Giáo án tự chọn lớp 11 - Học kì I

I.Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Ôn tập tập xác định và tập giá trị của các hàm số lượng giác.

2. Về kĩ năng: Vận dụng tốt các công thức vào giải bài tập.

3. Về tư duy và thái độ: Rèn luyện kĩ năng giải toán cho HS.

II. Trọng tâm: Tìm tập xác định các hàm số lượng giác, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất hàm số.

III. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV: Compa, thước, các tình huống.

2. Chuẩn bị của HS: Compa, máy tính, thước.

IV. Tiến trình bài học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

Ôn tập các kiến thức:

 

doc 30 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn lớp 11 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đại diện một nhóm lên bảng trình bày.
HS: Thảo luận theo nhóm và lên bảng trình bày.
Tìm ảnh của các điểm sau qua phép vị tự tâm I(2; 3), tỉ số k = –2: A(2; 3), B(–3; 4), C(0; 5), D(3; 0), O(0; 0).
Tìm điểm ảnh của các điểm sau qua phép vị tự tâm I(2; 3), tỉ số k = : A(2; 3), B(–3; 4), C(0; 5), D(3; 0), O(0; 0).
Phép vi tự tâm I tỉ số biến điểm M thành M’. Tìm toạ độ của điểm I trong các trường hợp sau:
a) M(4; 6) và M’(–3; 5). 
b) M(2; 3) và M¢(6; 1)	
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :
	Nhấn mạnh: Phương pháp tìm ảnh của điểm, tìm tâm vị tự.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Ôn lại các dạng bài tập.
Đén thư viên trường tìm tài liệu tham khảo
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 14 	 PHÉP VỊ TỰ (tt)
Tuần dạy:
I. Mục tiu: 
1. Về kiến thức: Ôn tập định nghĩa php vị tự, php vị tự được xc định khi biết được tâm và tỉ số vị tự.
2. Về kĩ năng: Sử dụng biểu thức tọa độ tìm ảnh của đường thẳng, đường tròn qua phép vị tự.
3. Về thi độ: Chính xác trong tính tóan. Tư duy, sáng tạo.
II. Trọng tâm: Các dạng toán tìm đường thẳng, đường tròn qua phép vị tự cho trước.
III. Chuẩn bị: 
1. Gio vin: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức phép vị tự.
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định tổ chức v kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra miệng: Lồng vào quá trình ôn tập
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giải bài 1
GV: Cho HS nói cách giải từng bài toán, cho HS nhắc lại công thức liên quan và cho 2 HS lên bảng giải toán.
HS: Nói cách giải và lên bảng giải toán.
Hoạt động 2: Giải bài 2
GV: Chia nhóm theo tổ và sau đó cho HS hoạt động theo nhóm. Cho đại diện mỗi nhóm trình bày lời giải.
HS: Theo yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 3: Giải bài 3
GV: Chia nhóm theo tổ và sau đó cho HS hoạt động theo nhóm. Cho đại diện mỗi nhóm trình bày lời giải.
HS: Theo yêu cầu của giáo viên.
Tìm ảnh của các đường tròn sau qua phép vị tự tâm O(0; 0) tỉ số k = 2:
a) 	
b) 
Tìm ảnh của đường tròn (C): 
(x + 1)2 + (y – 3)2 = 9 qua phép vị tự tâm I(2; 1) tỉ số k trong các trường hợp sau: 
	a) k = 1	b) k = 2; c) k = – 1; d) k = – 2
Xét phép vị tự tâm I(1; 0) tỉ số k = 3 biến đường tròn (C) thành (C¢). Tìm phương trình của đường tròn (C) nếu biết phương trình đường tròn (C¢) là:
	a) 
b) 	
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :
	Nhấn mạnh: Phương pháp tìm ảnh đường thẳng, đường tròn qua phép vị tự.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Ôn lại các dạng bài tập.
Đến thư viện trường tìm tài liệu tham khảo.
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 15 	 QUY TẮC ĐẾM
Tuần dạy:
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Ôn tập tập hai quy cộng và quy nhân.
2. Về kĩ năng: 
Tính chính xác số phần tử của tập hợp mà được sắp xếp theo qui luật nào đó.
Biết áp dụng hai qui tắc đếm vào giải toán: khi nào dùng qui tắc cộng, khi nào dùng qui tắc nhân.
3. Về thái độ: Chính xác trong tính toán. Tư duy, sáng tạo.
II. Trọng tâm: Các bài tập có ứng dụng quy tắc nhân và quy tắc cộng.
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức quy tắc đếm.
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra miệng: Lồng vào quá trình ôn tập
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giải bài 1
GV: Cho HS nêu cách giải bài toán, cho HS nhắc lại hai quy tắc đếm cơ bản và cho HS thảo luận theo nhóm.
HS: Nêu cách giải, nhắc lại quy tắc đếm và thực hiện thảo luận theo nhóm. Đại diện HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Nhận xét và sửa lại nếu cần.
Hoạt động 2: Giải bài 2
GV: Chia nhóm theo tổ và cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó, cho đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày.
HS: Thảo luận theo nhóm và lên bảng trình bày.
Hoạt động 3: Giải bài 3
GV: Chia nhóm theo tổ và cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó, cho đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày.
