Giáo án Toán học 6 - Tiết 1 đến tiết 111

Ngày soạn:

Ngày dạy: 29/11/2017 Tiết 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU

VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN TOÁN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS thấy được tổng quan về nội dung chương trình bộ môn Toán 6 (gồm 2 phần Số học và Hình học), nắm được cấu trúc SGK bộ môn Toán 6. Từ đó biết cách sử dụng SGK và tài liệu tham khảo vào học tập.

2.Kỹ năng: Giúp HS làm quen với phương pháp học tập Toán, tìm ra cách học sao cho hiệu quả: ý thức tự giác, tích cực học tập, chịu khó suy nghĩ các vấn đề, tìm hiểu SGK, tài liệu; tích cực tìm tòi khám phá các vấn đề Toán học. Nắm được các dụng cụ học toán cần thiết.

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, kích thích lòng say mê, ham hiểu biết. Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật và tính khoa học trong học tập; định hướng cách học cho bản thân.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:

1. Chuẩn bị của thầy: -SGK Toán 6 (đầy đủ tập 1, tập 2), một số tài liệu tham khảo khác

 -Một số dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập Toán: thước, Ê ke, . . .

2. Chuẩn bị của trò: SGK toán 6, STK toán 6, . . .; đồ dùng học tập

 

doc 227 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 604Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán học 6 - Tiết 1 đến tiết 111", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ 42 và 42 + (-134).
3.Bài mới:
Hoạt độngcủa thầy - trò
Nội dungkiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tính chất giao hoán 
GV: Trên cơ sở kiểm tra bài cũ GV đặt vấn đề: Qua ví dụ, ta thấy có tính chất giao hoán.
HS: Tự lấy thêm ví dụ
GV: Phát biểu nội dung tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên.
HS: Tổng hai số nguyên không đổi nếu ta đổi chỗ các số hạng.
GV: Yêu cầu HS làm ?1
HS: Trình bày ?1 trên bảng
GV: Yêu cầu HS nêu công thức
HS: Nêu như SGK
GV: Tổng kết trên bảng
Hoạt động 2: Tính chất kết hợp 
GV: Yêu cầu HS làm ?2
HS: Làm ?2 theo yêu cầu bằng cách trình bày bài giải trên bảng
GV: Tổng kết
GV: Vậy muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể làm như thế nào?
HS: Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
GV: Yêu cầu HS nêu công thức
HS: Nêu công thức 
GV: Ghi công thức trên bảng
GV: Giới thiệu phần chú ý (SGK)
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất cộng với số 0 
GV: Một số nguyên cộng với số 0, kết quả như thế nào? Cho vía dụ?
HS: Một số nguyên cộng voéi số 0, kết quả bằng chính số nó.
 Ví dụ: 3 + 0=2
GV: Nêu công thức tổng quát của tính chất này?
HS: a+ 0 = a
GV: Ghi công thức đó trên bảng
Hoạt động 4: Cộng với số đối 
GV: Yêu cầu HS thực hiện phép tính GV cho trên bảng
GV: Ta nói: (-12) và 12 là hai số đối nhau. Tương tự (-25) và 25 là hai số đối nhau.
GV: Vậy tổng của hai số nguyên đối nhau bằng bao nhiêu? Cho ví dụ?
