I .MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Ôn tập có hệ thống các kiến thức đã học ở chương III về dấu hiệu, tần số, số trung bình
cộng, mốt của dấu hiệu .
2. Kỹ năng : Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài toán về thống kê đơn giản: lập bảng tần
số, vẽ biểu đồ đoạn thẳng, tìm số trung bình cộng, tìm mốt của dấu hiệu.
3 .Thái độ : Giáo dục HS liên hệ kiến thức đã học với thực tế.
II .CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Phương tiện dạy học:Bảng phụ có kẽ sẵn hệ thống kiến thức ở chương III, thước thẳng, máy tính.
+ Phương thức tổ chức lớp: Hoạt đông cá thể, phối hợp với hợp tác, rèn phương pháp tự học
2.Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn tập các kiến thức:Chuẩn bị các câu hỏi ở phần ôn tập chương III, thước thẳng
+ Dụng cụ::Thước, máy tính bỏ túi
Ngày soạn : 29.01.2015 Tuần: 24 – Tiết : 23 ÔN TẬP CHƯƠNG III I .MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : Ôn tập có hệ thống các kiến thức đã học ở chương III về dấu hiệu, tần số, số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu . 2. Kỹ năng : Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài toán về thống kê đơn giản: lập bảng tần số, vẽ biểu đồ đoạn thẳng, tìm số trung bình cộng, tìm mốt của dấu hiệu. 3 .Thái độ : Giáo dục HS liên hệ kiến thức đã học với thực tế. II .CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Phương tiện dạy học:Bảng phụ có kẽ sẵn hệ thống kiến thức ở chương III, thước thẳng, máy tính. + Phương thức tổ chức lớp: Hoạt đông cá thể, phối hợp với hợp tác, rèn phương pháp tự học 2.Chuẩn bị của học sinh: + Ôn tập các kiến thức:Chuẩn bị các câu hỏi ở phần ôn tập chương III, thước thẳng + Dụng cụ::Thước, máy tính bỏ túi. III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp : ( 1’ ) Kiểm tra sỉ số,tác phong HS. 2.Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tra trong quá trình ôn tập ) 3.Giảng bài mới : ( 42’ ) Tg HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết - Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó em phải làm gì? Trình bày kết quả thu được theo bảng nào? -Làm thế nào để so sánh đánh giá dấu hiệu đó? -Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu cần làm gì? - Hãy nêu mẫu bảng số liệu ban đầu? - Tần số của một giá trị là gì? nhận xét gì về tổng các tần số? - Bảng tần số gồm những cột nào? -Nêu công thức tính số trung bình cộng? Mốt của dấu hiệu là gì? -Người ta dùng biểu đồ làm gì? - Em biết những loại biểu đồ nào? -Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta? -Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó, ta phải thu thập số liệu thống kê, lập bảng tần số, tìm số trung bình cộng của dấu hiệu, tìm mốt của dấu hiệu. - Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu cần dựng biểu đồ. - Mẫu bảng số liệu ban đầu gồm 3 cột : STT/ Đơn vị/ Số liệu điều tra. -Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện giá trị đó.Tổng các tần số bằng tổng các đơn vị điều tra (N). -HS.TBY: Nêu bảng tần số. -HS.TB: Nêu công thức tính số trung bình cộng và Mốt của dấu hiệu - Để có một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số -Biểu đồ đoạn thẳng, hình chữ nhật và hình quạt. -HS.TBY : Trả lời. 1. LÝ THUYẾT 1) Ý nghĩa của thống kê ttrong đời sống Điều tra về một dấu hiệu Thu thập số liệu thống kê ban đầu - Lập bảng số liệu ban đầu. - Tìm các giá trị khác nhau. - Tìm tần số của mỗi giá trị. Bảng “Tần số” Biểu đồ 2) Số trung bình cộng Tính theo công thức Tính theo bảng Giá trị (x) Tần số (n) Các tích (x.n) 32’ Hoạt động 2 :Luyện tập Bài 1.( Bài 6 SBT tr. 4) -Treo bảng phụ nêu đề bài Số lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các học sinh lớp 7A1 được thầy giáo ghi lại dưới đây: 3 3 3 6 1 6 6 5 2 5 6 3 4 2 6 10 5 5 5 5 2 3 7 4 9 4 4 4 4 4 4 4 4 4 6 4 3 6 6 6 a) Dấu hiệu ở đây là gì? Có bao nhiêu bạn làm bài ? b) Tính số trung bình công,tìm mốt Vẽ biểu đồ đoạn thẳng Qua bảng “tần số” và biểu đồ hãy nêu nhận xét? - Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu a -Yêu cầu HS tự lực lập bảng tần số, thêm cột tính tích dấu hiệu và tần số.Tính số trung bình của dấu hiệu trong 7 phút - Gọi HS lên bảng trình bày (Đối với HS khá giỏi có thể vận dụng công thức tổng quát để tính số trung bình cộng ) -Gọi HS nhắc lại các bước tính số trung bình cộng và nhận xét góp ý bài làm của bạn - Gọi HS nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng và lên bảng vẽ biểu đồ - Gọi HS nêu nhận xét chung về dấu hiệu -Nhận xét, đánh giá và chốt lại nhận xét về dấu hiệu. Bài 2 ( Bài 13 SBT tr. 6 ) -Treo bảng phụ nêu đề bài Hai xạ thủ A và B cùng bắn 20 phát súng,kết quả ghi lại dưới đây: A 8 10 10 10 8 9 9 9 10 8 10 10 8 8 9 9 9 10 10 10 B 10 10 9 10 9 9 9 9 10 10 10 10 10 7 10 6 6 10 9 10 a)Tính số điểm trung bình củ từng xạ thủ b) Có nhận xét gì về kết quả và khả năng của tứng người ? - Gọi HS đọc và cho biết đề bài yêu cầu gì? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài trên bảng nhóm trong 6 ‘ - Gọi HS đại diện vài nhóm treo bảng phụ lên bảng và trình bày -Gọi đại diện nhóm khác nhận xét, góp ý bài làm của nhóm bạn -Nhận xét, đánh giá, bổ sung, đông viên nhắc nhở nhóm làm chưa tốt, khen thưởng nhóm hoạt động tốt. Bài 3 ( Bài tập 19 SGK tr. 22) -Yêu cầu HS đọc, và tự lực làm bài , đồng thời gọi một HS lên bảng làm trên bảng trong 8/. + Lập bảng tần số, thêm cột tính tích dấu hiệu và tần số. + Tính số trung bình của dấu hiệu -Yêu cầu HS dừng bút, nhận xét góp ý , sửa chữa bài làm của bạn làm trên bảng . - Nhận xét , đánh giá, sửa chữa và chố lại cách làm bài cho HS. - Đọc , tìm hiểu đề bài. - Vài HS.TBY trả lời câu a O 4 8 12 x 1 1 6 2 3 4 5 6 n 7 10 - Cả lớp tự lực lập bảng “tần số” có thêm cột tính tích dấu hiệu và tần số, tính số trung bình của dấu hiệu, trong7 phút -HS.TB lên bảng trình bày + Lập bảng tần số.. + Tìm số trung bình cộng. + Tìm Mốt của dấu hiệu - Lên bảng lập bảng tần số. -HS.TB nhắc lại các bước tính số trung bình cộng và nhận xét góp ý bài làm của bạn - HS.TBK Nêu các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng và lên bảng vẽ biểu đồ. -Vài HS nêu nhận xét chung về dấu hiệu. - Cả lớp theo dõi, ghi chép sửa chữa. - Đứng tại chỗ đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề bài - Hoạt động nhóm làm vào bảng nhóm trong 6 phút. - Đại diện vài nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày. - Đại diện các nhóm khác nhận xét, góp ý bài làm của nhóm bạn. -Chú ý theo dõi. -Đọc đề và tự lực làm bài , đồng thời một HS.TB lên bảng làm bài trên bảng trong 8 phút. + Lập bảng tần số, thêm cột tính tích dấu hiệu và tần số. + Tính số trung bình của dấu hiệu -Cả lớp dừng bút, quan sát bài làm của bạn thực hiện trên bảng, góp ý sửa chữa II. BÀI TẬP Bài 1.( Bài 6 SBT tr.4) a) Dấu hiệu : Số lỗi chính tả trong mỗi bài tập làm văn của học sinh lớp 7A1. Có 40 bạn làm bài b) Số trung bình cộng Giá trị (x) Tần số (n) Các tích (x.n) 1 2 3 4 5 6 7 9 10 1 4 6 12 6 8 1 1 1 1 8 18 48 30 48 7 9 10 N = 40 179 ; Mo= 4 Biểu đồ 9 d)Nhận xét : Không có bạn nào không mắt lỗi.Số lỗi ít nhất là 1 Số lỗi hiều nhất là 10. Số bài có từ 3 dến 6 lỗi chiếm tỷ lệ cao. Bài 2 ( Bài 13 SBT tr. 6) a)Số trung bình cộng của từng xạ thủ + Xạ thủ A + Xạ thủ B b)Nhận xét : Điểm trung bình hai xạ thủ bằng nhau , nhưng tay súng xạ thủ A ổn định hơn xạ thủ B Bài 3 ( Bài tập 19 SGK tr. 22) Giá trị (x) Tần số (n) Các tích (x.n) 15 16 16,5 17 17,5 18 18,5 19 19,5 20 20,5 21 21,5 23,5 24 25 28 2 6 9 12 12 16 10 15 5 17 1 9 1 1 1 1 2 30 96 148,5 204 210 288 185 285 97,5 340 20,5 189 21,5 23,5 24 25 56 Tổng cộng N = 120 2243,5 4. Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’) +Về nhà học thuộc các kiến thức đã học ở chương III + Xem lại các bài tập đã giải và cách tính số trung bình cộng ,biết cách lập bảng “tần số “, vẽ biểu đồ đoạn thẳng để tiết sau ta kiểm tra 1 tiết RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG Ngày soạn : 29.01.2015 Tuần: 25 – Tiết : 24 BIỂU THỨC ĐẠI SỐ - GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Củng cố cho HS nắm vững khái niệm biểu thức đại số, cách tính giá trị của biểu thức đại số. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng nhận biết biểu thức đại số và tính giá trị của biểu thức đại số. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức vận dụng thực tế. II . CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên:: + Phương tiện dạy học: Bảng phụ ghi các bài tập , thước thẳng . + Phương thức tổ chức lớp: Hoạt đông cá thể, phối hợp với hợp tác, rèn phương pháp tự học 2.Chuẩn bị của học sinh: + Ôn tập các kiến thức:Nắm được các quy tắc thực hiện phép tính ,làm bài tập về nhà. + Dụng cụ: Thước, máy tính cầm tay III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ (Kiểmtra trong quá trình ôn luyện) 3. Giảng bài mới (42 phút ) Tg HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ Hoạt động 1 : Ôn tạp lý thuyết -Nêu khái niệm biểu thức đại số Cho ví dụ ? + Gọi HS khác nhận xét bổ sung + Nhận xét đánh giá, bổ sung , ghi bảng -Trong biểu thức đại số hãy chỉ rõ hằng số và biến số ? -Khi thực hiện các phép tính trong biểu thức đại số ta cần lưu ý vấn đề gì ? Cho ví dụ ? -Nêu cách tính giá trị của biểu thức đại số ? -Hướng dẫn các phím trên máy tính cầm tay được sử dụng trong tính giá trị biểu thức: +, - , , : ; x2 ; ( ) ; [ ] -HS.TB Y đứng tại chỗ trả lời +Nhận xét , bổ sung câu trả lời của bạn + Chú ý theo dõi , ghi chép -HS TBY.trả lời -HSTB trả lời -HS.TBK trả lời - Quan sát và thực hiện theo hướng dẫn I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Các biểu thức trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa còn có cả các chữ (đại diện cho các số) gọi là biểu thức đại số. Ví dụ : x,2y,5x : (2+x), x2+x3-1;3xy2, ... 2. Trong biểu thức đại số số đã biết được gọi là hằng số còn chữ số chưa biết gọi biến số. 3. Khi thực các phép toán trên các chữ, ta có thể sử dụng các tính chất, quy tắc phép toán như trên các số ( tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc mở dấu ngoặc, đưa các hạng tử vào trong dấu ngoặc) Ví dụ :x+y = y+x; xy = yx; xxx = x3;(x+y) +z = x+ (y + z ) ; ( xy) z = x (yz); x( y+z) = xy+xz ; - ( x + y - z) = - x – y + z. 4. Để tính giá trị của 1 biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính. 32’ Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1 -Treo bảng phụ nêu đề bài 1. Viết các biểu thức đại số diễn đạt các ý: a) Tổng của x và y bình phương. b)Tổng các bình phương của x và y. c) Bình phương của tổng x và y d) Bình phương của hiệu x và y. e) Diện tích hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 6cm và x (cm) g) Chu vi hình chữ nhật có 2 cạnh liên tiếp là a(cm) và b(cm) h) Diện tích hình thang có đáy lớn là a(m), đáy bé b(m) và đường cao h(m) 2. Dùng các thuật ngữ "tổng", "hiệu". "tích", "thương", "bình phương" ... để đọc các biểu thức sau: a) a + 10 ; b) b - 5; c) 2x2 ; d) (x+3)(x-3) -Yêu cầu HS tự lực suy nghĩ làm bài cá nhân trong 8 phút - Gọi lần lượt các HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. -Nhận xét bổ sung, thống nhất cách trả lời. Bài 2 -Nêu đề bài lên bảng Cho biểu thức 5x+ 3x – 1 Tính giá trị của biểu thức tại: x = 0 x = -1 x = -Muốn tính giá trị của các biểu thức ta làm như thế nào ? -Gọi đồng thời ba HS cùng lên bảng thực hiên, và yêu cầu cả lớp cùng làm bài vào vở -Gọi HS nhận xét góp ý - Hướng dẫn HS kiểm tra giá trị biểu thức bằng máy tính cầm tay Câu a, câu b -Yêu cầu HS tự kiểm tra kết quả câu c bằng máy tính cầm tay - Giúp đỡ và kiểm tra phần tính bằng máy của vài HSTBY. Bài 3 -Treo bảng phụ nêu đề bài Tính giá trị các biểu thức sau : a) 3x – 5y +1 tại x =,y = b) 3x- 2x – 5 tại x =1,x = -1,x = -Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài trên bảng nhóm trong 6 phút -Gọi đại diện vài nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày -Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét, góp ý bài làm của nhóm bạn - Nhận xét, đánh giả, bổ sung, động viên các nhóm hoạt động chưa tốt, khen thưởng nhóm hoạt động tốt Bài 4 : -Treo bảng phụ nêu đề bài Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài x (m), chiều rộng y (m) (x,y > 4). Người ta mở một lối đi xung quanh vườn ( thuộc đất của vườn) rộng 2m. Hỏi chiều dài, chiều rộng của khu đất còn lại để trồng trọt là bao nhiêu (m)? Tính diện tích của khu đất trồng trọt biết x = 15m, y = 12m. -Nêu cách làm bài -Gợi ý a ) Viết biểu thức đại số biểu thị chiều dài còn lại theo x ; chiều rộng còn lại theo y của mảnh vườn b)Viết biểu thức đại số biểu thị diện tích khu đất còn lại để trồng trọt - Thay giá trị của x = 15 và y =12 vào công thức biểu thị diện tích khu đất còn lại để tinhd giá trị. - Gọi HS nêu kết quả, gọi HS khác nhận xét , bổ sung -Đọc , tìm hiểu đề bài -Tự lực làm bài vào vở trong 8 phút -HS.TBY lần lượt trả lời - HS.TBK lần lượt nhận xét , góp ý câu trả lời của các bạn -Chú ý , theo dõi, ghi chép , sửa chữa. -Thay giá trị của các chữ vào các vị trí của nó rồi tính -Ba HS.TB cùng lên bảng thực hiên, cả lớp cùng làm bài vào vở - Vài HS nhận xét góp ý bài làm của bạn - Cả lớp cùng thực hiện theo hướng dẫn -cả lớp tự lực kiểm tra kết quả câu b -Đoc, ghi, tìm hiểu đề bài -Hoạt động nhóm làm bài trên bảng nhóm trong 6 phút - Đại diện vài nhóm làm bài xong trước treo bảng nhómlên bảng và trình bày -Đại diện nhóm khác nhậnxét, góp ý bài làm của nhóm bạn - Chú ý , theo dõi , ghi chép sửa chữa - Vài HS nêu cách tính - Theo dõi , ghi nhớ, thực hiện - HS.TBY nêu kết quả -Vài HS khác nêu nhận xét. II. LUYỆN TẬP Bài 1 1. a) x + y2 b) x2 + y2 c) (x + y)2. d) (x - y)2 e) 6x (cm2) g) 2(a + b) (cm) h) (m2) 2. a) Tổng của a và 10. b) Hiệu của b và 5. c) Tích của 2 và x bình phương. d) Tích của tổng x và 3 với hiệu của chúng. Bài 2 a) Thay x = 0 vào biểu thức đã cho ta có :5.(0)2 + 3.(0) – 1 = - 1 b) Thay x = - 1 vào biểu thức đã cho ta có : 5.(-1)2 + 3.(-1) – 1 = 5 + (-3) – 1 = 1 c) Tại x = Ta có : 5 ()2 + 3. - 1 = + 1 – 1 = -Kiểm tra kết quả câu a, c bằng máy tính cầm tay: Câu a: 50x2+30+(-) 1= KQ: - 1 Câu c 51ab/c3x2+31ab/c+(-)1 = KQ: Bài 3 3x – 5y +1 Tại x = và y = Ta có :3() – 5() + 1 = 1 3x- 2x – 5 +Thay x =1 vào biểu thức ta có : 3 (1)2- 2 (1) -5 = - 4 +Thay x = -1 vào biểu thức ta có : 3(-1)2 – 2 ( -1) – 5 = 0 +Thay x = vào biểu thức ta có: 3 () – 2 () – 5 = Bài 4 a) Chiều dài còn lại của mảnh vườn là: x – 4 (m) Chiều rộng còn lại của mảnh vườn là: y – 4 (m) b) Diện tích của khu đất để trồng trọt là: (x – 4).(y – 4) (m) Thay x = 15m, y = 12m vào công thức ta được: (15 - 4) . ( 12 – 4) = 88 (m) 4. Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’) + Xem lại cách tính giá trị của một biểu thức đại số khi cho trước giá trị của các biến + Cách trình bày một bài toán về tính giá trị của biểu thức đại số + Bài tập về nhà : Làm bài 8,9,10,12 SBT trang 10 và 11 IV. RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: