Giáo án Tin học khối 9 - Tạo các hiệu ứng động

TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.

2. Kỹ năng

- Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu.

- Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lý.

3. Thái độ

- Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh.

- Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy vi tính, màn hình lớn, máy chiếu.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước nội dung bài học trong sách giáo khoa.

- Tìm hiểu cách chuyển trang chiếu.

- Tìm hiểu cách tạo hiệu ứng cho đối tượng.

- Khi tạo bài trình chiếu, chúng ta cần lưu ý vấn đề gì.

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học khối 9 - Tạo các hiệu ứng động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Tuần: 25
Ngày soạn: 24/02/2017
Tiết: 47
Ngày dạy: 27/02/2017
TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.
Kỹ năng
Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu.
Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lý.
Thái độ
Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh.
Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
Máy vi tính, màn hình lớn, máy chiếu.
Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài học trong sách giáo khoa.
Tìm hiểu cách chuyển trang chiếu.
Tìm hiểu cách tạo hiệu ứng cho đối tượng.
Khi tạo bài trình chiếu, chúng ta cần lưu ý vấn đề gì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ:
Giảng bài mới
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
20 phút
Mục tiêu: Giúp HS nắm các chuyển trang chiếu
1. Chuyển trang chiếu
* Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu:
- Chọn các trang chiếu.
- ® Slide Show\ Slide Transition.
- Nháy chọn hiệu ứng.
* Có hai tuỳ chọn điều khiển việc chuyển trang:
- On mouse click: Khi nháy chuột.
- Automatically after: Tự động sau khoảng thời gian.
* Appy to All Slides: Áp dụng cho tất cả các trang chiếu.
- Thông thường nội dung bài trình chiếu trong mỗi trang được hiển thị một cách đồng thời trên toàn bộ màn hình.
- Chúng ta có thể thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu.
- Cùng với kiểu hiệu ứng, ta còn có thể chọn các tuỳ chọn:
+ Thời điểm xuất hiện.
+ Tốc độ xuất hiện.
+ Âm thanh đi kèm.
- Thao tác thực hiện như sau (đưa nội dung)
- Thực hiện mẫu thao tác.
- Học sinh nghe giảng.
- Ghi chép nội dung bài học.
- Quan sát thao tác mẫu.
15 phút
Hoạt động 2
2. Tạo hiệu ứng động cho đối tượng
* Cách thực hiện:
- Chọn các trang chiếu.
- ® Slide Show\ Animation Schemes.
- Nháy chọn hiệu ứng.
* Apply to All Slides: Áp dụng cho tất cả các trang chiếu.
- Ngoài việc tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu, ta còn có thể tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu.
- Thao tác thực hiện như sau (đưa nội dung)
- Thực hiện thao tác mẫu.
- Gọi HS thực hiện thao tác.
- Học sinh nghe giảng.
- Ghi chép nội dung bài học.
- Quan sát thao tác mẫu.
5 phút
Hoạt động 3
Củng cố kiến thức
1. Chuyển trang chiếu.
2. Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng.
- Qua tiết học này, các em cần nắm được thao tác chuyển trang chiếu cũng như thao tác tạo hiệu ứng động cho đối tượng.
- Học sinh nghe và ghi nhớ nội dung kiến thức.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (4 phút)
Các em về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau:
Hiệu ứng động trong bài trình chiếu là gì? Có mấy loại hiệu ứng động? Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng hiệu ứng động trong bài trình chiếu.
Em có thể đặt hai hiệu ứng chuyển cho một trang chiếu được không? Nếu được, có nên không, tại sao?
Xem trước nội dung tiếp theo của bài học Tạo các hiệu ứng động
Tìm hiểu xem ứng dụng các hiệu ứng động.
Những điểm cần lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
GIÁO ÁN
Tuần: 25
Ngày soạn: 24/02/2017
Tiết: 48
Ngày dạy: 27/02/2017
TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.
Kỹ năng
Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu.
Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lý.
Thái độ
Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh.
Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án.
Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ ở nhà.
Xem trước nội dung bài học.
Tìm hiểu xem ứng dụng các hiệu ứng động.
Những điểm cần lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài (1 phút)
Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu các thao tác tạo hiệu ứng động cho các trang chiếu, cũng như các đối tượng trên trang chiếu. Tuy nhiên, sử dụng hiệu ứng nhiều quá có gây trở ngại gì không? Chúng ta cần phải lưu ý điều gì khi tạo bài trình chiếu? Đó là những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
15 phút
Mục tiêu: Giúp HS nắm cách sử dụng tạo các hiệu ứng động
3. Sử dụng các hiệu ứng động
Lạm dụng quá nhiều các hiệu ứng động có thể không giúp đạt mục đích chính mà thậm chí còn có tác dụng ngược lại. Do đó, sử dụng hiệu ứng một cách hợp lý là một điều quan trọng.
- Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi mới bắt đầu làm quen với phần mềm trình chiếu, nhiều người đặc biệt là các em thường rất thích thú và sử dụng quá nhiều hiệu ứng động khi đó làm cho người nghe chỉ chú ý và ghi nhớ các hiệu ứng đó mà quên đi nội dung chính. Thậm chí nó có thể làm cho người nghe trở nên mệt mỏi.
- Học sinh nghe và ghi nhớ.
- Ghi nội dung bài học.
20 phút
Mục tiêu: HS nắm các lưu ý khi tạo bài trình chiếu
4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu
* Để bài trình chiếu hấp dẫn:
- Trước hết, xây dựng dàn ý bài trình chiếu, chọn nội dung văn bản, hình ảnh và các đối tượng khác hợp lý.
- Nội dung của mỗi trang chỉ tập trung vào một ý chính.
- Nội dung văn bản càng ngắn gọn càng tốt.
- Màu nền và định dạng văn bản kể cả vị trí các khung văn bản nên thống nhất.
* Khi tạo nội dung các trang chiếu cần tránh:
- Các lỗi chính tả.
- Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ.
- Quá nhiều nội dung trên một trang chiếu.
- Màu nền và chữ khó phân biệt.
- Trong các bài trước ta đã thấy rằng việc định dạng nội dung văn bản, đặt màu hoặc ảnh nền và thêm hình ảnh minh hoạ, cũng như liên kết vào trang chiếu rất đơn giản. Tuy nhiên, để có “sản phẩm” đẹp, hấp dẫn và phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất. Một số gợi ý sau (đưa nội dung)
- Khi tạo bài trình chiếu, ta cũng cần tránh những nội dung sau (đưa nội dung)
- Ngoài ra, để ngắn gọn nội dung văn bản trong các mục liệt kê thường không nhất thiết phải là các câu hoàn chỉnh. Do vậy, không cần sử dụng các dấu câu cuối mục đó.
- Học sinh nghe giảng.
- Ghi nội dung bài học.
- Nghe và ghi nhớ nội dung kiến thức.
5 phút
Hoạt động 3
Củng cố kiến thức
1. Chuyển trang chiếu.
2. Tạo hiệu ứng động cho đối tượng.
3. Sử dụng các hiệu ứng động.
4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu
- Qua bài này các em cần nắm được những thao tác chuyển trang, tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu.
- Nắm được tác hại của việc sử dụng quá nhiều hiệu ứng động.
- Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
- Học sinh nghe và tự hệ thống kiến thức.
- Ghi nhớ.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (3 phút)
Các em về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau:
Em áp dụng các hiệu ứng động có sẵn cho các đối tượng trên trang chiếu bằng lệnh nào?
Hãy nêu một số điểm cần tránh khi tạo nội dung cho bài trình chiếu.
Xem trước nội dung bài thực hành Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động
Chuẩn bị một số tệp ảnh về các loài hoa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan25tiet 4748.doc