Giáo án Toán học 6 - Chủ đề: Cộng hai số nguyên

CHỦ ĐỀ: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được quy tắc cộng hai số nguyên âm, cộng hai số nguyên khác dấu.

- Vận dụng được quy tắc vào cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.

- Biết dùng số nguyên để biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.

- Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.

- Làm được các bài tập về cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.

3. Thái độ :

- Tuân thủ việc thực hiện theo quy tắc.

- Hưởng ứng và hợp tác trong hoạt động nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và hợp tác

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 6 - Chủ đề: Cộng hai số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2017	Ngày giảng: 29/11/2017
Phương án thực hiện: Sinh hoạt chuyên đề tổ chuyên môn
CHỦ ĐỀ: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được quy tắc cộng hai số nguyên âm, cộng hai số nguyên khác dấu.
- Vận dụng được quy tắc vào cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
- Biết dùng số nguyên để biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.
- Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
- Làm được các bài tập về cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
3. Thái độ :	
- Tuân thủ việc thực hiện theo quy tắc.
- Hưởng ứng và hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tính toán và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
- Thước thẳng, phấn màu, nam châm, máy vi tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập ghi bài tập.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về số nguyên, trục số, số đối, giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
- Bảng phụ, bút dạ, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
IV. BẢNG MÔ TẢ - HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH.
Bảng mô tả
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng hai số nguyên cùng dấu.
+ Phát biểu được quy tắc.
+ Nhận biết được cộng hai số nguyên âm.
Tính tổng hai số nguyên đơn giản trong trường hợp cùng âm, cùng dương
Tính tổng số nguyên và so sánh với số nguyên khác
 Tính số tiền nợ, tính nhiệt độ, tính giá trị biểu thực.
Cộng hai số nguyên khác dấu.
+ Phát biểu được quy tắc.
+ Nhận biết được cộng hai số nguyên khác dấu.
Tính tổng hai số nguyên khác dấu
Tính tổng số nguyên và so sánh với số nguyên khác
Tính vận tốc tàu chạy khi ngược, xuôi dòng nước; Tính tiền lãi, lỗ của cửa hàng, ..
Hệ thống câu hỏi
Mức độ nhận biết
1. Cộng hai số nguyên dương ta làm như thế nào?
2. Vậy muốn cộng hai số nguyên âm ta có thể làm như thế nào?
3. Nhiệt độ giảm 50C nghĩa là gì?
4. Vậy (+3) + (-5) =?
Mức độ thông hiểu
1. Em hãy tính (+4) + (+2) bằng bao nhiêu?
2. Minh họa phép cộng trên qua mô hình trục số như SGK hoặc hình vẽ 44/T74 - SGK
3. Tổng của hai số đối nhau bằng bao nhiêu?
Mức độ vận dụng thấp
1. Nhiệt độ giảm 20C có nghĩa là gì?.
2. Để tính nhiệt độ khi tăng -20C ta làm phép tính gì?
3. ?2 sgk
4. ?3 sgk
5. 
Nhóm 1, 2
(-202) + (-202)
80 + (-220)
(-75) + |-25|
Nhóm 3, 4
(-154) + (-154)
102 + (-120)
|-18| + (-12)
6. Nhiệt độ hiện tại của phòng ướp lạnh là -50C. Nhiệt độ tại đó sẽ là bao nhiêu độ C nếu:
Nhiệt độ giảm 70C.
 b) Nhiệt độ tắng 30C.
7. Khẳng định nào đúng, sai?
a./ Tổng hai số nguyên cùng dấu luôn là một số nguyên dương.
b./ Tổng hai số nguyên dương luôn lớn hơn mỗi số đó.
c./ Tổng hai số nguyên âm luôn bé hơn mỗi số đó
* Mức độ vận dụng cao
1. 
 (-21) + (-22) + (-3)
(-45) + 45 + 2017
 (-21) + (-23) + (-5)
(-37) + 37 + 2017
2. Tính giá trị biểu thức:
a./ x + (-10) biết x = -28.
b./ -|x| + (-3) biết x = -7.
3. Khi nước đứng yên tàu chạy với vận tốc 25km/h. Hỏi vận tốc thực tế là bao nhiêu khi nó chạy trên dòng sông biết vận tốc của nước là 6km/h? Khi:
a./ Tàu chạy xuôi dòng.
b./ Tàu chạy ngược dòng.
4. Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên. Nhà toán học Py-ta-go sinh sau thế vận hội 206 năm. Vậy ông sinh vào năm nào?
5. Cửa hàng có vốn 15 760 000 đồng. Tháng đầu lãi 3 250 000 đồng, tháng thứ hai lỗ 1 760 000 đồng. Hỏi cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu?
a./ Sau tháng thứ nhất.
b./ Sau tháng thứ hai.
V. TỔ CHỨ DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 6A.......................................................(1 phút)
2. Kiểm ta bài cũ: 
3. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. (5 phút)
1. Mục tiêu:
Ôn lại các kiến thức về: thứ tự trong tập hợp số nguyên, cách biểu diễn số nguyên trên trục số.
Đặt ra nghi vấn : nếu 2 số hạng của phép cộng là số âm hoặc không cùng dấu thì làm như thế nào?
2. Phương án tổ chức: Hoạt động cá nhân thực hiện các yêu cầu:
- Tính 3 + 2
- Nhận xét về kết quả phép tính.
3. Sản phẩm của học sinh:
Tính được 3 + 2
Đặt ra được nghi vấn về cách thực hiện cộng hai số nguyên âm, hai số nguyên khác dấu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN DƯƠNG. (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Học sinh biết thực hiện phép cộng một cách chính xác, thành thạo.
- Học sinh nêu được nhận xét về phép cộng hai số nguyên dương.
- Biết minh họa phép cộng trên trục số.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Các số như thế nào gọi là số nguyên dương?
Cộng hai số nguyên dương ta thực hiện như thế nào?
Em hãy tính (+4) + (+2) bằng bao nhiêu?
Minh họa phép cộng trên qua mô hình trục số như SGK 
-Trả lời
- Trả lời
- Thực hiện tính
3. Kết luận: 
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên.
II. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN ÂM. (20 phút)
1. Mục tiêu:
- Học sinh biết thực hiện phép cộng một cách chính xác, thành thạo.
- Học sinh trình bày được quy tắc cộng hai số nguyên âm.
- Vận dụng được quy tắc cộng hai số nguyên âm vào làm tính cộng.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Quy ước
* Khi nhiệt độ tăng 20C ta nói nhiệt độ tăng 20C. Khi nhiệt độ giảm 30C ta có thể nói nhiệt độ tăng -30C.
* Khi số tiền tăng 20000 đồng ta nói số tiền tăng 20000 đồng. Khi số tiền giảm 10000 đồng, ta có thể nói số tiền tăng -10000 đồng.
- Cho HS làm ví dụ trong SGK.
? Nhiệt độ giảm 20C có nghĩa là gì?.
? Để tính nhiệt độ khi tăng -20C ta làm phép tính gì?
b. Quy tắc
- Sử dụng trục số: Bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (chiều âm) 3 đơn vị đến điểm -3, sau đó di chuyển tiếp về bên trái 2 đơn vị đến điểm - 5.
? Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là bao nhiêu?
Chốt lại: (-3) + (-2) = -5
- Cho HS làm bài ?1.
? Có nhận xét gì về kết quả tìm được?
? Vậy muốn cộng hai số nguyên âm ta có thể làm như thế nào?
=> Chốt lại quy tắc trong khung. Sau đó GV cho đọc lại quy tắc cộng hai số nguyên âm.
- Hướng dẫn học sinh làm ví dụ SGK theo quy tắc
c. áp dụng
- Cho HS hoạt động nhóm làm bài ?2.
Lưu ý áp dụng quy tắc để thực hiện phép tính.
- Lắng nghe
Trả lời: Tăng -20C.
Trả lời: (-3) + (-2).
- Theo dõi. Vẽ trục số vào vở và thao tác như GV hướng dẫn.
- Trả lời: -50C
Thực hiện làm ?1
- Trả lời: Tổng của hai số nguyên âm bằng số đối của tổng hai giá trị tuyệt đối của chúng.
- Trả lời: 
- Theo dõi và đọc
Theo dõi
Thực hiện làm việc.
Kết luận: 
- Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.
III. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU. (25 phút)
1. Mục tiêu: 
- HS biết cộng hai số nguyên khác dấu
- HS hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng giảm của 1 đại lượng
- HS thực hành thành thạo phép cộng 2 số nguyên khác dấu
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ví dụ
? Nhiệt độ phòng ướp lạnh vào buổi sáng là 30C. Buổi chiều cùng ngày đã giảm 50C. Hỏi nhiệt độ phòng ướp lạnh chiều hôm đó là bao nhiêu độ C? 
Hướng dẫn:
? Nhiệt độ giảm 50C nghĩa là gì?
? Muốn tìm nhiệt độ ở phòng ướp lạnh buổi chiều khi nhiệt độ tăng -50C ta làm như thế nào?
? Vậy (+3) + (-5) =? 
- Hướng dẫn HS vẽ hình và tìm nhiệt độ tại phòng ướp lạnh 
b. Quy tắc
- Cho hs cá nhân làm ?1 trong sgk – 76
(Hướng dẫn học sinh dùng trục số để tính)
? Hai số -3 và +3 là hai số như thế nào? 
? Em có nhận xét gì về tổng của hai số đối nhau?
- Cho hs hđ nhóm làm ?2 trong sgk-76
? Trong hai số 3 và -6 số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn số nào?
? Dấu của tổng là dấu của số nào?
? Muốn 3 + (-6) ta có thể làm như thế nào?
? Vậy muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta làm như thế nào?
Rút ra quy tắc. Cho hs đọc quy tắc.
c. Áp dụng
- Hướng dẫn hs làm ví dụ trong sgk theo quy tắc.
- Cho học sinh cá nhân làm ?3 
HS làm theo hướng dẫn
Trả lời:
- Tăng -50C
- Thực hiện phép cộng (+3) + (-5)
- Minh họa trục số và trả lời
- Thực hiện
- Trả lời
- Trả lời
- Thực hiện làm nhóm
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Theo dõi và đọc.
- Theo dõi
- Cá nhân thực hiện.
3. Kết luận: 
* Quy tắc: 
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta thực hiện 3 bước:
+ Tìm GTTĐ của mỗi số.
+ Lấy số lớn trừ số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).
+ Đặt dấu của số có GTTĐ lớn hơn trước kết quả tìm được.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. (20 phút)
1. Mục tiêu: 
- Học sinh áp dụng kiến thức về cộng hai số nguyên vào làm các bài tập.
- Học sinh vận dụng thành thạo các quy tắc vào làm bài tập. 
- Học sinh thành thạo việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng.
2. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1.
Nhóm 1, 2
(-202) + (-202)
(-21) + (-22) + (-3)
80 + (-220)
(-75) + |-25|
(-45) + 45 + 2017
Nhóm 3, 4
(-154) + (-154)
(-21) + (-23) + (-5)
102 + (-120)
|-18| + (-12)
(-37) + 37 + 2017
Bài 2. Nhiệt độ hiện tại của phòng ướp lạnh là -50C. Nhiệt độ tại đó sẽ là bao nhiêu độ C nếu:
Nhiệt độ giảm 70C.
Nhiệt độ tắng 30C.
- Làm nhóm
HS nêu cách làm và thảo luận, trình bày:
3. Sản phẩm thu được:
Bài làm của học sinh trên bảng nhóm, bảng đen và trong vở.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (12 phút)
1. Mục tiêu:
Hs vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán có thực tế.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: Khẳng định nào đúng, sai?
a./ Tổng hai số nguyên cùng dấu luôn là một số nguyên dương.
b./ Tổng hai số nguyên dương luôn lớn hơn mỗi số đó.
c./ Tổng hai số nguyên âm luôn bé hơn mỗi số đó.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
a. x + (-10) biết x = -28.
b. -|x| + (-3) biết x = -7.
Bài 3: Khi nước đứng yên tàu chạy với vận tốc 25km/h. Hỏi vận tốc thực tế là bao nhiêu khi nó chạy trên dòng sông biết vận tốc của nước là 6km/h? Khi:
a./ Tàu chạy xuôi dòng.
b./ Tàu chạy ngược dòng.
Bài 4: Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên. Nhà toán học Py-ta-go sinh sau thế vận hội 206 năm. Vậy ông sinh vào năm nào?
Bài 5: Cửa hàng có vốn 15 760 000 đồng. Tháng đầu lãi 3 250 000 đồng, tháng thứ hai lỗ 1 760 000 đồng. Hỏi cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu?
a./ Sau tháng thứ nhất.
b./ Sau tháng thứ hai.
Đứng tại chỗ trả lời
Cho HS thảo luận (thay vào rồi tính) 
Thảo luận đưa ra cách làm.
Lên bảng làm bài
Làm bài vào phiếu học tập.
(có thể cho về nhà)
NGÀY 22/11/2017
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN DUYỆT CHỦ ĐỀ
Lê Thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong II 4 Cong hai so nguyen cung dau_12277395.doc