HS: Thảo luận theo nhóm và lên bảng trình bày.
Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ thành phố A đến thành phố C có 2 con đường, từ thành phố B đến thành phố D có 2 con đường, từ thành phố C đến thành phố D có 3 con đường. Không có con đường nào nối thành phố B với thành phố C. 	Hỏi có tất cả bao nhiêu đường đi từ thành phố A đến thành phố D?
	ĐS:	 có 12 cách.	
Với các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên thoả:
a) gồm 6 chữ số.
b) gồm 6 chữ số khác nhau.
c) gồm 6 chữ số khác nhau và chia hết cho 2.
ĐS:	a) 66	b) 6!	c) 3.5! = 360
Có 25 đội bóng đá tham gia tranh cúp. Cứ 2 đội phải đấu với nhau 2 trận (đi và về). Hỏi có bao nhiêu trận đấu?
	ĐS:	có 25.24 = 600 trận
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :
	–Tính độc lập của các hành động trong qui tắc cộng.
 –Cách vận dụng qui tắc cộng để giải toán.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Ôn lại các dạng bài tập. Đến thư viên trường tìm tài liệu tham khảo
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 16 	 QUY TẮC ĐẾM
Tuần dạy:
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Ôn tập tập hai quy cộng và quy nhân.
2. Về kĩ năng: 
Tính chính xác số phần tử của tập hợp mà được sắp xếp theo qui luật nào đó.
Biết áp dụng hai qui tắc đếm vào giải toán: khi nào dùng qui tắc cộng, khi nào dùng qui tắc nhân.
3. Về thái độ: Chính xác trong tính toán. Tư duy, sáng tạo.
II. Trọng tâm: Các bài tập có ứng dụng quy tắc nhân và quy tắc cộng.
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức quy tắc đếm.
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra miệng: Lồng vào quá trình ôn tập
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giải bài 1
GV: Cho HS nêu cách giải bài toán, cho HS nhắc lại hai quy tắc đếm cơ bản và cho HS thảo luận theo nhóm.
HS: Nêu cách giải, nhắc lại quy tắc đếm và thực hiện thảo luận theo nhóm. Đại diện HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Nhận xét và sửa lại nếu cần.
Hoạt động 2: Giải bài 2
GV: Chia nhóm theo tổ và cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó, cho đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày.
HS: Thảo luận theo nhóm và lên bảng trình bày.
a/ Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số?
	b/ Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 3 chữ số?
	c/ Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà cả hai chữ số đều là số chẵn?
	d/ Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số, trong đó các chữ số cách đều chữ số đứng giữa thì giống nhau?
	e/ Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số và chia hết cho 5?
ĐS: a/ 3125. 	b/ 168. c/ 20 d/ 900. e/ 180000.
a/ Một bó hoa gồm có: 5 bông hồng trắng, 6 bông hồng đỏ và 7 bông hồng vàng. Hỏi có mấy cách chọn lấy 1 bông hoa?
	b/ Từ các chữ số 1, 2, 3 có thể lập được bao nhiêu số khác nhau có những chữ số khác nhau?
	ĐS: a/ 18. 	b/ 15.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :
	–Tính độc lập của các hành động trong qui tắc cộng. 
 –Cách vận dụng qui tắc cộng để giải toán.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
–Ôn lại các dạng bài tập. 
–Đến thư viên trường tìm tài liệu tham khảo
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 17 	 HOÁN VỊ-CHỈNH HỢP-TỔ HỢP
Tuần dạy:
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Ôn tập định nghĩa, công thức tính số hoán vị-chỉnh hợp-tổ hợp.
2. Về kĩ năng: 
Biết vận dụng các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để giải các bài toán thực tiễn.
Biết khi nào dùng tổ hợp, chỉnh hợp và phối hợp chúng với nhau để giải toán..
3. Về thái độ: Chính xác trong tính toán. Tư duy, sáng tạo.
II. Trọng tâm: Các bài tập có ứng dụng hoán vị-chỉnh hợp-tổ hợp.
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức hoán vị-chỉnh hợp tổ hợp.
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra miệng: Lồng vào quá trình ôn tập
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giải bài 1 và bài 2
GV: Cho HS nêu cách giải bài toán, cho HS nhắc lại công thức tính số các hoán vị của n phần tử và cho HS thảo luận theo nhóm.
HS: Nêu cách giải, nhắc lại công thức tính số hoán vị và thực hiện thảo luận theo nhóm. Đại diện HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Nhận xét và sửa lại nếu cần.
Hoạt động 2: Giải bài 2
GV: Chia nhóm theo tổ và cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó, cho đại diện một nhóm lên bảng trình bày.
HS: Thảo luận theo nhóm và lên bảng trình bày.
Hoạt động 3: Giải bài 3
GV: Chia nhóm theo tổ và cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó, cho đại diện một nhóm lên bảng trình bày.
HS: Thảo luận theo nhóm và lên bảng trình bày.
Bài 1: Tính
A = 