HS: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0
 Ví dụ: (-8)+8=0
GV: Gọi HS đọc phần VD (SGK) 
HS: Đọc phần VD (SGK)
GV: Yêu cầu HS nêu công thức tổng quát
HS: Nêu như SGK
GV: Yêu cầu HS làm?3
HS: Trình bày ?3 trên bảng
GV: Tổng kết 
1. Tính chất giao hoán
?1 Tính và so sánh kết quả
 a. (-2)+(-3)= -5 và (-3)+(-2)= -5
 Vậy (-2)+(-3) = (-3)+(-2)
 b. (-5)+(+7)=2 và (+7)+(-5)= 2
 Vậy (-5)+(+7) = (+7)+(-5)
 c. (-8)+(+4) = -4 và (+4)+(-8)= -4
 Vậy (-8)+(+4) = (+4)+(-8)
Tổng quát: Phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán, nghĩa là:
a + b = b + a
2. Tính chất kết hợp
?2 Tính và so sánh kế quả
 (-3)+(4+2) = (-3)+6=3
 Tổng quát: 
(a + b)+ c = a + (b + c)
uChú ý: (SGK-78)
3. Cộng với số 0
a + 0 = 0 + a = 0
4. Cộng với số đối
-Số đối của số nguyên a được kí hiệu là (-a)
-Số đối của (-a) cũng là a
 Nghĩa là: -(-a) = a
-Nếu a là số nguyên dương thì (-a) là số nguyên âm. Nếu a là số nguyên âm thì (-a) là số nguyên dương
-Số đối của 0 là 0
Ta có: Tổng hai số đối luôn luôn bằng 0
a + (-a) = 0
Ngược lại nếu: a + b = 0 thì b= -a và a= -b
?3 Các số nguyên a thoả mãn:
 -3 < a < 3 là: -2; -1; 0; 1; 2 và tổng của chúng là: 
4. Củng cố - Luyện tập : 
– GV nhấn mạnh lại các tính chất của phép cộng các số nguyên.
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 37 SGK. 
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : 
	– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
	– Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.
------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 16/12/2017
Tiết 47: PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiết được quy tắc phép trừ trong Z 
2. Kỹ năng: Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên.
3. Thái độ: Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loại hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT,SGK,phiếu học tập. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	
2.Kiểm tra bài cũ: 
	Nêu và viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng các số nguyên? 
Làm bài tập 36 a) 126 +(-20) +2004 +(-106)
 = [126 + (-20) +(-106)] +2004
	 = 0 +2004 = 2004.
3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tính hiệu của hai số nguyên
GV: Cho biết phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào?
GV: Còn trong Z các số nguyên, phép trừ thực hiện như thế nào? 
GV: Đưa bài tập ? lên bảng
GV: Hướng dẫn HS làm
GV: Nhận xét Qua các ví dụ, em thử đề xuất: muốn trừ đi một số nguyên, ta có thể làm thế nào?
GV: Nêu quy tắc (SGK) và nêu công thức tổng quát
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc.
GV: Nêu VD trên bảng và yêu cầu HS làm 
GV: Giới thiệu nhận xét SGK.
Hoạt động 2: Ví dụ 
GV: Nêu ví dụ (SGK-81)
GV: Để tìm nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa ta phải làm như thế nào?
HS: Để tìm nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa ta phải lấy 3oC-4oC
GV: Hãy thực hiện phép tính
HS: 3oC-4oC=(-1oC)
GV: Yêu cầu HS trả lời bài toán.
HS: Vậy nhiệt độ hôm nay của Sa Pa là -1oC
GV: Nêu nhận xét
GV: Em thấy phép trừ trong N và phép trừ trong Z khác nhau như thế nào?
HS: Phép trừ trong Z bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong N có khi không thực hiện được, có khi thực hiện không được
GV: Giải thích thêm: Chính vì phép trừ trong N có khi không thực hiện được nên ta phải mở rộng tập N thành tập Z để phép trừ các số nguyên luôn thực hiện được.
1. Hiệu của hai số nguyên
 ? Hướng dẫn 
a. 3-1=3+(-1)=2 b. 2-2=2+(-2)=0
 3-2=3+(-2)=1 2-1=2+(-1)=1
 3-3=3+(-3)=0 2-0=2+0 =2
 3-4=3+(-4)=-1 2-(-1)=2+1=3
 3-5=3+(-5)=-2 2-(-2)=2+2=4 
*Quy tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b,ta cộng a với số đối của b.
a-b = a+(-b)
- Ví dụ: 
 5-9= 5+(-9)= -4
 -5-(-9)=(-5)+(+9) = 4
* Nhận xét: (SGK-81)
2. Ví dụ: (SGK -81)
 Do nhiệt độ giảm 4oC, Nên ta có:
 3 – 4 = 3 + (-4) = -1 
 Vậy nhiệt độ hôm nay của Sa Pa là -1oC
*Nhận xét: Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được,còn trong Z luôn thực hiện được.
4. Củng cố- Luyện tập:
– Muốn trừ hai số nguyên ta thực hiện như thế nào? 
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 47 trang 82 SGK
 a. 2-7=2+(-7)= -5 b. 1-(-2)=1+2=3 c. (-3)-4= (-3)+(-4)= -7
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
	– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 48; 49 SGK.
	– Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.
----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 22/12/17
Tiết 48: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về phép trừ hai số nguyên.
2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo qui tắc phép trừ hai số nguyên vào bài tập.
3. Thái độ:Có thái độ cẩn thận trong tính toán.
 II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT,SGK,phiếu học tập. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	
2.Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Nêu qui tắc trừ hai số nguyên.
	- Làm bài tập 47 SGK-82.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Thực hiện phép tính 
Bài 51/82 SGK:
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
Hỏi: Nêu thứ tự thực hiện phép tính?
HS: Lên bảng thực hiện.
- Làm ngoặc tròn.
- Áp dụng qui tắc trừ, cộng hai số nguyên khác dấu, cùng dấu.
Bài 52/82 SGK
GV: Muốn tính tuổi thọ của nhà Bác học Acsimét ta làm như thế nào?
HS: Lấy năm mất trừ đi năm sinh:
(-212) - (-287) = (-212) + 287 = 75 (tuổi)
Hoạt động 2: Điền số: 
Bài 53/82 SGK:
GV: Gọi HS lên bảng trình bày.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
Hoạt động 3: Tìm x. 
Bài 54/82 SGK
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Hỏi: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
HS: Trả lời
Hoạt động 4: Đúng, sai. 
Bài 55/83 SGK:
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài tập.
- Gọi HS đọc đề và hoạt động nhóm.
HS: Hoạt động nhóm
GV: Hỏi:
Hồng: “có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ” đúng hay sai? Cho ví dụ minh họa?
HS: Đúng. Ví dụ: 2 - (-7) = 2 + 7 = 9
GV: Hoa “Không thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ” đúng hay sai? Vì sao? Cho ví dụ minh họa?
HS: Sai
GV: Lan “Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ” đúng hay sai? Vì sao? Cho ví dụ minh họa?
HS: Đúng.
Ví dụ: (-7) - (-8) = (-7) + 8 = 1
Hoạt động 5: Sử dụng máy tính bỏ túi. 
Bài 56/83 SGK:
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung trang 83 SGK.
+/- 
- Yêu cầu HS đọc phần khung SGK và sử dụng máy tính bấm theo hướng dẫn, kiểm tra kết quả. 
+/- 
Hỏi: Bấm nút nhằm mục đích gì? Bấm khi nào?
HS: Nút chỉ dấu trừ của số nguyên âm, muốn bấm số nguyên âm ta bấm nút phần số trước đến phần dấu sau (tức là bấm nút +/-)
- Hướng dẫn hai cách bấm nút tính của bài: 
- 69 - (-9) như SGK.
- Gọi HS đứng lên dùng máy tính bỏ túi tính bài 56 SGK.
HS: Thực hiện.
Bài tập 51 SGK-82: Tính
a) 5 - (7-9) = 5 - [7+ (-9)]
 = 5 - (-2)
 = 5 + 2 = 7
b) (-3) - (4 - 6) 
 = (-3) - [4 + (-6)]
 = (-3) - (-2) = (-3) + 2 = -1
Bài tập 52 :SGK-82.
Tuổi thọ của nhà Bác học Acsimet là:
(-212) - (-287)
= - (212) + 287 = 75 tuổi
Bài tập 53 : SGK-82
x
- 2
- 9
3
0
y
7
-1
8
15
-x -y
-9
-8
-5
-15
Bài tập 54 : SGK-82
a) 2 + x = 3
 x = 3 - 2
 x = 1
b) x + 6 = 0
 x = 0 - 6
 x = 0 + (- 6)
 x = - 6
c) x + 7 = 1
 x = 1 - 7
 x = 1 + (-7)
 x = - 6
Bài tập 55: SGK-83
a) Hồng: đúng.
