Giáo án Tin học khối 9 - Thông tin đa phương tiện

THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.

- Biết các thành phần của đa phương tiện.

- Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.

2. Kỹ năng

- Tạo được các hình động đơn giản.

- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc trên máy tính.

II.CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy vi tính, giáo án, sgk.

- Một số ví dụ về đa phương tiện: tranh ảnh, thông tin,

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước nội dung bài học trong sách giáo khoa.

- Tìm kiếm một số đa phương tiện thường gặp trong cuộc sống.

- Tìm hiểu đa phương tiện có những ứng dụng gì trong thực tiễn.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 701Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học khối 9 - Thông tin đa phương tiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Tuần: 30
Ngày soạn: 31/03/2017
Tiết: 57
Ngày dạy: 03/04/2017
THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
I.MỤC TIÊU 
Kiến thức
Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.
Biết các thành phần của đa phương tiện.
Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.
Kỹ năng
Tạo được các hình động đơn giản.
Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc trên máy tính.
II.CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
Máy vi tính, giáo án, sgk.
Một số ví dụ về đa phương tiện: tranh ảnh, thông tin,
Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài học trong sách giáo khoa.
Tìm kiếm một số đa phương tiện thường gặp trong cuộc sống.
Tìm hiểu đa phương tiện có những ứng dụng gì trong thực tiễn.
III.NỘI DUNG DẠY HỌC
Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: bỏ qua.
3. Nội dung bài mới
Giới thiệu bài (2 phút)
Hằng ngày, con người tiếp nhận và xử lý thông tin thuộc nhiều dạng khác nhau, trong số đó có những dạng cơ bản chẳng hạn khi đọc truyện (dạng văn bản), xem tranh (dạng hình ảnh) hay nghe nhạc (dạng âm thanh). Trong một số trường hợp khác, chúng ta lại tiếp nhận nhiều dạng thông tin khác nhau một cách đồng thời, như xem tivi, dự cuộc hội thảo, xem ca sĩ biểu diễn trên sân khấu, Đó là những thông tin đa phương tiện. Vậy đa phương tiện là gì? Có đặc điểm gì? Có những ứng dụng gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
12 phút
Hoạt động 1
1. Đa phương tiện là gì?
- Đa phương tiện (Multimedia) là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
- Sản phẩm đa phương tiện là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.
- Các em đã biết được một số ví dụ về đa phương tiện, người ta cũng thường nói thông tin đa phương tiện, dữ liệu đa phương tiện, sản phẩm đa phương tiện hay truyền thông đa phương tiện, Theo em, đa phương tiện là gì?
- Bằng chương trình máy tính, ta có thể tạo ra sản phẩm đa phương tiện, em có thể hiểu rõ hơn thế nào là sản phẩm đa phương tiện?
- Học sinh nghe giảng.
- Đa phương tiện là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin khác nhau cùng một lúc.
- Sản phẩm đa phương tiện là sản phẩm được tạo ra bằng máy tính và phần mềm máy tính.
10 phút
Hoạt động 2
2. Một số ví dụ về đa phương tiện
- Khi giảng bài, thầy giáo vừa nói vừa viết hoặc vẽ hình lên bảng.
- Trong sách giáo khoa, nội dung bài học vừa có chữ viết vừa có hình ảnh
- Trang web.
- Bài trình chiếu.
- Từ điển bách khoa đa phương tiện.
- Đoạn phim có nội dung quảng cáo.
- Phần mềm trò chơi.
- Phim quảng cáo, phim hoạt hình,
- Dựa vào sách giáo khoa, và những gì thường gặp trong cuộc sống, em hãy tìm và phát biểu một số ví dụ về đa phương tiện?
- Các em xem một số ví dụ về đa phương tiện:
Bức tranh “Đêm sao” của danh Đoạn phim quảng cáo 
hoạ Van Gogh trên trang web. iPhone trên website You Tube
Bản đồ có tích hợp dữ liệu trên trang web Maps Google
 Từ điển Bách khoa Một phần mềm trò chơi
Đa phương tiện về tự nhiên.
- Học sinh trả lời:
+ Trang web.
+ Bài trình chiếu.
+ Đoạn phim quảng cáo.
+ Trò chơi.
- Học sinh quan sát hình ảnh minh hoạ.
- Ghi nội dung bài học.
10 phút
Hoạt động 3
3. Ưu điểm của đa phương tiện
- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn.
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn.
- Thích hợp với việc sử dụng máy tính.
- Rất phù hợp với việc giải trí và dạy-học.
- Đa phương tiện ngày càng phong phú và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống bởi có nhiều ưu điểm so với dạng thông tin truyền thống.
- Theo em, ưu điểm đó là gì?
- Tại sao nói đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn?
- Vì sao nói đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn?
- Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ đa phương tiện rất thích hợp cho việc sử dụng máy tính.
- Học sinh nghe giảng.
- Học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Vì đa phương tiện kết hợp và thể hiện nhiều dạng thông tin đồng thời. Do đó, thông tin được hiểu một cách đầy đủ và nhanh hơn.
- Vì kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý hơn so với một dạng thông tin cơ bản.
- Chúng ta có thể sử dụng chuột và các biểu tượng trực quan để làm việc với máy tính.
4 phút
Hoạt động 4
Củng cố kiến thức
1. Đa phương tiện là gì?
2. Một số ví dụ về đa phương tiện.
3. Ưu điểm của đa phương tiện.
- Qua tiết học này, các em cần nắm được thế nào là đa phương tiện, biết được một số đa phương tiện trong cuộc sống.
- Trả lời được câu hỏi “Vì sao đa phương tiện ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống?”
- Học sinh nghe và hệ thống lại kiến thức.
- Ưu điểm của đa phương tiện.
Dặn dò: (6 phút)
Các em về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau:
Đa phương tiện là gì? Hãy nêu một số ví dụ về đa phương tiện.
Hãy cho biết một số ưu điểm của đa phương tiện.
Hoàn thành bài tập sau:
3.3 Các phát biểu sau Đúng hay Sai? Hãy đánh dấu (x) vào ô Đúng hay Sai tương ứng.
1. Các trang web có nội dung phong phú nhý văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim đều là đa phương tiện.
Đúng	Sai	Phát biểu
 [ ]	[ ]	
2. Dữ liệu đa phương tiện là một dạng thông tin bất kỳ mà ta có thể nhìn, thu nhận trong cuộc sống.
 [ ]	[ ]	 
3. Văn bản chỉ đơn thuần là dữ liệu văn bản, còn hình ảnh, âm thanh, phim ở trong máy tính mới là dữ liệu đa phương tiện.
 [ ]	[ ]	
4. Đa phýõng tiện được lưu trữ trong máy tính dưới dạng các tệp trên thiết bị nhớ.
 [ ]	[ ]
Xem trước nội dung tiếp theo của bài học Thông tin đa phương tiện, chuẩn bị các nội dung:
* Đa phương tiện có những thành phần nào?
* Ứng dụng của đa phương tiện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GIÁO ÁN
Tuần: 30
Ngày soạn: 31/03/2017
Tiết: 58
Ngày dạy: 03/04/2017
THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.
Biết các thành phần của đa phương tiện.
Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.
Kỹ năng
Tạo được các hình động đơn giản.
Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
Thái độ
-	Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc trên máy tính 
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
Máy vi tính, giáo án, sgk.
Hình ảnh về đa phương tiện: Triển lãm công nghệ 3D, đoạn phim, máy quay phim KTS, dãy hình ảnh tạo nên ảnh động,
Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ ở nhà, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, hoàn thiện bài tập về nhà.
Đọc trước nội dung tiếp theo bài học.
Tìm hiểu xem đa phương tiện có những thành phần nào?
Ưu điểm của đa phương tiện.
Ảnh động được tạo thành như thế nào? Có gì khác so với ảnh tĩnh.
Làm thế nào để tạo ảnh động?
III.NỘI DUNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ: bỏ qua.
Giảng bài mới
Giới thiệu bài (3 phút)
Ở tiết học hôm trước, chúng ta đã hiểu được đa phương tiện, một số loại đa phương tiện trong thực tế và giải thích được vì sao đa phương tiện ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Ở tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đa phương tiện được cấu thành như thế nào? Ứng dụng của nó ra sao?
Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
20 phút
Hoạt động 1
4. Các thành phần của đa phương tiện
a) Văn bản
- Là dạng thông tin cơ bản quan trọng nhất trong biểu diễn thông tin.
- Gồm các ký tự và có thể được thể hiện dưới nhiều dáng vẻ, kích thước khác nhau.
b) Âm thanh
- Là thành phần rất điển hình của đa phương tiện.
- Có thể được lồng ghép vào phim.
- Thường được đưa vào máy tính bằng micro và được ghi lại nhờ phần mềm xử lý âm thanh sau đó được phát lại nhờ phần mềm chơi nhạc.
- Có rất nhiều phần mềm ghi lại, xử lý và phát âm thanh như Easy MP3 Recorder, Audio Sound Recorder,; Audacity,; Windows Media Player, Audition,
c) Hình ảnh
