Giáo án Toán học 6 - Tiết 26: Ôn tập chương II

I/ MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

 HS biết: củng cố, khắc sâu kiến thức về góc; tia phân giác, đường tròn, tam giác.

 HS hiểu: hệ thống hoá kiến thức trên.

* Kĩ năng:

 Sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo.

 Vẽ góc, tam giác.

 Bước đầu tập suy luận đơn giản.

* Thái độ: cẩn thận, chính xác, tinh thần say mê toán học.

II/ TRỌNG TÂM:

Hệ thống hoá kiến thức về góc; tia phân giác, đường tròn, tam giác.

III/CHUẨN BỊ:

 GV: compa, thước đo góc, bảng phụ ghi BT cho thêm

 HS: compa, thước đo góc, soạn các câu hỏi, bài tập theo yêu cầu SGK/95,96

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 6 - Tiết 26: Ôn tập chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26
Tuần 33
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: 
HS biết: củng cố, khắc sâu kiến thức về góc; tia phân giác, đường tròn, tam giác.
HS hiểu: hệ thống hoá kiến thức trên.
* Kĩ năng: 
Sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo.
Vẽ góc, tam giác.
Bước đầu tập suy luận đơn giản.
* Thái độ: cẩn thận, chính xác, tinh thần say mê toán học.
II/ TRỌNG TÂM:
Hệ thống hoá kiến thức về góc; tia phân giác, đường tròn, tam giác.
III/CHUẨN BỊ:
GV: compa, thước đo góc, bảng phụ ghi BT cho thêm
HS: compa, thước đo góc, soạn các câu hỏi, bài tập theo yêu cầu SGK/95,96
IV/ TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 6ª1: 6ª5:
2/ Kiểm tra miệng:
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: vào bài
GV: trong 11 tiết qua, cô đã giới thiệu một số kiến thức cơ bản về góc, tam giác , khái niệm đường tròn. Trong tiết này chúng ta sẽ ôn tập để nhớ một cách có hệ thống các kiến thức trên. 
Hoạt động 2: ôn lý tuyết
Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi 1, 2 (SGK/96)
Gọi HS nhận xét
Chú ý HS có thể phát biểu góc nhọn và góc tù bằng cách dùng từ “số đo 900” hoặc dùng từ “góc vuông”
I. Lý thuyết:
- Góc là hình gồm 2 tia chung gốc.
- Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau
- Góc có số đo 900 là góc vuông.
- Góc có số đo nhỏ hơn 900 là góc nhọn.
- Góc có số đo lớn hơn 900 và bé hơn 1800 là góc tù.
GV: Tia phân giác của góc là gì?
Nhấn mạnh hai điều kiện nằm giữa và cách đều của tia phân giác với học sinh.
GV: Tam giác ABC là gì?
- Tia phân giác của góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
- Tam giác ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng 
Gọi HS nhận xét
GV nhấn mạnh điều kiện không thẳng hàng của ba đỉnh.
AB, BC, CA khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng
Hoạt động 3: luyện tập
Dùng bảng phụ vẽ hình
Yêu cầu các nhóm quan sát trong 3 phút và cho biết hình đã cho biểu diễn gì
 Gợi ý: 1 hình có thể có nhiều ý nghĩa
Gọi đại diện từng nhóm trả lời, các nhóm còn lại nghe và bổ sung.
GV nhận xét, ghi điểm cho nhóm
GV hỏi thêm:
GV: ở hình 1 và hình 2 gọi là góc gì?
HS: Hình 1: góc nhọn, hình 2: góc bẹt.
GV: Khi tia OZ nằm giữa 2 tia Ox và Oy ta có đẳng thức nào? 
HS: 
II. Bài tập:
1. Đọc hình:
Hình 1: Điểm M nằm ngoài góc xOy
Hình 2: Điểm N nằm trong góc xOy
Hình 3: Góc bẹt xOx’
Hình 4: Góc vuông xAy
Hình 5: 2 góc kề bù vAu và uAt
Hình 6: Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy
Hình 7: Tam giác MNP
Hình 8: Đường tròn tâm O bán kính 2cm
Hình 9: Hình tròn tâm A bán kính 2cm
Gọi 3 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu của bài tập 4 (SGK/96)
Chú ý cho HS kí hiệu các góc khác nhau phải khác nhau và kí hiệu của góc vuông là hình vuông nhỏ.
2. Vẽ hình:
Bài 4 (SGK/96)
Gọi HS lên bảng vẽ hình bài 6 và bài 8, các HS khác vừa quan sát bạn làm vừa vẽ vào vở
Gọi HS khác kiểm tra, nhận xét (về cách sử dụng thước và độ chính xác)
Bài 6 ,8 (SGK/96)
Dùng bảng phụ ghi đề:
 Cho tia Oa nằm giữa hai tia Ob và Oc. Tính số đo góc aOb biết =400, =1250
Yêu cầu HS nêu cách tính góc aOb nêu rõ dựa vào đâu tính được.
BT cho thêm:
Vì tia Oa nằm giữa hai tia Ob và Oc
nên 
 = 1250 – 400= 850
Dùng bảng phụ ghi đề:
Trên cùng một nửa mp bờ chứa tia Ox vẽ 2 tia Ot, Oy sao cho = 600, = 1200
a) Tia nào nằm giữa 2 tia còn lại?Vì sao?
b) So sánh và 
c) Tia Ot có là tia phân giác của? Vì sao?
Gọi HS lên bảng vẽ hình
GV: Vị trí của tia Ot đối với tia Ox và tia Oy? Vì sao?
GV: Tia Ot nằm giữa 2 tia Ox và Oy ta có đẳng thức nào?
Gọi HS lên bảng tính số đo góc tOy
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu c.
HS có thể trả lời vì = =
3. BT cho thêm:
a) Do Ot, Oy cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ Ox. Mà < (600 < 1200) nên tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy.
b) Vì tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy
nên 
Vậy = (= 600)
c) Tia Ot là tia phân giác góc xOy vì:
- + = (theo câu a)
- = = 600 (theo câu b)
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: 
 GV nhấn mạnh các sai lầm học sinh thường mắc phải.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Đ/v bài học ở tiết này:
Nắm vững định nghĩa các hình (nửa mặt phẳng, góc, góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, 2 góc phụ nhau, 2 góc bù nhau, 2 góc kề bù, tia phân giác của 1 góc, đường tròn, tam giác )
Học thuộc các 3 tính chất (SGK / 96) và tính chất trên nửa mặt phẳng bờ Ox có = m0, = n0 ; nếu m0 < n0 thì tia Oy nằm giữa Ox, Oz.
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Xem kỹ các bài tập đã giải trong 2 tiết ôn tập. 
Tiết sau chuẩn bị giấy, dụng cụ kiểm tra 1 tiết.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET26.doc