Ví dụ: 2 - (-7) = 2 + 7 = 9
b) Hoa: sai
c) Lan: đúng.
(-7) - (-8) = (-7) + 8 = 1
Bài tập 56: SGK-83:
Dùng máy tính bỏ túi tính:
a) 169 - 733 = - 564
b) 53 - (-478) = 531
c) - 135 - (-1936) = 1801
4. Củng cố - Luyện tập:
- GV nhắc lại nhắc lại một số dạng toán đã học. Lưu ý cho HS cách trình bày.
5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
	+ Ôn quy tắc trừ hai số nguyên.
	+ Xem lại các dạng bài tập đã giải.
	+ Làm các bài tập 85, 86, 87/64 SBT.
	+ Nghiên cứu bài mới.
---------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 23/12/07
Tiết 49: QUY TẮC DẤU NGOẶC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS Hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).
2. Kỹ năng: HS biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
3. Thái độ:Có thái độ cẩn thận trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT,SGK,phiếu học tập. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	
2.Kiểm tra bài cũ: 
	HS 1: Tính :	a) 12-(-5-7)	b) (-17)- (8-25)
	HS 2: Nêu quy tắc trừ hai số nguyên? Áp dụng tính: 15 – (-9) – 4.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
 Hoạt động 1: Quy tắc dấu ngoặc 
GV: Đặt vấn đề
 Hãy tính giá trị biểu thức
 5+(42-15+17)-(42+17)
 Nêu cách làm?
GV: Ta nhận thấy trong ngoặc thứ nhất và ngoặc thứ hai đều có 42+17, vậy có cách nào bỏ được cái ngoặc này đi thì việc tính toán sẽ dễ dàng hơn.
GV: Xây dựng quy tắc dấu ngoặc
GV: Cho HS làm ?1
GV: Qua ?1 hãy rút ra nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước ta làm thế nào?
GV: Yêu cầu HS làm ?2 
HS: Thực hiện ?2 trên bảng
GV: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc như thế nào?
HS: Dấu các số hạng giữ nguyên
GV: Từ đó cho biết: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc như thế nào?
GV: Yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc bỏ dấu ngoặc (SGK)
HS: Phát biểu các quy tắc dấu ngoặc (SGK)
GV: Đưa ví dụ tính nhanh (SGK)
GV: Yêu cầu HS làm ?3 
HS: Lần lượt hai HS thực hiện ?3 trên bảng
Hoạt động 2: Tổng đại số
GV: Giới thiệu như GSK
 - Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên.
 - Khi viết tổng đại số: Bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc.
GV: Đưa ví dụ trên bảng và yêu cầu HS làm.
HS: Làm VD như yêu cầu
GV: Giới thiệu các phép biến đổi trong tổng đại số.
* các phép biến đổi trong tổng đại số:
 - Thay đổi vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
 - Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tuỳ ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu trừ “-“ thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
GV: Nêu chú ý (SGK)
1. Quy tắc dấu ngoặc
 ?1 Hướng dẫn 
Số đối của 2 là (-2)
Số đối của (-5) là 5
Số đối của là 
 b. Tổng các số đối của 2 và -5 là:(-2)+5=3.
 Số đối của tổng cũng là 3.
 Vậy “Số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng”.
 ?2 Hướng dẫn 
Tính và so sánh kết quả
 a. 7+(5-13)=7+(-8)= -1
 7+5+(-13)=12+(-13)= -1
 7+(5-13) = 7+5+(-13)
 b. 12-(4-6)=12-(-2)=12+2=14
 12-4+6=8+6=14 
12-(4-6) = 12-4+6
* Quy tắc: SGK-84.
Ví dụ: Tính nhanh
 ?3 Tính nhanh
 a. (768-39)-768 = 768-39-768 = -39
 b. (-1579)-(12-1579) = -1579-12+1579 = -12
2. Tổng đại số
 VD: 5+(-3)-(-6)-(+7) = 5+(-3)+(+6)+(-7)
 =5-3+6-7 =11-10 =1
u Chú ý: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể nói gọn tổng đại số là tổng.
