I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
Học sinh biết khái niệm góc, góc bẹt.
Học sinh hiểu về điểm nằm trong góc.
* Kĩ năng: Nhận biết được một góc trong hình vẽ, biết vẽ góc
* Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
II/ TRỌNG TÂM:
Nắm được khái niệm góc, góc bẹt, biết vẽ góc, biết đọc, biết viết góc.
III/CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, phấn màu
HS: - Đọc kỹ định nghĩa góc, góc bẹt
- Xem kĩ cách vẽ góc, cách đọc tên góc
Bài 2 Tiết16 Tuần 22 GÓC I/ MỤC TIÊU: * Kiến thức: Học sinh biết khái niệm góc, góc bẹt. Học sinh hiểu về điểm nằm trong góc. * Kĩ năng: Nhận biết được một góc trong hình vẽ, biết vẽ góc * Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận cho học sinh. II/ TRỌNG TÂM: Nắm được khái niệm góc, góc bẹt, biết vẽ góc, biết đọc, biết viết góc. III/CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng, phấn màu HS: - Đọc kỹ định nghĩa góc, góc bẹt - Xem kĩ cách vẽ góc, cách đọc tên góc IV/ TIẾN TRÌNH: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6ª1: 6ª5: 2/ Kiểm tra miệng: Câu 1: Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? Thế nào là 2 nửa mặt phẳng đối nhau (6đ) Câu 2: Vẽ ba tia Ox, Oy Oz có chung gốc. Hăy xác định tia nằm giữa hai tia còn lại trong hình vừa vẽ. (2đ) Câu 3: Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy được gọi là gì? (2đ) Đáp án: Câu 1: Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là nủa mặt phẳng bờ a. Câu 2: - Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là 2 nửa mặt phẳng đối nhau. Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz Câu 3: Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy được gọi là góc góc xOy. 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Vào bài Hai tia chung gốc tạo thành một hình. Hình đó gọi là góc.Vậy góc là gì? đó là nội dung bài hôm nay. * Hoạt động 2: Khái niệm góc GV: Nêu lại khái niệm về góc Khái niệm đỉnh, cạnh, kí hiệu. Lưu ý: đỉnh góc viết ở giữa và viết chữ cái in hoa GV: hãy vẽ 2 góc và ghi kí hiệu góc. ?Hình vẽ bên nêu tên góc , đỉnh , cạnh . Hình vẽ (hình 4c) có góc nào không? nếu có hãy chỉ rõ? Góc xOy có đặc điểm gì ? HS: Có 2 cạnh là hai tia đối nhau. GV:Góc như vậy gọi là góc bẹt . Vậy góc bẹt l;à góc như thế nào? Hãy vẽ một góc bẹt , đặt tên GV : Em hãy nêu cách vẽ một góc bẹt GV : Em hãy tìm hình ảnh góc bẹt trong thực tế ? * Hoạt động 3: Vẽ góc Để vẽ 1 góc xOy ta sẽ lần lượt vẽ như thế nào? GV : Trên hình có mấy góc hãy đọc tên các góc đó? GV : Hình vẽ bên điểm M nằm bên trong góc xOy? GV : Trong 3 tia Ox, Oy, OM tai nào nằm giữa 2 tia còn lại? I / Góc Góc là hình gồm hai tia chung gốc. O - đỉnh góc. Ox, Oy là cạnh của góc đọc là góc xOy Kí hiệu xOy hoặc yOx hoặc O II / Góc bẹt: Định nghĩa: Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau. III / Vẽ góc Để vẽ góc ta vẽ đỉnh và hai cạnh của nó IV / Điểm nằm trong góc: Điểm M nằm trong góc xOy khi tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy 4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: Cho HS làm BT 6 / 75 SGK a/ Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là Góc xOy. Điểm O gọi là đỉnh của góc. Hai tia Ox, Oy gọi là hai cạnh của góc. b/ Góc RST có đỉnh là S, có hai cạnh là SR và ST c/ Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau BT 8 / 75 Có 3 góc : Góc BAC, góc BAD, góc CAD 5/ Hướng dẫn học sinh tự học: Đ/v bài học ở tiết này: Học thuộc lý thuyết : góc, góc bẹt, điểm nằm bên trong góc. Làm bài tập 9,10(SGK- 7,5) Đ/v bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Thứơc đo góc, có ghi độ theo 2 chiều. Đọc kĩ cách đo góc V/ RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng ĐDDH:
Tài liệu đính kèm: