích thước rồi ghép chúng thành dãy với thứ tự nhất định và xuất hiện trong khoảng thời gian nào đó. Sau đó lưu lại dưới dạng tệp ảnh động.
- 2 loại: 
+ Ảnh động có nội dung riêng.
+ Ảnh động cùng nói về một nội dung chuyển động.
- Có 2 chức năng chung:
+ Ghép dãy ảnh.
+ Đặt thời gian xuất hiện mỗi ảnh.
18 phút
Hoạt động 2
Mục tiêu: Tìm hiểu các chức năng và cách tạo
2. Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF
- Khởi động phần mềm
Nháy đúp chuột lên biểu tượng (Beneton Movie GIF).
- Để tạo ảnh động, ta thực hiện:
2.1 Nháy chuột lên nút (New Project).
2.2 Nháy chuột lên nút (Add Frame(s))
2.3 Chọn tệp ảnh tĩnh hoặc động.
2.4 Nháy nút Open để đưa tệp ảnh đã chọn.
2.5 Lặp lại các bước từ 2 đến 4 để đưa các tệp ảnh khác vào ảnh động.
2.6 Nháy nút (Save) để lưu kết quả.
* Lưu ý:
- Nếu ảnh được thêm vào khác kích thước với ảnh trước đó, xuất hiện hộp thoại:
+ Original size: Ảnh tự động điều chỉnh kích thước để trùng với ảnh hiện thời.
+ New size: Toàn bộ tệp ảnh hiện thời sẽ thay đổi kích thước theo ảnh được thêm vào.
- Khi nháy nút Add blank frame(s) hay Insert blank frame(s), xuất hiện hộp thoại:
+ Kích thước khung hình mới thêm ngầm định là Automatic, cùng kích thước với ảnh hiện thời.
+ Color: Đặt màu nền cho khung hình mới thêm.
+ Number of blank frames: Số lượng khung hình mới thêm.
+ Delay: Đặt thời gian cho khung hình mới thêm.
- Beneton Movie GIF là phần mềm nhỏ cho phép tạo các tệp ảnh động dạng GIF.
- Giao diện như sau:
- Nếu ảnh mới thêm vào khác kích thước với ảnh trước đó, xuất hiện:
- Dựa vào sách giáo khoa, em hãy phát biểu xem công dụng các nút lệnh sau đây:
* Add Frame(s) 
* Insert Frame(s) 
* Add blank frame(s) 
* Insert blank frame(s) 
- Khi nháy nút Add blank frame(s) hay Insert blank frame(s), xuất hiện hộp thoại:
- Sau khi nhập xong, nhấn OK.
- Học sinh nghe giảng và ghi chép.
- Học sinh quan sát và ghi chép.
- Học sinh nghe giảng.
- Học sinh quan sát và ghi chép.
- Tham khảo sách giáo khoa.
- Ảnh được thêm cuối dãy hình.
- Ảnh được chèn trước khung hình.
- Thêm khung hình trống vào cuối dãy.
- Chèn khung hình trống vào trước khung hình đã chọn.
- Học sinh nghe giảng.
- Quan sát và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Ghi nội dung bài học.
4 phút
Hoạt động 3
Củng cố kiến thức
1. Nguyên tắc tạo ảnh động.
2. Các bước để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
3. Một số nút lệnh làm việc với Beneton Movie GIF.
Qua tiết học này, các em cần nắm được nguyên tắc tạo ảnh động; nắm được các bước để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF; Đồng thời các em cần phải nắm được chức năng của một số nút lệnh để làm việc với Beneton Movie GIF.
- Học sinh nghe và tự hệ thống lại kiến thức đã học.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (5 phút)
Các em về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau:
Nêu sự giống và khác nhau giữa ảnh tĩnh và ảnh động.
Em hãy cho biết mục đích sử dụng phần mềm Beneton Movie GIF.
Hãy nêu tác dụng khác nhau của hai nút lệnh Add Frame(s) và Insert Frame(s) trên thanh công cụ của phần mềm Beneton Movie GIF.
Xem nội dung tiếp theo của bài học Làm quen với phần mềm tạo ảnh động
Tìm hiểu các thao tác với khung hình, thao tác tạo hiệu ứng cho ảnh động.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GIÁO ÁN
Tuần: 31
Ngày soạn: 07/04/2017
Tiết: 60
Ngày dạy: 10/04/2017
LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TẠO ẢNH ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết nguyên tắc tạo các hình ảnh động.
Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie GIF và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Kỹ năng
Tạo được các hình động đơn giản.
Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc với máy tính.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
Máy vi tính, máy chiếu, màn hình lớn.
Phần mềm Beneton Movie GIF.
Một số ảnh động làm mẫu.
Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ, trả lời các câu hỏi về nhà.
Đọc trước nội dung bài học.
Tìm hiểu các thao tác với khung hình.
Thao tác tạo hiệu ứng cho ảnh động.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi:
Nêu sự giống và khác nhau giữa ảnh tĩnh và ảnh động.
Em hãy cho biết mục đích sử dụng phần mềm Beneton Movie GIF.
Dự kiến phương án trả lời:
Giống và khác nhau giữa ảnh tĩnh và ảnh động:
* Giống nhau: Đều là các tệp ảnh.
* Khác nhau:
- Ảnh tĩnh chỉ chứa một khung hình.
- Ảnh động chứa nhiều khung hình và thể hiện lần lượt các khung hình này trên màn hình.
Phần mềm Beneton Movie GIF có chức năng tạo ra các tệp ảnh động.