4. Củng cố- Luyện tập:
– GV nhấn mạnh lại quy tắc dấu ngoặc cho học sinh.
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 55 SGK 
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
	– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
	– Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.
------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 27/12/07
Tiết 50: QUY TẮC DẤU NGOẶC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc vào giải bài tập
2. Kỹ năng: HS biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
3. Thái độ:Tính toán nhanh, hợp lý. Cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT,SGK,phiếu học tập. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	
2.Kiểm tra bài cũ: 
Phát biểu quy tắc dấu ngoặc? .
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
* Bài tập 57. Sgk 
Gv yêu cầu 4 Hs lên bảng thực hiện. Ưu tiên gọi học sinh trung bình, yếu, kém.
Hs lớp làm vào nháp và chú ý quan sát nhận xét.
* Bài tập 58/85 
Gv hướng dẫn: ta chỉ thực hiện phép tính với những số hạng đồng dạng với nhau. thực hiện phép tính phần số với nhau. phần chữ( ẩn) với nhau. Chú ý tới quy tắc dấu ngoặc.
Hs làm. 2 Hs lên bảng trình bày.
Hs lớp thực hiện. Quan sát 2 bạn làm trên bảng và bổ xung nhận xét nếu cần.
* Bài tập 60/85 sgk (8phút)
2Hs lên bảng làm bài tập 60/85 sgk.
Hs lớp làm và quan sát. Nhận xét bổ xung nếu cần.
Bài tập 57 trang 85. Tính tổng
Hướng dẫn 
a. (-17) + 5 + 8 + 17 
=[(-17) + 17] + 13 = 0 + 13 =13
b. 30 + 12 + (-20) + (-12)
= [12 +(-12)] +[30 + (-20)] = 0 + 10 = 10
c. (-4) + (- 440) + (-6) + 440
= [(-440) + 440] + [(-4) + (-6)] = 0 + (-10) = -10
d. (-5) + (-10) + 16 + (-1)
= [(-5)+(-1) + (-10)] + 16 = (-16) + 16 = 0.
Bài tập 58 trang 85
Hướng dẫn 
a. x + 22 + (-14) + 52
= x + (-14) + 74 = x + 60
b. (-90) - (p +10) + 100.
= [(-90) + (-10) ] + (-p) +100
= [(-100) + 100] -p = - p.
Bài tập 60 trang 85 sgk
Hướng dẫn 
a. (27 + 65) + ( 346 - 27 - 65)
= 27 + 65 + 346 - 27 - 65
= (27 - 27) + (65 - 65) + 346 = 346
b. (42 - 69 + 17) - ( 42 +17)
= 42 - 69 + 17 - 42 - 17
= (42- 42) + (17 - 17) - 69 = 0 + 0 - 69 = - 69
4. Củng cố - Luyện tập:
– GV nhấn mạnh lại quy tắc dấu ngoặc cho học sinh chú ý khi có dấu trừ đằng trước.
 – Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
	– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập.
	 .--------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 27/12/07
Tiết 51: QUY TẮC CHUYỂN VẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức:
+ Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại
+ Nếu a = b thì b = a.
2. Kỹ năng: HS hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế: khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
3. Thái độ:Tính toán nhanh, hợp lý. Cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT,SGK,phiếu học tập. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	
2.Kiểm tra bài cũ: 
Phát biểu quy tắc dấu ngoặc? Tính: (-2012) – (78 – 2012)
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của đẳng thức. 
GV: Giới thiệu cho HS thực hiện như hình 50 (SGK-85).
Có một cân đĩa, đặt trên hai đĩa cân 2 nhóm đồ vật sao cho cân thăng bằng.
Tiếp tục đặt lên mỗi đĩa cân một quả cân 1kg, hãy rút ra nhận xét.
HS: Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm 2 vật có khối lượng bằng nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
GV: Ngược lại:Đồng thời bỏ từ hai đĩa cân 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau, rút ra nhận xét.
HS: Ngược lại, nếu đồng thời bớt hai vật có khối lượng bằng nhau ở hai đĩa cân thì cân vẵn thăng bằng.
GV: Tương tự như đĩa cân, nếu ban đầu ta có hai số bằng nhau, kỳ hiệu: a = b ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái “=”, vế phải là biểu thức ở bên phải “=”.
GV: Từ phần thực hành trên đĩa cân, em có thể rút ra những nhận xét gì về tính chất của đẳng thức?
HS: Nêu phần đóng khung SGK
GV: Nhắc lại các tính chất của đẳng thức. 
Hoạt động 2: Áp dụng
GV: Đưa VD trên bảng yêu cầu HS thực hiện
HS: Thực hiện VD trên bảng
GV: Yêu câu HS làm ?2
HS: Đọc và trình bày ?2 trên bảng
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3: Quy tắc chuyển vế 
GV: Giớ thiệu quy tắc chuyển vế trang 86 SGK. Và yêu cầu HS nhắc lại quy tắc.
GV: Cho HS làm VD (SGK).
HS: Thực hiện VD trên bảng.
GV: Tổng kết.
GV: Yêu cầu HS làm ?3 
HS: Thực hiện ?3 trên bảng.
GV: Nhận xét.
GV: Ta đã học phép cộng và phép trừ các số nguyên. Ta hãy xét xem hai phép toán này quan hệ với nhau như thế nào?
GV: Trình bày trên bảng.
GV: Vậy hiệu (a – b) là một số x mà khi lấy x cộng với b sẽ được a hay phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.
1. Tính chất của đẳng thức.
 ?1 Nhận xét 
- Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm 2 vật có khối lượng bằng nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
- Ngưuợc lại, nếu đồng thời bớt hai vật có khối lượng bằng nhau ở hai đĩa cân thì cân vẵn thăng bằng.
* Tính chất:
Khi biến đổi các đẳng thức, ta thường áp dụng các tính chất sau:
 Nếu a = b thì a+c = b+c
 Nếu a+c = b+c thì a = b
 Nếu a = b thì b = a.
2. Ví dụ
 Tìm số tự nhiên x, biết: x – 2 = -3
 Giải: x – 2 = -3
 x – 2 + 2 = -3 + 2 
 x = -3 + 2
 x = -1
 ?2 Tìm số nguyên x, biết: x + 4 = -2
Giải: x + 4 = -2
 x + 4 – 4 = -2 -4
 x + 0 = -2 – 4
 x = -6
3. Quy tắc chuyển vế
* Quy tắc: SGK-86
*Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết:
x – 2 = -6 b. x – (-4) = 1
 x = -6 + 2 x + 4 = 1
 x = -4 x = 1 – 4
 x = -3
 ?3 Tìm số nguyên x, biết: x + 8 = (-5) + 4
Giải: x + 8 = (-5) + 4
 x + 8 = -1
 x = -1 – 8
 x = -9
Mở rộng:
Gọi x là hiệu của a và b 
Ta có: x = a – b
Áp dụng quy tắc chuển vế:
 x + b = a
Ngược lại nếu có: x + b = a theo quy tắc chuyển vế thì: x = a – b
4. Củng cố - Luyện tập :
– GV nhấn mạnh lại quy tắc chuyển vế.
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 61 trang 87 SGK 
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 62; 63; 64; 65 trang SGK;
– Ôn tập chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kỳ I.
----------------------------------------------------------------------
soạn: 
Ngày dạy: 29/12/2017
Tiết 52: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức:
+ Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại
+ Nếu a = b thì b = a.
2. Kỹ năng: - Học sinh luôn phải ghi nhớ khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
3. Thái độ:Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, rèn tính cẩn thận cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT,SGK,phiếu học tập. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	
2.Kiểm tra bài cũ: 
HS: Phát biểu các tính chất của đẳng thức. 