B = 
Bài 2: Giải phương trình:	
	ĐS:	x = 2; x = 3
Bài 3: Một cuộc khiêu vũ có 10 nam và 6 nữ. Người ta chọn có thứ tự 3 nam và 3 nữ để ghép thành 3 cặp. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?
	ĐS:	Có cách
Bài 4: Cho 5 điểm trong mặt phẳng và không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu vectơ tạo thành từ 5 điểm ấy? Có bao nhiêu đoạn thẳng tạo thành từ 5 điểm ấy?
	ĐS: 20 ; 10.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :
	– Cách vận dụng các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để giải toán.
– Củng cố qui tắc đếm.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
–Ôn lại các dạng bài tập. 
–Đến thư viên trường tìm tài liệu tham khảo
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 18 	 HOÁN VỊ-CHỈNH HỢP-TỔ HỢP (tt)
Tuần dạy:
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Ôn tập định nghĩa, công thức tính số hoán vị-chỉnh hợp-tổ hợp.
2. Về kĩ năng: 
Biết vận dụng các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để giải các bài toán thực tiễn.
Biết khi nào dùng tổ hợp, chỉnh hợp và phối hợp chúng với nhau để giải toán..
3. Về thái độ: Chính xác trong tính toán. Tư duy, sáng tạo.
II. Trọng tâm: Các bài tập có ứng dụng hoán vị-chỉnh hợp-tổ hợp.
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức hoán vị-chỉnh hợp tổ hợp.
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra miệng: Lồng vào quá trình ôn tập
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giải bài 1 và bài 2
GV: Cho HS nêu cách giải bài toán, cho HS nhắc lại công thức tính số các hoán vị của n phần tử và cho HS thảo luận theo nhóm.
HS: Nêu cách giải, nhắc lại công thức tính số hoán vị và thực hiện thảo luận theo nhóm. Đại diện HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Nhận xét và sửa lại nếu cần.
Hoạt động 2: Giải bài 3
GV: Chia nhóm theo tổ và cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó, cho đại diện một nhóm lên bảng trình bày.
HS: Thảo luận theo nhóm và lên bảng trình bày.
Bài 1: Giải các phương trình sau:
a) ; b) = 2(n + 15)	
c) 
ĐS:	a) n = 6; b) n = 3; c) n = 6
Bài 2: Tìm n Î N sao cho:
a) 	b) 2() = Pn+1	
c) 
Bài 3: Từ 5 bông hồng vàng, 3 bông hồng trắng và 4 bông hồng đỏ (các bông hoa xem như đôi một khác nhau), người ta muốn chọn ra một bó hóa gồm 7 bông, hỏi có bao nhiêu cách chọn bó hoa trong đó:
 	a/ Có đúng 1 bông hồng đỏ?
 	b/ Có ít nhất 3 bông hồng vàng và ít nhất 3 bông hồng đỏ?
	ĐS: a/ 112	b/ 150.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :
	– Cách vận dụng các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để giải toán.
– Củng cố qui tắc đếm.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
–Ôn lại các dạng bài tập. 
–Đến thư viên trường tìm tài liệu tham khảo
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 19-20 	 ÔN TẬP CHƯƠNG I (HÌNH HỌC)
Tuần dạy:
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: 
Các định nghĩa và các yếu tố xác định các phép dời hình và phép đồng dạng.
Các biểu thức toạ độ của các phép biến hình.
Tính chất cơ bản của các phép biến hình.
2. Về kĩ năng: 
Biết xác định ảnh của một hình qua một phép biến hình và ngược lại cho biết ảnh của một hình tìm hình đã cho.
Biết cách xác định phép biến hình khi biết một hình và ảnh của hình đó.
Nhận biết được các hình bằng nhau có liên hệ với nhau qua phép dời hình và các hình đồng dạng với nhau qua phép đồng dạng.
3. Về thái độ: Chính xác trong tính toán. Tư duy, sáng tạo.
II. Trọng tâm: Các bài tập tìm ảnh qua một phép phép biến hình.
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức chương I (hình học 11).
Tiết 19:
Tuần dạy:.
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra miệng: Lồng vào quá trình ôn tập
3/ Giảng bài mới:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giải bài 1 và bài 2
GV: Cho HS nêu cách giải bài toán, cho HS nhắc lại biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến và cho HS thảo luận theo nhóm cách giải câu 1.2
HS: Nêu cách giải, nhắc lại biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến và thực hiện thảo luận theo nhóm. Đại diện HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Nhận xét và sửa lại nếu cần.
Hoạt động 2: Giải bài 3
GV: Cho HS nêu cách giải bài toán, cho HS nhắc lại biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục và phép đối xứng tâm và cho HS thảo luận theo nhóm cách giải câu 3
HS: Nêu cách giải, nhắc lại biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục và phép đối xứng tâm và thực hiện thảo luận theo nhóm. Đại diện HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Nhận xét và sửa lại nếu cần.
Hoạt động 3: Giải bài 4
GV cho HS xung phong giải câu 4
HS: Thực hiện giải toán.
Cho = (–2; 1), các đường thