Giáo án Tự chọn Đại số 7 - Tuần 22, 23

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cũng cố cho học sinh các bài toán vẽ biểu đồ đoạn thẳng và biểu đồ hình chữ nhật

 2.Kỹ năng : Biết cách vẽ biểu đồ , thực hiện thành thạo theo các bước

 3.Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ biểu đồ. Biết thêm về các bài toán liên quan thực tế

II. CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

 + Phương tiện dạy học:Thước thẳng ,bảng phụ ghi bài tập , thước thẳng, phấn màu

 + Phương thức tổ chức lớp: Hoạt đông cá thể, phối hợp với hợp tác, rèn phương pháp tự học

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 + Nội dung kiến thức :Ôn tập; các khái niệm : Số liệu thống kê, số tất cả các giá trị, tần số

 + Dụng cụ học tâp:Thước thẳng, bảng nhóm

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Đại số 7 - Tuần 22, 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :15.01.2015 
Tuần 22 - Tiết: 21 
BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Cũng cố cho học sinh các bài toán vẽ biểu đồ đoạn thẳng và biểu đồ hình chữ nhật 
 2.Kỹ năng : Biết cách vẽ biểu đồ , thực hiện thành thạo theo các bước 
 3.Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ biểu đồ. Biết thêm về các bài toán liên quan thực tế
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của giáo viên:
 + Phương tiện dạy học:Thước thẳng ,bảng phụ ghi bài tập , thước thẳng, phấn màu
 + Phương thức tổ chức lớp: Hoạt đông cá thể, phối hợp với hợp tác, rèn phương pháp tự học
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 + Nội dung kiến thức :Ôn tập; các khái niệm : Số liệu thống kê, số tất cả các giá trị, tần số
 + Dụng cụ học tâp:Thước thẳng, bảng nhóm 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sỉ số,tác phong của HS.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn luyện
 3. Giảng bài mới : 
	 a.Giới thiệu bài (1’) Trong tiết học này chúng ta khắc sâu hơn nữa các khái niệm : Số liệu thống kê, 
 số tất cả các giá trị, tần số của một giá trị	
	 b. Tiến trình bài dạy:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết
-Nêu câu hỏi và lần lượt gọi HS trả lời:
+Hãy nêu các bước dựng biểu đồ doạn thẳng ?
+Nêu các bước dựng biểu đồ hình chữ nhật?
-Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá, chốt lại từng nội dung và ghi bảng
HS lần lượt lên bảng trả lời
-Vài HS nhận xét góp ý câu trả lời của bạn
-Chú ý theo dõi, ghi chép
I. LÝ THUYẾT 
Cách dựng biểu đồ
1. Biểu đồ đoạn thẳng 
- Lập bàn tần số
 - Dựng hệ trục tọa độ , trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tàn số n ( độ dài đơn vị trên hai trục có thể chọn khác nhau )
- Xác định điểm có tọa độ là các cặp số gồm : Giá trị và tần số của nó ( ( Lấy ở bảng “tần số ” ) 
- Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoanh có cùng hoành độ.
2. Biểu đồ hình chữ nhật :
- Lập bảng “tần số”
- Dựng hệ trục tọa độ Oxn
-Dựng hình chữ nhật có độ cao bằng tần số tương ứng, có bề ngang tùy ý, khoảng cách các hình chữ nhật thường bằng nhau hoặc không có khoảng cách
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1 ( Bài 9 SBT .tr-5)
-Treo bảng phụ nêu đề bài
Lượng mưa trung bình hàng tháng từ tháng tư đến tháng 10 trong 1 năm ở 1 vùng được trạm khí tượng ghi lại trong bảng dưới đây (đo theo mm và làm tròn đến mm)