Giảng bài mới
Giới thiệu bài (1 phút)
Ở tiết học trước chúng ta đã biết được Beneton Movie GIF là phần mềm tạo ảnh động, ta đã biết được nguyên tắc tạo ảnh động, các bước tạo ảnh động. Đến đây, ta có thể tạo được ảnh động đơn giản, nhưng để giúp cho việc tạo ảnh được thuận tiện, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một số kỹ năng khác.
Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
12 phút
Hoạt động 1
Mục tiêu: Biết cách điều chỉnh
3. Xem và điều chỉnh khung hình
- Nháy chuột để chọn khung hình.
- Thông tin chi tiết của hình bao gồm:
+ Kích thước.
+ Số thứ tự trong dãy.
+ Thời gian dừng của khung hình.
- Để xem và điều chỉnh khung hình ta thực hiện thao tác đầu tiên là ?
- Thông tin về một khung hình:
- Nháy chuột chọn khung hình hiện thời.
Học sinh quan sát, ghi chép.
15 phút
Hoạt động 2
Mục tiêu: HS biết thao tác
4. Thao tác với khung hình
* Chọn khung hình: 
- Nháy chuột lên khung hình.
- Để chọn khung hình ở trước hoặc sau khung hình hiện thời, ta nháy vào nút 
* Xoá khung hình:
- Nháy chuột vào nút 
* Sao chép hoặc di chuyển khung hình:
- Nháy nút để sao chép.
- Nháy nút để di chuyển.
* Dán khung hình:
- Nháy vào nút để dán khung hình.
* Chỉnh sửa khung hình trực tiếp:
- Nháy nút để mở cửa sổ.
- Nháy nút để cập nhật thay đổi.
- Nháy nút để bỏ qua các thay đổi.
- Sau khi chèn xong các tệp ảnh vào ảnh động, ta có thể thực hiện các thao tác trực tiếp với khung hình.
- Theo em, thao tác đầu tiên ta có thể thực hiện được đó là gì?
- Thao tác này thực hiện như thế nào?
- Khi phát hiện trong ảnh động có một khung hình bị thừa, em sẽ làm gì?
- Đúng rồi! Vậy làm thế nào để xoá khung hình?
- Một thao tác cũng rất tiện lợi khi làm việc với khung hình đó là sao chép khung hình.
- Thao tác sao chép trong Word thực hiện như thế nào?
- Thao tác đối với khung hình cũng tương tự.
- Khi em muốn thay đổi thứ tự khung hình, em thực hiện như thế nào?
- Làm thế nào để di chuyển khung hình?
- Thao tác cuối cùng, chúng ta cần biết đến là ta có thể chỉnh sửa trực tiếp khung hình.
- Dựa vào sách giáo khoa, em hãy trình bày thao tác này.
- Khi thực hiện chỉnh sửa, nếu em không muốn lưu lại kết quả sau đó, em nháy nút .
- Học sinh nghe giảng.
- Thao tác chọn khung hình.
- Nháy chuột lên khung hình.
- Em sẽ xoá bớt khung hình đó.
- Chọn khung hình và nháy nút 
- Học sinh nghe giảng.
- Nháy nút Copy trên thanh công cụ sau đó nháy nút Paste.
- Em sẽ di chuyển khung hình đó đến vị trí cần thay đổi.
- Giống như sao chép, nhưng nháy nút Cut.
- Học sinh nghe giảng.
- Nháy nút để mở cửa sổ.
- Thực hiện chỉnh sửa.
- Nháy nút để cập nhật thay đổi.
- HS nghe giảng.
5 phút
Hoạt động 3
5. Tạo hiệu ứng cho ảnh động
* Có hai kiểu hiệu ứng:
- Hiệu ứng chuẩn (Normal)
- Hiệu ứng động (Animated)
* Có thể chọn một trong kiểu hiệu ứng để áp dụng cho một hay nhiều khung hình.
- Các em quan sát hai loại hiệu ứng:
 Hiệu ứng chuẩn Hiệu ứng động
- Em có thể trình bày thao tác chọn hiệu ứng cho ảnh động?
- Học sinh nghe giảng, ghi chép.
- Quan sát hình ảnh cửa sổ chọn hiệu ứng.
- Chọn khung hình
- Nháy chọn hiệu ứng.
3
phút
Hoạt động 4
Củng cố kiến thức
3. Xem và điều chỉnh khung hình.
4. Thao tác với khung hình.
5. Tạo hiệu ứng cho ảnh động.
Qua tiết học hôm nay, các em cần ghi nhớ các thông tin về hình, nắm được các thao tác với khung hình và tạo được hiệu ứng cho ảnh động.
- Học sinh nghe giáo viên củng cố tự hệ thống lại kiến thức và ghi nhớ.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (5 phút)
Các em về nhà học bài, trả lời tất cả các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Tự tạo cho mình các ảnh động theo ý thích.
Hoàn thành các bài tập sau:
Dùng phần mềm đồ hoạ như Microsoft Paint hay Word tạo ra 3 tệp hình ảnh mô phỏng điều khiển giao thông như sau:
	 	 Hình 1	Hình 2	 Hình 3
Dùng phần mềm Beneton Movie GIF để tạo ảnh động mô phỏng sự hoạt động của các tín hiệu điều khiển giao thông của cột đèn.
Dùng phần mềm đồ hoạ tạo 3 tệp hình vẽ biểu diễn sự lúc lắc của con lật đật như sau:
	Hình 1	Hình 2	Hình 3
Dùng phần mềm Beneton Movie GIF để tạo ảnh động mô phỏng con lật đật lúc lắc sang hai bên.
Xem trước nội dung bài thực hành Tạo ảnh động đơn giản
Chuẩn bị 12 tệp ảnh về đồng hồ.
Sưu tầm một số ảnh về hoạt động văn nghệ của học sinh trên máy tính hoặc Internet.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan31tiet5960.doc