Giáo án Tin học tiểu học - Tuần 22 năm 2018

TIN HỌC LỚP 3K

BÀI 4: CHỌN PHÔNG CHỮ, CÕ CHỮ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách chọn được phông chữ, cỡ chữ khi soạn thảo văn bản.

2. Kĩ năng: Nắm được các bước thao tác chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ. Vận dụng được vào bài soạn thảo và biết cách chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ phù hợp.

3. Thái độ: HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.

- Học sinh: Máy tính, tập, bút.

 

doc 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học tiểu học - Tuần 22 năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ hai ngày 12 tháng 2 năm 2018
Tiết 43,44
Ngày soạn: 05/02/2018
Ngày dạy:
TIN HỌC LỚP 3K
BÀI 4: CHỌN PHÔNG CHỮ, CÕ CHỮ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách chọn được phông chữ, cỡ chữ khi soạn thảo văn bản.
2. Kĩ năng: Nắm được các bước thao tác chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ. Vận dụng được vào bài soạn thảo và biết cách chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ phù hợp.
3. Thái độ: HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
- Em hãy cách gõ các dấu thanh theo kiểu gõ Vni (Telex).
- Em hãy soạn thảo một đoạn văn bản ngắn vào word theo kiểu gõ Vni (Telex).
2. Các hoạt động: 
a. Hoạt động 1 :
- Học sinh trao đổi với bạn học và nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đoạn văn bản sau:
- HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
b. Hoạt động 2 “chọn phông chữ, cỡ chữ” :
Chọn cỡ chữ
Chọn phông chữ
- GV hưỡng dẫn học sinh xác định vị trí các nút lệnh chọn phông chữ, cõ chữ trên thẻ Home.
- GV hướng dẫn học sinh thực hành chọn phong chữ và cỡ chữ trong thẻ Home.
- GV nhận xét chung kết quả thực hành của cả lớp.
- HS làm bài tập 2.b trang 73 SGK.
- HS nhận xét kết quả của bạn. GV nhận xét.
c. Hoạt động 3 “ thay đổi phông chữ, cỡ chữ cho một phần văn bản”:
- GV hướng dấn học sinh thay đổi phông chữ, cỡ chữ cho một phần văn bản theo các bước sau:
+ Bước 1: Chọn phần văn bản cần điểu chỉnh bằng cách đưa con trỏ đến đầu phần văn bản, nhấn giữ nút trái chuột, kéo đến cuối phần văn bản rồi thả nút chuột.
+ Bước 2: Chọn tiếp phông chữ, cỡ chữ,... Khi đó cả phần văn bản đã chọn được điều chỉnh theo ý muốn.
- GV cho học sinh soạn thảo một đoạn văn bản ngắn.
- HS tiến hành thay đổi phông chữ, cỡ chũ cho đoạn văn bản vừa soạn.
- GV cho các bạn quan sát một vài bạn có kết quả làm bài tốt.
- Nhận xét.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát cách chọn phông chữ, cỡ chữ cho văn bản.
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
++++++++
BÀI 4: CHỌN PHÔNG CHỮ, CÕ CHỮ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách chọn được phông chữ, cỡ chữ khi soạn thảo văn bản.
2. Kĩ năng: Nắm được các bước thao tác chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ. Vận dụng được vào bài soạn thảo và biết cách chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ phù hợp.
3. Thái độ: HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
- Em hãy nêu cách chọn phông chữ, cỡ chữ trong soạn thảo văn bản.
- Em hãy thay đổi phông chữ, cỡ chữ trong văn bản có sẵn.
2. Các hoạt động: 
a. Hoạt động 1 :
- Học sinh thực hành hoạt động 1 trang 74 SGK.
+ Gõ một câu tiếng Việt tùy ý có phông Arial, cỡ chữ 17.
+ Gõ một câu tiếng Việt tùy ý có phông Times New Roman, cỡ chữ 14.
+Gõ một câu tiếng Việt tùy ý có phông Tahoma, cỡ chữ 12.
- GV nhận xét chung bài làm của cả lớp.
- GV yêu cầu học sinh soạn thảo ba đoạn văn bản khác và chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ tùy ý cho ba đoạn văn bản vừa soạn.
- HS quan sát bài làm của các bạn làm tốt.
- Gv nhận xét kết quả thực hành.
b. Hoạt động 2 “chọn phông chữ, cỡ chữ” :
- HS tiến hành làm bài tập 2 trang 74 SGK. Soạn thảo văn bản “ Sa Pa”, chỉnh phông chữ và cỡ chữ theo yêu cầu, lưu bài vào máy tính.
- HS tiến hành thay đổi phông chữ, cỡ chũ cho đoạn văn bản vừa soạn.
- GV cho các bạn quan sát một vài bạn có kết quả làm bài tốt.
- Nhận xét.
*Chú ý: Khi soạn thảo văn bản, em nên sử dụng thống nhất loại phông chữ, cỡ chữ để văn bản rõ ràng và dễ đọc.
c. Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chức năng của các nút lệnh trong thẻ Home.
- HS gõ một đoạn văn bản và tiến hành thực hành các nút lệnh vừa tìm hiểu và quan sát sự thay đổi của văn bản.
- GV cho các bạn quan sát một vài bạn có kết quả làm bài tốt.
- Nhận xét.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát cách chọn phông chữ, cỡ chữ cho văn bản.
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
&&&&&&&&&&
TIN HỌC LỚP 4K
CHỦ ĐỀ 4: THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾU
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức, kỹ năng đã học về bài trình chiếu. Sử dụng bài trình chiếu để trình bày về chủ đề cụ thể.
2. Kĩ năng: Học sinh có thể tự tạo được một bài trình chiếu, trình bày và trang trình chiếu đơn giản và lưu bài trình chiếu đã soạn vào máy tính. Biết cách thay đổi bố cục trang trình chiếu. Chèn được hình ảnh, thay đổi vị trí của tranh ảnh trong trang trình chiếu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
- Ổn định lớp.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
Mở bài trình chiếu
Tạo trang trình chiếu mới
Chèn hình
Chèn tranh ảnh
Lưu bài trình chiếu
Chèn bảng
- GV hướng dẫn học sinh thực hành làm bài tập 1 theo nhóm.
- Lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét chung. 
b. Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 trang 79 SGK theo nhóm.
- Lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét chung. 
c. Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 trang 79 SGK theo nhóm.
+ Cách soạn bài trính chiếu.
+ Cách chèn tranh ảnh vào bài trình chiếu.
+ Cách lưu bài trình chiếu vào máy tính.
- Lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét chung. 
- Gv cho học sinh soạn một bài trình chiếu nhỏ và thực hiện các thao tác đã thảo luận nhóm ở trên vào bài làm của mình. 
- GV trình bày kết quả thực hành của một vài học sinh cho cả lớp xem và nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm. Trình bày kết quả.
- HS thảo luận theo nhóm. Trình bày kết quả.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
++++++++++++
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức, kỹ năng đã học về bài trình chiếu. Sử dụng bài trình chiếu để trình bày về chủ đề cụ thể.
2. Kĩ năng: Học sinh có thể tự tạo được một bài trình chiếu, trình bày và trang trình chiếu đơn giản và lưu bài trình chiếu đã soạn vào máy tính. Biết cách thay đổi bố cục trang trình chiếu. Chèn được hình ảnh, thay đổi vị trí của tranh ảnh trong trang trình chiếu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
- Ổn định lớp.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 trang 80 SGK. Trình bày bài trình chiếu có chủ đề “ Giới thiệu trường em”.
+ Trang 1: Tên chủ đề, hình ảnh minh họa về ngôi trường của em.
VD:
+ Trang 2: Giới thiệu về trường: tên trường, địa chỉ, tên thầy cô hiệu trưởng, số lớp học.
+ Trang 3: Nêu những thành tích hoặc đặc điểm nổi bật của trường em.
+ Trang 4: Viết lời cảm ơn người theo dõi.
- GV trình bày kết quả thực hành của một vài học sinh cho cả lớp xem và nhận xét.
- GV nhận xét bài thực hành của học sinh. 
b. Hoạt động 2:
- GV hướng dấn học sinh bổ sung thông tin vào bài trình chiếu:
+ Ngày tạo.
+ Người tạo.
+ Đánh số trang.
- GV hướng dấn học sinh bổ sung màu nền vào bài trình chiếu.
- GV hướng dấn học sinh bổ sung màu nền vào bài trình chiếu đặt tên bài trình chiếu. Lưu bài vào máy tính. 
c. Hoạt động 3:
- GV chia học sinh thành các nhóm nhỏ.
