Giáo án Tin học tiểu học - Tuần 21 năm 2018

TIN HỌC LỚP 3KIỂMTRA

BÀI 3: GÕ CÁC DẤU SẮC, HUYỀN, HỎI, NGÃ, NẶNG (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách gõ các dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” theo kiểu gõ Telex hoặc Vni. Soạn được một đoạn văn bản tiếng Việt có dấu.

2. Kĩ năng: Nắm được hai kiểu gõ dấu cơ bản trong soạn thảo văn bản. Vận dụng được vào bài soạn thảo và gõ thành thạo một kiểu gõ .

3. Thái độ: HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.

- Học sinh: Máy tính, tập, bút.

 

doc 14 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học tiểu học - Tuần 21 năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2018
Tiết 41,42
Ngày soạn: 30/01/2018
Ngày dạy:
 TIN HỌC LỚP 3KIỂMTRA
BÀI 3: GÕ CÁC DẤU SẮC, HUYỀN, HỎI, NGÃ, NẶNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách gõ các dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” theo kiểu gõ Telex hoặc Vni. Soạn được một đoạn văn bản tiếng Việt có dấu.
2. Kĩ năng: Nắm được hai kiểu gõ dấu cơ bản trong soạn thảo văn bản. Vận dụng được vào bài soạn thảo và gõ thành thạo một kiểu gõ .
3. Thái độ: HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
- Em hãy cách gõ các chữ tiếng Việt theo kiểu gõ Vni.
- Em hãy soạn thảo một đoạn văn bản ngắn vào word theo kiểu gõ Vni.
2. Giới thiệu bài mới: 
a. Gõ dấu thanh theo kiểu gõ Telex :
- Học sinh trao đổi với bạn học tìm xem trên bàn phím có các kí tự để gõ các dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” hay không?
- GV hướng dẫn học sinh gõ dấu theo kiểu gõ Telex.
+ Khởi động Unikey. 
+ Chọn kiểu gõ Telex trong Unikey.
* Cách gõ dấu thanh theo kiểu gõ Telex:
DẤU CẦN GÕ
PHÍM GÕ
VÍ DỤ
Sắc
S
cas→ cá
Huyền
F
caf→ cà
Hỏi
R
car→ cả
Ngã
X
cax→ cã
Nặng
J
caj→cạ
- Học sinh gõ một số từ sau bằng kiểu gõ Telex: “ sóng sánh, lấp lánh, chóng vánh, lầm lì, bả lả, kể lể, nhõng nhẽo, lẽo đẽo, lịch bịch, lạch bạch”.
- Học sinh thực hành thao tác gõ Telex các từ trên.
- GV nhận xét cách gõ của học sinh. Nhận xét bài làm của học sinh.
- Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát cách mở phần mềm Unikey. Cách gõ dấu thanh theo kiểu gõ Telex.
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS lắng nghe .
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
+++++++++++
BÀI 3: GÕ CÁC DẤU SẮC, HUYỀN, HỎI, NGÃ, NẶNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Biết cách gõ các dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” theo kiểu gõ Telex hoặc Vni. Soạn được một đoạn văn bản tiếng Việt có dấu.
2. Kĩ năng: Nắm được hai kiểu gõ dấu cơ bản trong soạn thảo văn bản. Vận dụng được vào bài soạn thảo và gõ thành thạo một kiểu gõ .
3. Thái độ: HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
- Em hãy cách gõ các dấu thanh theo kiểu gõ Telex.
- Em hãy soạn thảo một đoạn văn bản ngắn vào word theo kiểu gõ Telex.
2. Giới thiệu bài mới: 
a. Gõ dấu thanh theo kiểu gõ Vni :
- GV hướng dẫn học sinh gõ dấu theo kiểu gõ Vni.
+ Khởi động Unikey. 
+ Chọn kiểu gõ Vnitrong Unikey.
* Cách gõ dấu thanh theo kiểu gõ Vni:
DẤU CẦN GÕ
PHÍM GÕ
VÍ DỤ
Sắc
1
Ca1→ cá
Huyền
2
Ca2→ cà
Hỏi
3
Ca3→ cả
Ngã
4
Ca4→ cã
Nặng
5
Ca5→cạ
- Học sinh gõ một số từ sau bằng kiểu gõ Vni: “ sóng sánh, lấp lánh, chóng vánh, lầm lì, bả lả, kể lể, nhõng nhẽo, lẽo đẽo, lịch bịch, lạch bạch”.