Tháng
4
5
6
7
8
9
10
Lượng mưa
40
80
80
120
150
100
50
Hãy vẽ biểu đồ và nhận xét
- Yêu cầu HS đọc đề suy nghĩ làm bài cá nhân 5’
-Goi HS lên bảng trình bày bài làm 
- Gọi HS cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung, thống nhất cách làm
Bài ( Bài 10 SBT , tr. 5,6)
- Treo bảng phụ nêu đề bài lên bảng
Có 10 đội bóng tham gia giải bóng đá. Mỗi đội đều phải đá lượt đi và lược về với tuwnhg đội khác;
a) Mỗi đội phải đá bao nhiêu trận trong suốt giải?
 b) Số bàn thắng qua các trận đấu của 1 đội trong suốt mùa giải được ghi lại dưới đây:
1
5
2
1
4
1
2
2
2
3
1
3
3
1
2
1
 Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
c) Có bao nhiêu trận đội bóng đó không ghi được bàn thắng?Có thể nói đội bóng này đã thắng 16 trận không ?
- Yêu cầu HS đọc đề suy nghĩ làm bài cá nhân 10/.
-Gọi HS lên bảng trình bày bài làm, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét, đánh giá , bổ sung, thống nhất cách làm
Bài 3. 
-Treo bảng phụ nêu đề bài
Diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh Bình Định trong 1 số năm. Từ năm 2000 đến năm 2008 (tính theo nghìn ha) được cho trong bảng sau:
Năm
2000
2004
2005
2006
2007
2008
DT. rừng trồng tập trung
7,3
7,6
8,7
13,2
15,5
16,6
a) Dấu hiệu ở đây là gì ?
b) Năm 2006 tỉnh Bình Định trồng được bao nhiêu nghìn ha rừng ?
c) Biểu diễn bằng biểu đồ hình chữ nhật.
d) Nhận xét về tình hình trồng rừng của tỉnh Bình Định trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2008.
- Gọi HS đọc đề bài và yêu cầu cả lớp cùng theo dõi, tìm hiểu đề bài.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 7 phút
- Gọi đại diện hai nhóm treo bảng phụ và trình bày bài làm .
- Gọi đại diện vài nhóm khác nhận xét , góp ý bài làm của nhóm bạn.
- Nhận xét , đáng giá , bổ sung,chốt lại cachsvex biểu đồ hình chữ nhật . Đồng thời khen thưởng các nhóm làm tốt, khích lệ nhóm làm chưa tốt.
- Cả lớp đọc đề suy nghĩ và tự lực làm bài trong 5’
-HS.TB lên bảng trình bày bài làm 
- Vài HS nhận xét, bổ sung, góp ý bài làm của bạn.
- Chú ý theo dõi ghi chép đề 
-Cả lớp tự lực suy nghĩ làm bài trong 5 ‘
-HS.TBY lên bảng trình bày bài làm, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
- Chú ý theo dõi, ghi chép
- HS.TBY đoc to, rõ đề bài ,cả lớp cùng theo dõi tìm hiểu đề bài 
- Hoạt động nhóm làm bài trên bảng phụ trong 7 phút
- Đại diện hai nhóm treo bảng phụ và trình bày bài làm .
- Đại diện vài nhóm khác nhận xét , góp ý bài làm của nhóm bạn
- Chú ý theo dõi, ghi chép.
Bài 1 ( Bài 9 SBT .tr-5)
a) Bảng “tần số”
Tháng
4
5
6
7
8
9
10
Lượng mưa
40
80
80
120
150
100
50
b) Biểu đồ
O
4
5
6
7
9
8
10
t
150
120
100
80
50
40
Bài 2 ( Bài 10 SBT. Tr 5,6)
a) Mỗi đội phải đá 18 trận
b) Bảng tần số
Số bàn thắng (x)
1
2
3
4
5
Tần số (n)
6
5
3
1
1
N=16
O
x
1
1
2
2
3
4
5
4
3
5
6
n
Biểu đồ:
c) Có 2 trận đội bóng đó không ghi được bàn thắng. Không thể nói đội này đã thắng 16 trận.
Bài 3. 
 a) Dấu hiệu ở đây là diện tích rừng trồng tập trung trong 1 năm ở tỉnh Bình Định.
b) Năm 2006 tỉnh Bình Định trồng được 13,2 nghìn ha rừng.
c) Vẽ biểu đồ hình chữ nhật:
16
14
12
10
8
6
4
2
2000
2004
2005
2006
2007
2008
Năm
Nghìn ha
17
7,3
7,6
8,7
13,2
15,5
16,6
O
d) Diện tích rừng trồng của tỉnh Bình Định tăng dần từ năm này qua năm khác
(không kể các năm 2001; 2002; 2003 vì không có số liệu)