- HS lên thuyết trình về bài trình chiếu mà em đã thực hiện.
- Các nhóm quan sát bài trình chiếu của bạn và nhận xét.
- Gv nhận xét và góp ý cho bài trình chiếu của học sinh.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
&&&&&&&&&
TIN HỌC LỚP 5K
BÀI 2: CÂU LỆNH LẶP LỒNG NHAU (TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng các câu lệnh lặp lồng nhau. Sử dụng được câu lệnh lặp lồng nhau để vẽ các hình trang trí.
2. Kĩ năng: Vận dụng câu lệnh lặp để vẽ các hình hình học theo mẫu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Em hãy viết câu lệnh lặp lồng nhau vẽ hình vuông theo hai cách.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động 1 trang 87 SGK.” Rùa thực hiện công việc nào khi nhận được các lệnh sau: REPEAT 6[FD 50 RT 60 WAIT 30] RT 72”.
- HS điền kết quả vào bài tập rùi nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chung.
b. Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động 2 trang 87 SGK.” Rùa thực hiện công việc nào khi nhận được các lệnh sau: REPEAT 5[REPEAT 6[FD 50 RT 60 WAIT 30] RT 72]”.
- HS điền kết quả vào bài tập rùi nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chung.
c. Hoạt động 3:
- HS sử dụng máy tính kiểm tra lại kết quả các câu lệnh ở hai hoạt động trên.
- HS rút ra được điều gì từ hai hoạt động trên. 
- Nêu giống và khác nhau giữa hai câu lệnh trên. Câu lệnh nào rút gọn hơn.
- GV đưa ra một vài ví dụ cho học sinh thực hành để củng cố thêm cho câu lệnh lặp lồng nhau.
- VD: REPEAT 3[FD 50 RT 120]
3. Củng cố và dặn dò:
 - Thực hành lại cho học sinh quan sát và chỉ ra các lỗi mà các em hay vấp phải.
- Về nhà xem lại các kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe. Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe
++++++++++++++
BÀI 2: CÂU LỆNH LẶP LỒNG NHAU (TIẾT 2) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng các câu lệnh lặp lồng nhau. Sử dụng được câu lệnh lặp lồng nhau để vẽ các hình trang trí.
2. Kĩ năng: Vận dụng câu lệnh lặp để vẽ các hình hình học theo mẫu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Em hãy viết câu lệnh lặp lồng nhau để vẽ hình sau:
- Nhận xét.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động trang 87 SGK.” Rùa thực hiện công việc nào khi nhận được các lệnh sau: REPEAT 8[REPEAT 6[FD 50 RT 60 WAIT 30] RT 45]”.
- HS điền kết quả vào bài tập rùi nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chung.
b. Hoạt động 2:
- HS sử dụng máy tính kiểm tra lại kết quả các câu lệnh ở hai hoạt động trên.
- HS rút ra được điều gì từ hoạt động trên. 
- GV đưa ra một vài ví dụ cho học sinh thực hành để củng cố thêm cho câu lệnh lặp lồng nhau.
- VD: REPEAT 5[REPEAT 4[FD 40 RT 90]RT 70]
* Chú ý:
Câu lệnh lặp có dạng Repeat n[ ]. Trong đó:
+ Số n trong câu lệnh chỉ số lần lặp; giữa Repeat và n phải có dấu cách.
+ phần trong cặp ngoặc vuông [ ] là nơi ghi các câu lệnh được lặp lại.
Sử dụng câu lệnh lặp lồng nhau có thể cho ra nhiều hình giống nhau.
c. Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn học sinh làm hoạt động 1&2 trang 88 SGK.” Viết lệnh điều khiển rùa thực hiện: lặp lại 4 lần, trong mỗi lần vẽ một hình vuông cạnh dài 50 bước, vẽ xong quay một góc 90 độ.
- REPEAT 4[FD 50 RT 90]
- HS thực hành viết lệnh trên máy và quan sát kết quả.
- GV yêu cầu học sinh điều khiển Rùa vẽ hình sau:
- REPEAT 6[REPEAT 4[FD 50 RT 90] RT 60]
- GV nhận xét bài làm của học sinh.
- Cho học sinh quan sát bài của một vài bạn làm tốt.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Thực hành lại cho học sinh quan sát và chỉ ra các lỗi mà các em hay vấp phải.
- Về nhà xem lại các kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe. Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe
Năm Căn, ngày tháng. năm 2018
KÍ DUYỆT
TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 22 SHD tin hoc_12291768.doc