- Học sinh thực hành thao tác gõ Vni các từ trên.
- GV nhận xét cách gõ của học sinh. Nhận xét bài làm của học sinh.
- Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt.
b. Hoạt động thực hành :
- HS trao đổi với bạn sự khác nhau của hai kiểu gõ chữ và gõ dấu thanh theo kiểu gõ Vni và Telex. Từ đó đưa ra nhận xét về ưu khuyết điểm của hai kiểu gõ trên.
- HS đưa ra kết quả thảo luận. Nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS thực hành bài tập 1, 2 trang 70,71 SGK.
- GV nhận xét.
- Trình bày kết quả của một vài bạn làm tốt.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát cách mở phần mềm Unikey. Cách gõ dấu thanh theo kiểu gõ Vni.
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS thực hành.
- Lắng nghe.
&&&&&&&&&&&
TIN HỌC LỚP 4KIỂ
HỌC VÀ CHƠI CÙNG MT: CHỈNH SỬA ẢNH VỚI PHẦN MỀM FOTOR (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng phần mềm Fotor để chỉnh sửa ảnh. Biết cách ghép nhiều ảnh vào khung.
2. Kĩ năng: Nắm được cách sử dụng phần mềm, thao tác nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp.
- Bài cũ. Thao tác chỉnh sửa hình, viết chữ lên hình?
- Nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới:
- Ở bài trước các em đã được học cách chèn và điều chỉnh hình ảnh trong văn bản. Vậy làm sao để có được một bức ảnh đẹp và sinh động hơn, bài hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một phần mềm mới có tên là Fotor.
a. Hoạt động 1:
- GV: Giới thiệu phần mềm Fotor.
+ Khởi động phần mềm.
+ Các chức năng của phần mềm.
Chỉnh sửa 1 ảnh.
Ghép nhiều hình ảnh vào khung ảnh.
Chỉnh sửa nhiều ảnh cùng lúc.
* Thực hành: Học sinh thực hiện khởi động phần mềm. Tiến hành thao tác mở các chức năng và quan sát.
b. Hoạt động 2:
- Giáo viên hướng dẫn cách chèn hình từ máy tính vào phần mềm.
* Các bước thực hiện:
- Chọn Edit.
 - Ở bên góc trái phần mềm.
+ Chọn File -> Chọn Open.
- Hộp thoại Open File hiện ra.
+ Chọn hình ảnh cần chèn.
c. Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn cách chọn hiệu ứng cho hình ảnh.
+ Chọn chức năng thay đổi màu sắc. Chọn kiểu trong danh sách.
+ Chức năng chỉnh sửa hiệu ứng cho hình ảnh. Nháy chọn hiệu ứng. Chọn hiệu ứng từ danh 
sách.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe. Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. Thực hành.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. Thực hành.
- Lắng nghe. Thực hành.
- Lắng nghe. Thực hành.
- Lắng nghe, quan sát, thực hành
- Lắng nghe.
++++++++++
HỌC VÀ CHƠI CÙNG MT: CHỈNH SỬA ẢNH VỚI PHẦN MỀM FOTOR (tiết 2)
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng phần mềm Fotor để chỉnh sửa ảnh. Biết cách ghép nhiều ảnh vào khung.
2. Kĩ năng: Nắm được cách sử dụng phần mềm, thao tác nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV: Giới thiệu cách ghép nhiều ảnh vào khung.
+ Chọn biểu tượng 
+ Chọn ADD để thêm ảnh vào phần mềm.
+ Xuất hiện danh sách các kiểu khung ảnh, vùng chứa các hình ảnh.
+ Thả từng hình ảnh vào khung.
+ Lưu hình ảnh đã chỉnh sửa. Chọn 
* Thực hành: Học sinh thực hiện ghép ảnh vào khung rồi tiến hành lưu bài.
b. Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh tự ghép ảnh theo ý thích.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe. Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. Thực hành.
- Thực hành.
- Lắng nghe.
&&&&&&&&&&&&&
TIN HỌC LỚP 5
