Giáo án tin học lớp 4, 5 - Tuần 1 đến tuần 7

BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

I. MỤC TIÊU:

 - Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống.

 - Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính, các dạng thông tin cơ bản và phân loại.

 - Học sinh hào hứng, sôi nổi trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Tranh ảnh về máy tính, 1 bộ máy tính để bàn, xách tay.

 - HS: SGK, bút, vở.

 

doc 18 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tin học lớp 4, 5 - Tuần 1 đến tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bút, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị sách, bút của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Đặt vấn đề: Năm học trước các em đã được làm quen với môn Tin học, sang năm nay các em sẽ được tieeps tục học bộ môn này trong cả hai học kì. Để tiếp tục chương trình của năm học trước, hôm nay cô sẽ cùng các em ôn lại các kiến thức mà ta đã được học.
b. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập về máy tính:
- GV nêu câu hỏi: 
+ Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?
+ Có mấy loại thông tin thường gặp? Là những loại nào?
+ Lấy ví dụ cho từng loại?
+ Máy tính giúp con người làm những gì?
+ Máy tính thường có mấy bộ phận chính?
- Hãy kể tên 2 thiết bị ở trong lớp học hoạt động phải dùng điện. 
Hoạt động 2: Làm bài tập:
BT3: Những câu nào dưới đây là đúng.
- MT có khả năng tính toán nhanh hơn con người?
- Ti vi hoạt động được là nhờ có điện.
- Có thể học tốt mọi ngoại ngữ nhờ máy tính?
- Máy điều hoà chạy bằng xăng?
- Âm thanh là một dạng thông tin?
- Tủ lạnh có thể bảo quản thông tin?
- Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính?
- GV chốt.
4. Củng cố:
- Máy tính có mấy bộ phận chính?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài T1/SGK-4.
- Chuẩn bị bài sau: Khám phá máy tính.
- Học sinh lắng nghe.
- HS trả lời:
 + Nhanh, chính xác, liên tục...
+ 3 loại thông tin: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
+ HS lấy ví dụ.
+ Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc
+ Có 4 bộ phận: màn hình, chuột, phần thân, bàn phím.
- Trả lời câu hỏi: Quạt, bóng điện...
 + Đ.
 + Đ.
 + Đ.
 + S.
 + Đ.
 + S.
 + Đ.
- HS nhận xét.