 4. Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
 - Học thuộc phần lí thuyết, xem lại các bài tập đã chữa. 
 - Nghiên cứu trước bài : “ Số trung bình cộng”
 - Làm bài tập sau:Điểm thi học kì môn toán của các học sinh lớp 7A1 được ghi trong bảng sau:
6
3,5
8,0
5,5
5,5
5
8,5
7,5
5,5
5,3
4
2,5
7,5
5,5
8,5
7
4,5
7,5
9,5
8,5
7
6,5
4,5
8,0
5,5
6
8,3
10,0
9,5
9,5
8
2,5
8,5
7,5
7,5
4
6,5
7,5
9,5
5,5
8,5
3,5
3,5
7,5
5,5
 a) Dấu hiệu cần tìm ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?
 b) Lập bảng tần số, nêu nhận xét
 c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
IV. RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG
Ngày soạn :24.01.2015 
Tuần 23 - Tiết: 22 
SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Cũng cố cho học sinh số trung bình cộng , cách tính số trung bình cộng 
 2.Kỹ năng : Biết cách tính số trung bình cộng theo công thức , biết sử dụng số trung bình 
 cộng để làm “đại diện” cho một dấu hiệu , để so sánh khi tìm hiểu những	đấu hiệu cùng loại
 3.Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận khi tính toán và thấy được ý nghĩa thực tế của số trung bình cộng
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của giáo viên:
 + Phương tiện dạy học:Thước thẳng ,bảng phụ ghi bài tập , phấn màu
 + Phương thức tổ chức lớp: Hoạt đông cá thể, phối hợp với hợp tác, rèn phương pháp tự học
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 + Nội dung kiến thức :Ôn tập : Công thức tính số trung bình cộng.
 + Dụng cụ học tâp:Thước thẳng, bảng nhóm , máy tính bỏ túi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sỉ số,tác phong của HS.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn luyện
 3. Giảng bài mới : 
	 a.Giới thiệu bài (1’) Trong tiết học này chúng ta khắc sâu hơn nữa về cách tính số trung bình cộng 
 theo công thức từ bảng đã lập, biết sử dụng số trung bình cộng để làm “đại diện” cho một dấu hiệu 
 để so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại
	 b. Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
-Lần lượt nêu câu hỏi và gọi HS trả lời
+ Số trung bình cộng của dấu hiệu là gì? 
+ Sổ trung bình cộng được ký hiệu như thế nào ? 
+ Công thức tính số trung binh cộng?
+ Số trung bình cộng có ý nghĩa gì ?
+ Mốt của dấu hiệu là gì ?
-Gọi HS nhận xét, góp ý câu trả lời của các bạn 
-Nhận xét, đánh giá, bổ sung và ghi bảng
- Lần lượt trả lời các câu hỏi giáo viên nêu.
- Vài HS xung phong nhận xét, góp ý các câu trả lời của các bạn
- Chú ý ,theo dõi, ghi chép
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Số trung bình cộng của dấu hiệu là tỉ số giữa tổng các giá trị của dấu hiệu với số các giá trị điều tra. Số trung bình cộng ký hiệu: 
2. Công thức tính số TBC:
Trong đó: x1, x2, x3, ..., xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.
 n1, n2, n3, ..., nk là k tần số tương ứng; N là số các giá trị.
3. Ý nghĩa của số trung bình cộng là thường được dùng làm "đại diện" cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
 4. Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số; kí hiệu là M0
5. Chú ý : Ta cũng có thể tính số trung bình cộng bằng bảng “tần số” có kẽ them cột : Các tích (x.n) và cột tính 
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1 ( Bài 11 SBT tr. 6)
-Treo bảng phụ nêu đề bài
Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dãy giá trị sau bằng cách lập bảng
17
18
19
22
18
18
17
19
26
21
19
31
28
19
26
31
24
26
20
18
17
30
21
24
32
20
18
24
21
22
-Gọi HS lên bảng thực hiện, yêu cầu cả lớp cùng làm bài vào vở
- Gọi HS nhận xét, góp ý bài làm của bạn
-Nhận xét , đánh giá, bổ sung và chốt lại cách làm bài
Bài 2 ( Bài 12SBT tr.6)
Treo bảng phụ nêu đề bài
Theo dõi nhiệt độ trung bình hằng năm của hai thành phố A và B từ năm 1956 đến năm 1975 ( đo theo độ C) người ta lập được các bảng sau
+ Thành phố A + Thành phố B
Giá trị (x)
Tần số (n)
23
5
24
12
25
2
26
1
N =20
Giá trị (x)
Tần số (n)
23
7
24
10
25
3
N=20
Hãy so sánh nhiệt độ trung bình hằng năm giữa hai thánh phố
-Yêu cầu HS cả lớp tự lực làm bài trong 6 phút
-Gọi HS lên bảng trình bày bài làm
-Gọi HS nhận xét, góp ý bài làm của bạn.
-Nhận xét, đánh giá, sửa chữa
Bài 3: 
Treo bảng phụ nêu đề bài
Theo dõi thời gian làm 1 bài toán của 45 học sinh thầy giáo lập được bảng tần số sau:
T
(x)
3
4
5
6
7
8
9
10
T
(n)
1
3
4
7
8
9
8
5
N
= 45
a) Tính số trung bình cộng.
b) Tìm mốt của dấu hiệu.
-Yêu cầu HS làm bài theo nhóm nhỏ( mỗi bàn là một nhóm ) trong 5 phút
+ Các nhóm bên trái của lớp tính số trung bình cộng theo công thức
+ Các nhóm bên phải của lớp tính số trung bình bằng bảng “tần số”
( bảng dọc )
 -Gọi đại diên vài nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm
-Gọi đại diện vài nhóm khác nhận xét, góp ý bài làm của nhóm bạn
-Nhận xét, đánh giá,sửa chữa, khích lệ khen thưởng nhóm làm bài tốt, động viên nhóm làm bài chưa tốt.
-Đọc tìm hiểu đề bài
-HS.TB lên bảng thực hiện , cả lớp cùng làm bài vào vở
-Vài HS nhận xét góp ý bài làm của bạn
-Chú ý theo dõi , ghi chép
-Đọc , tìm hiểu đề bài
-Cả lớp tự lực làm bài trong 6 phút
- HS.TBY lên bảng trình bày bài làm
-Vài HS nhận xét, góp ý bài làm của bạn.
-Theo dõi, ghi chép
-Thảo luận và làm bài theo nhóm nhỏ (mỗi bàn l nhóm) trong 5 phút
+ Các nhóm bên trái của lớp tính số trung bình cộng theo công thức
+ Các nhóm bên phải của lớp tính số trung bình bằng bảng “tần số” ( bảng dọc )
 -Đại diên vài nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm
-Đại diện vài nhóm khác nhận xét, góp ý bài làm của nhóm bạn
II. LUYỆN TẬP
Bài 1 ( Bài 11 SBT tr. 6)
a) Lập bảng và tính số trung bình cộng
Gía trị (x)
Tần số (n)
Tích x.n
17
3
51
18
5
90
19
4
76
20
2
40
21
3
63
22
2
44
24
3
72
26
3
78
28
1
28
30
1
30
31
2
62
32
1
32
Tổng
N = 24
666
b) Môt: 
M0 = 18
Bài 2 ( Bài 12SBT tr.6)
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích
x.n
23
5
115
24
12
268
25
2
50
26
1
26
Tổng
 20
479
+ Thành phố A
+ Thành phố B
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích 
x.n
23
7
161
24
10
240
25
3
75
Tổng
20
476
Thàng phố A nóng hơn thành phố B chút ít
Bài 3: 
a) Áp dụng công thức tính số TBC ta có:
b) M0 = 8
4. Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
 - Học thuộc phần lí thuyết, xem lại các bài tập đã chữa. 
 - Nghiên cứu : “Hệ thống kiến thức của chương bằng bảng đồ tư duy ”
 - Làm bài tập sau: Tự lập một bảng điều tra về điểm kiểm tra 1 tiết của mỗi HS trong lớp và trả lời các yêu cầu sau :
+ Dấu hiệu ở đây là gì?
+ Lập bảng “tần số” cùng với tần suất.
+Tính số trung bình cộng.
+ Nhận xét.
+ Tìm mốt
IV. RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 22-23 TỰ CHỌN ĐS 7.doc