Thông tin dạng hình ảnh có thể chia làm 2 loại chính:
* Ảnh tĩnh
- Được hiểu là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
- Có thể sử dụng các phần mềm đồ hoạ như Microsoft Paint, Corel Draw, máy ảnh KTS để tạo ra ảnh.
- Photoshop là phần mềm xử lý ảnh được sử dụng phổ biến.
* Ảnh động
- Là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong những khoảng thời gian ngắn.
- Được sử dụng phổ biến trong quảng cáo, thương mại và giáo dục.
- Có thể tạo ảnh động bằng các phần mềm Windows Movie Maker, Adobe Flash, Paint Shop Pro,
d) Phim
- Là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện và có thể được coi là dạng tổng hợp của tất cả các dạng nói trên.
- Phim được quay bằng máy quay KTS.
- Nhìn vào sách giáo khoa, các em thấy gì?
- Khi xem tivi, em thấy được những gì?
- Như vậy, đa phương tiện có rất nhiều thành phần và dạng cơ bản quan trọng nhất là văn bản.
- Các em nhìn vào hình ảnh sau và nhận xét.
- Thành phần nữa cũng đóng vai trò quan trọng của đa phương tiện là âm thanh. Em có thể cho ví dụ về âm thanh.
- Theo em, âm thanh đưa vào máy tính bằng những con đường nào?
- Một số dạng âm thanh: mp3, mp4, wma, midi,
- Em hãy kể tên một số phần mềm dùng để ghi âm?
- Kể tên những phần mềm xử lý âm thanh mà em biết?
- Những phần mềm chơi nhạc em biết là gì?
- Dạng đa phương tiện em thường gặp nữa là hình ảnh. Theo em, có mấy loại hình ảnh?
- Em hiểu ảnh tĩnh là ảnh như thế nào?
 Một bức ảnh trên máy tính Triển lãm công nghệ 3D
- Có thể tạo ra ảnh tĩnh bằng những cách nào?
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chụp ảnh bằng máy KTS.
- Các em quan sát cách tạo một con Khủng long chuyển động:
- Ảnh động là ảnh như thế nào?
- Ảnh động thường được dùng ở đâu?
- Chúng ta có thể tạo ảnh động bằng những phần mềm như Windows Movie Maker, Adobe Flash, Paint Shop Pro,
- Thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện là phim. Theo em, phim có được là do đâu?
 Một đoạn phim gồm các khung hình Máy quay phim KTS
- Có chữ và hình ảnh.
- Chữ, hình ảnh và âm thanh.
- Học sinh nghe giảng.
- Văn bản thể hiện với nhiều phông chữ, kiểu dáng khác nhau.
- Tiếng còi xe, tiếng trống, bản nhạc, 
- Bằng micro và được các phần mềm xử lý ghi lại. 
- Easy MP3 Recorder,
- Audio Editor Gold, Audacity.
-WMP, Winamp, Audition.
- Có 2 loại: ảnh tĩnh và động.
- Là ảnh thể hiện một nội dung cố định.
- Học sinh quan sát
- Vẽ bằng Paint, Corel Draw,
- Học sinh quan sát. 
- Là sự kết hợp và thể hiện nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.
- Trong quảng cáo, thương mại và giáo dục.
- Học sinh nghe và ghi chép.
- Học sinh nghe giảng và phát biểu ý kiến.
- Từ máy quay phim Kỹ thuật số.
14 phút
Hoạt động 2
5. Ứng dụng của đa phương tiện
- Trong nhà trường.
- Trong khoa học.
- Trong y học.
- Trong thương mại.
- Trong quản lý xã hội.
- Trong nghệ thuật.
- Trong công nghiệp giải trí.
- Em hãy lấy ví dụ để chứng minh đa phương tiện có ứng dụng trong nhà trường.
- Đa phương tiện có thể giúp học sinh tự học bằng máy vi tính.
Sản phẩm đa phương tiện hướng dẫn sử dụng máy tính.
- Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ đa phương tiện có ứng dụng trong lĩnh vực khoa học.
- Lấy ví dụ chứng tỏ trong y học, đa phương tiện có vai to lớn.
- Đa phương tiện có ứng dụng như thế nào trong quản lý xã hội. lấy ví dụ chứng minh.
- GV sử dụng hình ảnh, âm thanh để mô phỏng nội dung.
- Bài trình chiếu.
- Học sinh quan sát, nghe giảng.
- Đa phương tiện dùng để mô phỏng các quá trình phát triển Trái Đất, quá trình hình thành các vì sao,
- Dùng để mổ nội soi, khám chữa bệnh bằng máy tính.
- Quản lý bản đồ, đường đi trong thành phố.
2 phút
Hoạt động 3
Củng cố kiến thức
1. Các thành phần của đa phương tiện.
2. Ứng dụng của đa phương tiện.
Qua tiết học hôm nay, các em cần nắm được các thành phần của đa phương tiện và một số ứng dụng của đa phương tiện.
Học sinh nghe và tự hệ thống lại kiến thức.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (5 phút)
Các em về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK
Đọc trước nội dung bài học Làm quen với phần mềm tạo ảnh động, tìm hiểu:
-	Nguyên tắc tạo ảnh động.
-	Sự giống và khác nhau giữa ảnh tĩnh và ảnh động.
-	Phần mềm nào dùng để tạo ảnh động.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan30tiet5758.doc