Giáo án Tin học khối 9 - Tin học và xã hội

TIN HỌC VÀ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.

- Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.

- Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.

2. Kỹ năng

- Biết vận dụng hiểu biết về tin học và máy tính để giải thích được các câu hỏi liên quan.

3. Thái độ

- Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin máy tính của riêng mình cũng như kho tàng thông tin chung trên mạng máy tính và Internet.

II.CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu.

2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tình hình lớp (1 phút)

- Ổn định trật tự lớp.

- Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học khối 9 - Tin học và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 27
GIÁO ÁN
Ngày soạn: 03/12/2017
Ngày dạy: 06/12/2017
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.
Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.
Kỹ năng
Biết vận dụng hiểu biết về tin học và máy tính để giải thích được các câu hỏi liên quan.
Thái độ
Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin máy tính của riêng mình cũng như kho tàng thông tin chung trên mạng máy tính và Internet.
II.CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, tài liệu.
Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi:
Virus máy tính có thể gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Tác hại đó là gì?
Trả lời:
Virus máy tính có thể gây ra những tác hại vô cùng to lớn như: Tiêu tốn tài nguyên hệ thống, phá huỷ dữ liệu và phá huỷ hệ thống, đánh cắp hay mã hoá dữ liệu để trục lợi.
Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
33
phút
Hoạt động 1
Mục tiêu: Giúp HS nắm lợi ích úng dụng Tin học
1.Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại:
a. Lợi ích của ứng dụng tin học:
- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: Từ các ứng dụng văn phòng hay thiết kế, điều khiển các thiết bị phức tạp... từ đáp ứng các nhu cầu cá nhân cho tới việc kinh doanh và quản lý, điều hành xã hội.
- Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý.
b. Tác động cuả tin học đối với xã hội:
- Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
- Góp phần thay đổi phong cách sống của con người.
- Tin học và máy tính góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực KH công nghệ cũng như KHXH
* Nhận xét: Tin học và máy tính đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội.
- Tin học đóng vai trò to lớn trong xã hội. Các em nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Lợi ích của ứng dụng tin học?
- Giáo viên chốt kiến thức.
- Ghi nội dung bài học.
- Các em đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Sự phát triển của tin học ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội?
- Giáo viên bổ sung – phân tích đưa ví dụ minh hoạ.
- Ghi nội dung bài học.
? Qua các vai trò của tin học ta rút ra nhận xét chung gì?
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm.
- Học sinh nghe giảng
- Học sinh chép bài.
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nghe giảng và ghi chép vào vở.
- Học sinh trả lời.
4 phút
Hoạt động 2
Mục tiêu: HS nắm kiến thức cơ bản 
Củng cố kiến thức:
Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại.
? Hãy chỉ ra những lợi ích mà tin học và máy tính có thể đem lại? Cho ví dụ?
Học sinh trả lời câu hỏi và ghi nhớ nội dung bài học.
Dặn dò: (2 phút)
Các em về nhà học bài, chuẩn bị nội dung tiếp theo của bài Tin học và xã hội để tiết tiếp theo học tốt hơn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 14
Tiết 28
GIÁO ÁN
Ngày soạn: 03/12/2017
Ngày dạy: 06/12/2017
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
I.MỤC TIÊU
Kiến thức
Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.
Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.
Kỹ năng
Biết vận dụng hiểu biết về tin học và máy tính để giải thích được các câu hỏi liên quan.
Thái độ
Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin máy tính của riêng mình cũng như kho tàng thông tin chung trên mạng máy tính và Internet.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, tài liệu.
Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong quá trình học)
Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
18 phút
Hoạt động 1
Mục tiêu: Giúp HS ứng dụng Tin học vào đời sống
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá:
a. Tin học và kinh tế tri thức:
- Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.
b. Xã hội tin học hoá:
- Là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học.
- Xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức.
Vì việc ứng dụng tin học giúp nâng cao công suất và hiểu quả công việc, giải phóng lao động chân tay... chất lượng cuộc sống cuả con người được nâng cao.
- Tin học và truyền thông không chỉ làm thay đổi bộ mặt xã hội hiện đại mà còn dẫn đến sự ra đời của kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
- Thế nào là kinh tế tri thức?
- Tin học và kinh tế tri thức có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Thế nào là xã hội tin học hoá?
- Tại sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền KT tri thức?
- Bổ sung- phân tích đưa ví dụ minh hoạ.
- HS nghiên cứu SGK.
- Là nền KT mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng tạo ra của cải vật chất.
- Cá nhân phát biểu trả lời
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh ghi nội dung.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét, bổ sung, phân tích và ghi chép nội dung.
20 phút
Hoạt động 2
Mục tiêu: HS phải làm gì phát triển và bảo vệ thông tin Tin học
3. Con người trong xã hội tin học hoá:
Con người cần phải:
- Có ý thức bảo vệ thông tin và các tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mọi người và của toàn xã hội .
- Cần có trách nhiệm đối với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet.
- Xây dựng phong cách sống khoa học có tổ chức, đạo đức...
Các em đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
- Trong xã hội tin học hoá hiện nay con người cần phải làm gì?
- Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận và trả lời.
- Học sinh khác nhận xét và bổ sung thêm.
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm.
- Lắng nghe và ghi chép.
4 phút
Hoạt động 3
Mục tiêu: Củng cố kiến thức trong bài
Củng cố kiến thức:
1. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
- Tin học và kinh tế tri thức.
- Xã hội tin học hoá.
2. Con người trong xã hội tin học hoá.
? Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
? Thế nào là xã hội tin học hoá? Tại sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền KT tri thức?
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
Dặn dò: (2 phút)
Các em về nhà học bài cũ, hệ thống lại tất cả kiến thức, để tiết tiếp theo làm bài Kiểm tra 15 phút
Đọc trước nội dung bài Phần mềm trình chiếu để tiết học được tốt hơn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 27 28.doc