Giáo án Toán học 6 - Tam giác

I/ MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

 HS biết: Khái niệm đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính, bán kính, các điểm nằm bên trong, bên ngoài đừng tròn.

 HS hiểu: đường tròn khác hình tròn.

* Kĩ năng:

 Biết dùng compa để vẽ đường tròn, cung tròn.

 Biết gọi tên và kí hiệu đường tròn.

* Thái độ: cẩn thận, chính xác, tinh thần say mê toán học.

II/ TRỌNG TÂM:

 Khái niệm đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính, bán kính.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 6 - Tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8 Tiết 24
Tuần 30
T
I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: 
HS biết: Khái niệm đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính, bán kính, các điểm nằm bên trong, bên ngoài đừng tròn. 
HS hiểu: đường tròn khác hình tròn.
* Kĩ năng: 
Biết dùng compa để vẽ đường tròn, cung tròn.
Biết gọi tên và kí hiệu đường tròn.
* Thái độ: cẩn thận, chính xác, tinh thần say mê toán học.
II/ TRỌNG TÂM:
 Khái niệm đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính, bán kính.
III/CHUẨN BỊ:
GV: compa, thước thẳng, bảng phụ vẽ hình 48 (SGK/81)
HS: compa, thước thẳng, xem bài trước ở nhà.
IV/ TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 6ª1: 6ª5:
2/ Kiểm tra miệng: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới: * Hoạt động 1: ?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: vào bài
GV: Môn hình học rất phong phú và đa dạng. Qua môn học này các em sẽ được học về khái niệm, cách vẽ, tính chất của rất nhiều hình. Tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em về đường tròn, hình tròn.
Hoạt động 2: đường tròn, hình tròn
GV: Để vẽ đường tròn, ta dùng dụng cụ gì ? 
GV hướng dẫn học sinh cùng vẽ đường tròn (O ; R = 2 cm)
GV: Lấy các điểm A, B, C trên đường tròn; các điểm này cách O bao nhiêu ? ( 2cm ).
Vậy đường tròn tâm O bán kính 2 cm lấy hình gồm các điểm cách O một khoảng 2 cm. 
GV: Nếu ta thay 2cm = R thì đường tròn tâm O bán kính R được phát biểu như thế nào?
HS phát biểu khái niệm.
I. Đường tròn và hình tròn:
1. Đường tròn:
Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. Kí hiệu: (O, R)
GV thêm các điểm vào hình
Yêu cầu HS so sánh OA, OB, OC với R. Từ đó giới thiệu:
- Điểm A nằm trên (thuộc) đường tròn 
- Điểm B nằm trong đường tròn.
- Điểm C nằm ngoài đường tròn.
GV: Ở tiểu học ta đã biết hình tròn là hình có đường tròn bao quanh. Vậy hình tròn là hình gồm những điểm như thế nào?
Giáo viên nhấn mạnh sự khác nhau của 2 khái niệm. Có thể dùng hình ảnh mặt cắt của trái dưa hấu để phân biệt cho HS đường tròn và hình tròn (nếu HS chưa nắm vững)
2. Hình tròn:
Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó
Hoạt động 3: cung và dây cung
Giáo viên đưa hình vẽ lên bảng, vừa giới thiệu vừa chỉ vào hình cho HS quan sát.
GV: Hai điểm C và D trên đường tròn chia đường tròn thành 2 phần, mỗi phần là 1 cung tròn thường gọi là cung nhỏ CD và cung lớn CD
GV: Đoạn thẳng nối 2 dầu mút C và D của cung gọi là dây cung CD.
GV: Dây cung AB có gì đặc biệt? 
HS: Đi qua tâm
GV: Khi đó ta gọi nó là gì? 
HS: Đường kính AB.
GV: OA gọi là gì? (bán kính)
GV: So sánh đường kính và bán kính?
HS: đường kính gấp hai lần bán kính.
II. Cung và dây cung:
Hoạt động 4: công dụng khác của compa
- Công dụng chủ yếu của compa là gì?
- Ngoài ra, còn một số công dụng khác. 
Yêu cầu HS nghiên cứu các VD (SGK/90, 91) theo bàn và cho biết các công dụng khác của compa.
Gọi đại diện vài nhóm trả lời
GV thực hành cụ thể cho HS trực quan
III. Một công dụng khác của compa:
So sánh đoạn thẳng.
Vẽ hai đoạn thẳng bằng nhau
Ví dụ: (SGK/90, 91)
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: 
1. Khái niệm đường tròn tâm O bán kính R?
- Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. 
2. Khái niệm hình tròn?
- Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó
Bài 38 (SGK/91)
a) 	
b) (C; 2cm) qua O và A vì CO = CA = 2 cm
Bài 39 (SGK/92)
a) Ta có C(A; 3cm) CA = 3 cm
 C(B; 2cm) CB = 2 cm
 D(A; 3cm) DA = 3cm
 D(B; 2cm) DB = 2cm
b) I là trung điểm của AB vì I AB và IB = .
c) IK = AK – AI = 3 – 2 = 1 (cm)
Bài 39 (SGK/92)
AB = ML = IK < EF = GH < PQ < CD
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Đ/v bài học ở tiết này:
Học thuộc khái niệm đường tròn, hình tròn
Tập vẽ đường tròn, hình tròn, cung, dây cung.
BTVN: 41, 42 (SGK/92, 93) và 35 – 39 (SBT/39, 40)
HD bài 41: dùng thước đo và cộng độ dài 3 cạnh và đo OM rồi so sánh hoặc dùng compa kiểm tra bằng cách định trên OM các đoạn thẳng bằng AB, BC, CA.
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Ôn về tam giác (tiểu học). Xem trước bài Tam giác chú ý cách vẽ.
Tiết sau mang compa, thước, eke
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET24.doc