* Tính chất: 
 	 Nếu a = b thì a + c = b + c
 	 Nếu a + c = b + c thì a = b
 	 Nếu a = b thì b = a
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Bài 1: Tìm x biết:
a/ 5 – (10 – x) = 7
b/ - 32 - (x – 5) = 0
c/ - 12 + (x – 9) = 0
d/ 11 + (15 – x) = 1
Bài 2: Tìm số nguyên x, biết rằng: 
x + 7 = - 5 - 14 
– 18 – x = - 8 – 13 
311 – x + 82 = 46 + (x – 21)
* GV yêu cầu HS làm bài 60
- Nêu yêu cầu của đề bài?
- Làm bài theo cá nhân
- GV chốt cho HS cách tính nhanh các tổng đại số, quy tắc dấu ngoặc.
? Tính tổng các số nguyên x sao cho: | x-2| 4.
? Để tính tổng các số nguyên x, trước tiên ta làm việc gì.
HS: Ta phải tìm x trước.
? Nêu các bước.
? Nêu những cách tìm x ( 1 cách trình bày theo hai kiểu )
 HS: B1: Tìm x.
 	B2 : Tính tổng:
 x- 2 
 x 
? Nêu cách tính tổng.
HS: C1: Tính từ trái sang phải, thực hiện lần lượt.
C2: Nhóm các số theo quy luật rồi thực hiện phép tính.
* Lưu ý: Ta nên làm theo cách 2 để thực hiện nhanh chóng và đỡ bị nhầm.
Bài 1: Tìm x . 
a/ 5 – (10 – x) = 7 5 – 10 + x = 7
- 5 + x = 7 x = 7 + 5 = 12.
Thử lại 5 – (10 – 12) = 5 – 10 + 12 = 7
Vậy x = 12 đúng là nghiệm.
b/ - 32 – (x -5) = 0 - 32 – x + 5 = 0 
- 27 – x = 0 x = - 27
c/ x = 21
d/ x = 25
Bài 2 Giải:
x + 7 = - 5 - 14 x = -19 – 7x = - 26 
– 18 – x = - 8 – 13 
- 18 + 8 + 13 = xx = 23
311 – x + 82 = 46 + (x – 21)
311 + 82 – 46 + 21 = x + x
2x = 368 x = 184
 3.x – 15 = 03.x = 15x = 5
Bài tập 60: (SGK-85 )
a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65)
= 27 + 65 + 346 – 27 – 65
= (27 – 27) + (65 – 65) + 346
= 346
b) (42 – 69 + 17) –(42 + 17)
= - 69
Bài tập 3: Tính tổng các số nguyên x sao cho: | x-2| 4.
 Do: | x-2| 4
- 4 x- 2 4
- 4 + 2 x 4 + 2
- 2 x 6
 x là các số : 
 -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5 ;6.
 * Vậy ta có tổng:
 -2 + (-1) + 0 +1 +2 +3 + 4+ 5 +6 
= -2 + 2+(-1) + 1+ 3 + 4+ 5 + 6
= 18.
Bài tập : Tính tổng:
A= 2005 – 2003 – 2001 – 1999- - 5 – 3- 1.
Ta có: A = 2005 – 2003 – 2001 - 1999 - - 5 – 3 – 1 
=> A= 2005-(2003+ 2001 + 1999 ++ 3 +1 )
Đặt B = 2003+ 2001 + 1999 ++ 3 +1 )
=> A= 2005 – B.
Ta có: B = 1+ 3+ 5+ + 2003 có 1002 số hạng.
 B = ( 1+ 2003). 1002 : 2
 = 1002. 1002
 = 1004004. 
Vậy A= 2005 – 1004004
 A= - 1001999
4. Củng cố - Luyện tập :
– GV nhấn mạnh lại quy tắc chuyển vế.
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK 
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
- Về nhà học bài theo vở ghi và SGK. 
- Bài 1: Tìm x, biết: 
 ( x+ 2)+ ( x+4 ) + (x+6) ++( x+18) = 2006.
 - Bài2: Tính tổng các số nguyên x sao cho:
 | x +2| - 4 7
- Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập học kì I.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 30/12/2017 
Tiết 53: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: + Ôn tập các kiến thức căn bản về tập hợp , mối qu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an so hoc 6_12258794.doc