Tuần 2	
Thứ ba, ngày 2 tháng 09 năm 2014
Tin học
BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU: 
 - Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính. Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 
 - Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.
- Học sinh hào hứng, sôi nổi trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
 - HS: SGK, bút, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết điều đó.
b. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Máy tính xưa và nay:
- GV giới thiệu về quá trình ra đời và hoàn thiện máy tính:
 - Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167m2 (Hình 2- trang 5) 
 - Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm diện tích 0.5 m2.
* Gọi học sinh lên bảng:
- Tính xem chiếc máy tính xưa nặng gấp mấy lần chiếc máy tính hiện nay.
- Tính xem chiếc máy tính xưa chiếm diện tích bao nhiêu căn phòng rộng 20 m2.
- So sánh và cho cô biết so với máy tính ngày xưa, máy tính ngày nay có những ưu điểm gì?
- GV chốt.
Hoạt động 2: Các bộ phận của máy tính làm gì?
- GV: Em hãy kể tên các bộ phận chính của máy tính?
- Các bộ phận này có nhiệm vụ gì?
- GV: Gọi HS nhận xét.
- Bộ phận nào của máy tính quan trọng nhất?
- GV: cho HS thảo luận theo nhóm 4 trong 2 phút, trả lời câu hỏi: Tính tổng của 15, 21 thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?
- GV chốt.
4. Củng cố:
- Các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ gì?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập B4/SGK-8
- Chuẩn bị bài sau: Chương trình máy tính được lưu ở đâu?
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 2 HS lên bảng:
- Lấy 27 tấn đổi ra kg (= 27.000 kg). Sau đó lấy 27.000 kg chia cho 15 kg.
27.000 : 15 = 1800 lần.
- Lấy 167 m2 chia cho 20 m2.
167 : 20 = 8.35 căn phòng.
- Nhận xét.
- Lắng nghe câu hỏi.
- Thảo luận – trả lời: Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện hơn, rẻ hơn
- HS nhận xét.
- Thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.
+ Bàn phím, chuột: đưa thông tin vào để máy tính xử lí.
+ Phần thân máy: Thực hiện quá trình xử lí.
+ Màn hình: Đưa thông tin ra sau khi xử lí.
- HS nhận xét.
 + Phần thân máy.
- HS: thảo luận – trả lời.
+ Thông tin vào là: 15, 21, dấu (+)
+ Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=36).
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
 * Dạy bù các ngày trong tuần.
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Tuần 3:	 
Thứ ba, ngày 9 tháng 09 năm 2014
Tin học
BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU?
I. MỤC TIÊU: 
 - Học sinh biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất. Biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu và lưu nhờ những bộ phận nào
- Nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng.
- Học sinh hào hứng, sôi nổi trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
 - HS: SGK, bút, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng: 
 + Nhắc lại cách khởi động một phần mềm ứng dụng hoặc một trò chơi?
 + Nêu và chỉ lại các bộ phận của máy tính để bàn ở trước mặt.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Khi làm việc với máy tính các em có thể lưu kết quả để dùng lại. Chẳng hạn như những bức tranh em vẽ, bài văn em soạn để sau mở ra xem, chỉnh sửa hoặc em muốn lưu giữ những bài tập thực hành lại để các buổi sau thực hành tiếp.
- Vậy để lưu các kết quả trên người ta làm thế nào?. Người ta dùng các thiết bị lưu trữ dưới đây.
b. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Đĩa cứng
- GV: Yêu cầu 2 HS đọc bài.
- Chương trình và thông tin quan trọng thường được lưu ở đâu?
- Đĩa cứng có phải là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất không? 
- Đĩa cứng được lắp đặt cố định ở đâu?
- GV cho học sinh quan sát hình dạng đĩa cứng, vị trí của đĩa cứng trong thân máy tính.
- GV chốt.
Hoạt động 2: Đĩa CD và thiết bị nhớ flash:
- GV đưa hình ảnh đĩa CD và thiết bị nhớ flash lên màn hình.
- Để thuận tiện cho việc trao đổi và di chuyển thông tin dễ dàng người ta sử dụng các thiết bị lưu trữ: đĩa mềm, đĩa CD và các thiết bị nhớ flash.
- Đây có phải là các thiết bị phải lắp cố định vào máy tính không?
- Các thiết bị này có thể được lắp vào máy tính hoặc tháo ra khỏi máy tính 1 cách dễ dàng.