CHỦ ĐỀ 4: THẾ GIỚI LOGO
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh và câu lệnh lặp. Luyện tập sử dụng câu lệnh lặp điều khiển rùa vẽ được các hình tam giác, hình vuông, đa giác năm cạnh, đa giác sáu cạnh.
2. Kĩ năng: Vận dụng lệnh Repeat để vẽ các hình hình học theo mẫu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số.
- Ổn định lớp.
2. Bài mới:
- Logo là phần mềm máy tính giúp em vừa học vừa chơi một cách bổ ích.
a. Nhắc lại về Logo:
- Các lệnh vẽ đường đi của rùa. Mỗi ô vuông trong hình có cạnh là 10 bước.
Ví dụ 1: Thực hiện cách lệnh sau:
CÁC LỆNH
KẾT QUẢ
FD 40 RT 90
FD 40 RT 90
FD 40 RT 90
FD 40 RT 90
Ví dụ 2: Thực hiện cách lệnh sau:
CÁC LỆNH
KẾT QUẢ
REPEAT 4[FD 40 RT 90]
Ví dụ 3: Thực hiện cách lệnh sau:
CÁC LỆNH
KẾT QUẢ
REPEAT 4[FD 40 RT 90 WAIT 10]
- Gọi HS phân tích câu lệnh ở ba ví dụ trên.
- GV và học sinh cùng so sánh sự giống và khác nhau khi thực hiện ba ví dụ trên.
- HS đưa ra nhận xét.
- GV nhận xét.
b. Thực hành:
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện một số câu lệnh đã học vẽ một vài hình sau:
- GV hướng dẫn, quan sát HS thực hành.
- Nhận xét, đánh giá
- Khen ngợi 1 số HS.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Thực hành lại cho học sinh quan sát và chỉ ra các lỗi mà các em hay vấp phải.
- Về nhà xem lại các kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
- HS suy nghĩ trả lời 
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe
++++++++
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh và câu lệnh lặp. Luyện tập sử dụng câu lệnh lặp điều khiển rùa vẽ được các hình tam giác, hình vuông, đa giác năm cạnh, đa giác sáu cạnh.
2. Kĩ năng: Vận dụng lệnh Repeat để vẽ các hình hình học theo mẫu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Học sinh thực hành viết câu lệnh lặp vẽ hình vuông.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Thực hành:
- GV hướng dẫn học sinh vẽ các hình sau bằng 3 cách.
1: Thực hiện cách lệnh sau:
CÁC LỆNH
KẾT QUẢ
FD 50 RT 120
FD 50 RT 120
FD 50 RT 120
REPEAT 3[FD 50 RT 120]
REPEAT 3[FD 50 RT 360/3]
2: Thực hiện cách lệnh sau:
CÁC LỆNH
KẾT QUẢ
FD 50 RT 90
FD 50 RT 90
FD 50 RT 90
FD 50 RT 90
REPEAT 4[FD 50 RT 90]
REPEAT 4[FD 50 RT 360/4]
3: Thực hiện cách lệnh sau:
CÁC LỆNH
KẾT QUẢ
FD 50 RT 72
FD 50 RT 72
FD 50 RT 72
FD 50 RT 72
FD 50 RT 72
REPEAT 5[FD 50 RT 72]
REPEAT 5[FD 50 RT 360/5]
4: Thực hiện cách lệnh sau:
CÁC LỆNH
KẾT QUẢ
FD 50 RT 60
FD 50 RT 60
FD 50 RT 60
FD 50 RT 60
FD 50 RT 60
FD 50 RT 60
REPEAT 6[FD 50 RT 60]
REPEAT 6[FD 50 RT 360/6]
- Gọi HS phân tích câu lệnh ở bốn bài tập trên.
- GV và học sinh cùng so sánh sự giống và khác nhau khi thực hiện bốn ví dụ trên.
- HS đưa ra nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện một số câu lệnh đã học vẽ hình sau:
- GV hướng dẫn, quan sát HS thực hành.
- Nhận xét, đánh giá
- Khen ngợi 1 số HS.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Thực hành lại cho học sinh quan sát và chỉ ra các lỗi mà các em hay vấp phải.
- Về nhà xem lại các kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe. Thực hành.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
- HS suy nghĩ trả lời 
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe
Năm Căn, ngày tháng. năm 2018
KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 21 sach huong dan tin hoc_12291759.doc