- GV yêu cầu 1 số HS lên bảng nhận biết và phân biệt các thiết bị trên.
- GV: Chúng ta cần bảo quản đĩa CD và thiết bị nhớ flash như thế nào? 
 + Cụ thể với đĩa CD chúng ta cần bảo quản như thế nào?
 + Với thiết bị nhớ flash?
- GV chốt.
Hoạt động 3: Thực hành
* TH1: GV cho HS quan sát máy tính để bàn tìm vị trí của ổ đĩa CD, hướng dẫn HS thao tác mở, đóng ổ đĩa.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng xác định vị trí ổ đĩa CD và đĩa CD.
- GV chốt.
* TH2: GV cho HS quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash, thực hiện mẫu thao tác cắm thiết bị nhớ flash vào khe.
- GV yêu cầu vài HS lên thực hiện lại các thao tác trên.
- GV chốt.
4. Củng cố:
- Nhắc lại các thiết bị lưu trữ của máy tính, nhấn mạnh thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn tập và thực hành lại các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Những gì em đã biết.
- HS trả lời:
+ Nháy đúp chuột trái vào biểu tượng của ứng dụng hoặc trò chơi trên màn hình.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- Lưu trên đĩa cứng.
- Vài HS trả lời.
- Trong thân máy tính.
- Nhận xét.
- HS quan sát.
- HS quan sát – lắng nghe.
- Quan sát + thực hành.
- Không.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Lớp chú ý quan sát.
- Tránh để đĩa CD và thiết bị nhớ flash bị rơi, bị va đập và không để ở nơi ẩm hoặc nóng quá.
- Không để đĩa CD bị cong, vênh, bị xước hay bám bụi.
- Không để bị ướt.
- Vài HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS thực hiện.
- Lớp quan sát - nhận xét.
- HS quan sát.
- HS thực hiện – lớp quan sát.
Tuần 4:
Thứ ba, ngày 16 tháng 09 năm 2014
Tin học
NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT
I. MỤC TIÊU: 
 - Học sinh ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ họa Paint đã được học. Ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ ...
 - Vận dụng các công cụ vẽ đã học để vẽ các hình ảnh khó hơn.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
 - HS: SGK, bút, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng: 
 + Nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn và phần nào quan trọng nhất?
 + Nêu cách bảo quản đĩa CD và thiết bị nhớ flash?
- GV nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
 Ta đã ôn lại những kiến thức ở năm học trước và đã khám phá máy tính rồi. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen lại một chương trình đã học ở năm trước nhưng với mức độ cao hơn, đó chính là chương trình vẽ.
Hoạt động 1: Tô màu:
* GV hỏi HS:
- Em nào nhớ tên gọi của chương trình vẽ?
- Các màu được để ở đâu?
- Trong hộp màu có một hay nhiều màu?
- Em chọn màu vẽ bằng cách nháy chuột nào? ở đâu?
- Em chọn màu nền bằng cách nào?
* GV yêu cầu HS mở 1 ảnh mẫu và thực hành tô màu.
- GV quan sát và hướng dẫn HS cách thực hiện.
- HV nhận xét và tuyên dương HS.
Hoạt động 2: Vẽ đường thẳng.
* GV hỏi HS:
 - Để vẽ đường thẳng ta dùng công cụ nào trong hình dưới đây?
- Nêu cách vẽ?
- GV chốt.
Hoạt động 3: Vẽ đường cong.
* GV hỏi HS:
- Để vẽ đường cong ta sử dụng công cụ nào trong các công cụ bên dưới?
- Nêu cách vẽ?
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV chốt.
Hoạt động 4: Thực hành.
* GV đưa Bài tập T4 lên màn hình.
Bài tập T4: Vẽ và tô màu chiếc quạt theo mẫu: 
- Để làm được bài tập trên chúng ta sử dụng những công cụ nào?
- GV thực hiện mẫu 1 phần.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng, lớp thực hiện.
- GV quan sát bài làm của HS, nhận xét và tuyên dương HS làm nhanh và đúng.
- GV chốt.
4. Củng cố:
- Nêu cách chọn màu vẽ? Màu nền?
- Nêu cách vẽ đường thẳng, đường cong?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập T5/SGK-16.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
- 4 bộ phận: bàn phím, màn hình, phần thân máy, chuột. Phần quan trọng nhất là phần thân máy.
- HS trả lời,
- Nhận xét.
- Lớp chú ý lắng nghe.
- Đó là Paint
- Trong hộp màu.
- Có nhiều màu.
- Nháy nút chuột trái để chọn màu vẽ ở hộp màu.
- Nháy chuột phải để chọn màu nền ở hộp màu.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
- Trả lời câu hỏi.
- Cách vẽ:
+ Chọn công cụ đường thẳng trong hộp công cụ.
+ Chọn màu vẽ.
+ Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ.
+ Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của đoạn thẳng.
- Chú ý lắng nghe.
- HS trả lời.
- Trả lời câu hỏi.
- Cách vẽ: 
+ Chọn công cụ để vẽ đường cong.
+ Chọn màu vẽ, nét vẽ.
+Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối.
+ Nhấn giữ kéo chuột trái để uốn cong đoạn thẳng.
- Nhận xét.
- Lớp chú ý quan sát.
- Sử dụng công cụ vẽ đường cong, đường thẳng, tô màu, công cụ chọn và di chuyển.
- Lớp quan sát.
- HS quan sát mẫu và thực hành 
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Tuần 5:
Thứ ba, ngày 23 tháng 09 năm 2014
Tin học
VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh biết sử dụng công cụ hình chữ nhật để vẽ các hình chữ nhật và hình vuông. Biết cách vẽ 3 dạng hình chữ nhật, hình vuông.
- Sau khi học xong bài này các em có khả năng: kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong, các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
 - HS: SGK, bút, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng: 
 + Em có thể dùng công cụ đường thẳng để vẽ hình chữ nhật được không? Nếu được trình bày cách vẽ.
 + 1 HS lên bảng thực hành vẽ hình.
- GV nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
 - GV: Như vậy với công cụ đường thẳng ta có thể vẽ được hình chữ nhật. Nhưng làm như vậy sẽ rất lâu và không chính xác. Phần mềm Paint đã hỗ trợ cho chúng ta một công cụ để vẽ hình chữ nhật giúp ta vẽ nhanh và chính xác hơn. Công cụ đó có hình dạng như sau : 
 * GV kết hợp nêu các bước và thực hành vẽ mẫu:
 - Các bước tiến hành vẽ:
 + Chọn công cụ hình chữ nhật trong hộp công cụ.
 + Chọn 1 trong 3 kiểu hình chữ nhật cần vẽ.
 + Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc
- Yêu cầu HS nêu lại các bước.
- Khi chọn công cụ em cần lưu ý điều gì?
- Đây cũng chính là nội dung của Chú ý/SGK19.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại.
- GV chốt.
Hoạt động 2: Hình chữ nhật tròn góc
- Chúng ta đã biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật thì với hình chữ nhật có 4 góc tròn ta cũng vẽ theo các bước tương tự như trên.
- Thực hiện theo mấy bước?
- Chúng ta có sử dụng công cụ hình chữ nhật nữa không?
- Chúng ta dùng công cụ nào?
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ.
- GV chốt.
Hoạt động 3: Thực hành
-GV đưa yêu cầu bài T1 lên màn hình.
Vẽ chiếc phong bì thư theo mẫu sau:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài thực hành.
- Chúng ta vẽ chiếc phong bì này theo mấy bước?
- GV hướng dẫn các bước vẽ và thực hành trên máy cho HS quan sát. Cách vẽ:
 + Chọn màu vẽ, màu nền và nét vẽ.
 + Chọn công cụ vẽ hình chữ nhật.
 + Chọn kiểu nét vẽ hình chữ nhật.
(có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ 2).
 + Vẽ hình chữ nhật làm khung của phong bì thư.
 + Dùng cụng cụ đường thẳng vẽ các nét còn lại.
-GV yêu cầu HS tự thực hành trên máy, quan sát để hướng dẫn và sửa lỗi cho HS.
- Tuyên dương những HS thực hiện nhanh và đúng.
-GV chốt.
4. Củng cố:
- Nêu cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình chữ nhật tròn góc.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập T5/SGK-21.
- Đọc bài đọc thêm “ Lưu hình vẽ của em”.
- Chuẩn bị bài sau: Sao chép hình.
- 2 HS lên bảng.
- Lớp lắng nghe – quan sát.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe
- Quan sát hình dạng của công cụ.
- Lớp lắng nghe và quan sát thao tác của giáo viên.
- 2 HS trả lời.
- HS:
 + Chọn công cụ Đường thẳng rồi chọn nét vẽ cho đường biên.
 + Chọn màu vẽ cho đường biên và chọn màu nền để tô phần bên trong.
 + Để vẽ hình vuông, em nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift.
- HS nhắc lại.
- Lớp lắng nghe.
- 3 bước.
- Không.
- Công cụ Hình chữ nhật tròn góc 
- 2 HS nêu.
- Thực hành
-Lớp chú ý quan sát.
- 1 HS nêu.
- 5 bước.
- Chú ý lắng nghe + quan sát.
-HS thực hành trên máy.
-HS nêu.
Tuần 6:
Thứ ba, ngày 30 tháng 09 năm 2014
Tin học
SAO CHÉP HÌNH
I. MỤC TIÊU: 
- HS biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc với máy tính. Biết cách sao chép một phần hình vẽ.
- Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ. Biết sao chép 1 hình thành nhiều hình.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
 - HS: SGK, bút, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng: 
 + Nêu cách vẽ hình chữ nhật và hình vuông?
 + Nêu cách vẽ hình chữ nhật tròn góc?
- GV nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
 Chúng ta đã được học nhiều công cụ vẽ hình, vậy thì em nào hãy cho cô biết để có 2 hoặc nhiều hình giống nhau thì phải làm như thế nào?
- GV ghi tên bài mới “Sao chép hình”.
b. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Nhắc lại cách chọn một phần hình vẽ.
- Đưa bài tập B1, B2, B3 lên màn hình yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời nhanh.
- Nếu trên hình vẽ có những phần hình ảnh giống hệt nhau hoặc có từ 2 hay nhiều hình giống nhau thì ta phải làm thế nào?
- Các em có thể vẽ được các hình giống nhau và có kích thước bằng nhau không?
- Với phần mềm Paint, cách đơn giản và chính xác nhất là sao chép một phần hình vẽ thành nhiều phần giống nhau.
Hoạt động 2: Sao chép hình
- Để thực hiện sao chép hình chúng ta thực hiện theo các bước sau:
 + Chọn hình vẽ muốn sao chép.
 + Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới vị trí mới.
 + Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để kết thúc.
- Thực hành làm mẫu cho học sinh quan sát.
Sao chép 1 quả cam thành 2 quả cam.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV đưa yêu cầu bài thực hành T4 lên màn hình.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Để có được chùm nho như hình trên em làm như thế nào?
- GV gợi ý cho HS: di chuyển các quả nho trước, cuối cùng di chuyển các lá nho.
- Gọi 1 HS lên thực hành trên máy chiếu.
- Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời sữa chữa các lỗi sai.
- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố:
- Để sao chép 1 hình thành nhiều hình em làm như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập T5/SGK-27.
- Đọc bài đọc thêm “ Di chuyển và sao chép hình”.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ hình e-líp, hình tròn.
- 2HS lên bảng trả lời - Lớp chú ý lắng nghe.
- Nhận xét.
- Trả lời.
- Ghi vào vở.
- HS quan sát và trả lời.
- Phải lặp lại các thao tác vẽ.
- Có thể có nhưng rất khó khăn.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe – ghi bài.
- Lớp quan sát.
- Quan sát, thực hành.
- HS quan sát.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 HS lên bảng, lớp thực hành vào máy.
- Trả lời.
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Tuần 7:
Thứ ba, ngày 7 tháng 10 năm 2014
Tin học
VẼ HÌNH E-LÍP, HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU: 
- HS biết cách vẽ hình e-líp, hình tròn.
- Biết cách kết hợp các hình e-líp, hình tròn với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh phong phú và đẹp hơn.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
 - HS: SGK, bút, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng: 
 + Cách chọn màu vẽ và màu nền.
 + Nhắc lại các thao tác khi sao chép hình.
- GV nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Vẽ hình e-líp, hình tròn.
- GV đưa hình ảnh hình elip lên màn hình, giới thiệu hình e-líp với HS.
- Các em vẽ hình e-líp bằng công cụ Hình e-líp .
- Các thao tác vẽ hình e-líp cũng giống như các thao tác vẽ hình chữ nhật.
- Gọi HS nêu các bước vẽ.
* Cách vẽ hình tròn:
- GV: Hình tròn là hình e-líp đặc biệt nên khi vẽ hình tròn em cũng thực hiện các bước vẽ như vẽ hình e-líp.
- Khi vẽ hình tròn em cần lưu ý điều gì?
Hoạt động 2: Các kiểu vẽ hình e-líp.
- Cũng giống như khi vẽ hình chữ nhật. Khi vẽ hình e-líp em có thể chọn một trong ba kiểu vẽ hình e-líp được mô tả dưới đây:
Hoạt động 3: Thực hành
-GV đưa bài T1 lên màn hình.
Sử dụng công cụ hình e-lip để vẽ hình minh họa hệ mặt trời.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ: Dùng công cụ e-lip vẽ 3 hình e-lip và 4 hình tròn, thêm một vài nét thẳng để tạo hình mặt trời.
- GV làm mẫu vẽ 1 hình tròn và 1 hình e-líp. Yêu cầu 1HS lên bảng, lớp thực hành trên máy.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
- GV nhận xét bài thực hành của HS, tuyên dương những HS thực hành nhanh và đẹp.
4. Củng cố:
- Nêu các bước để vẽ hình tròn, hình e-líp?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập T2/SGK-30.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì.
- 2 HS lên bảng
- Trả lời.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- HS quan sát – lắng nghe.
- HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docTin_45_tuan_17.doc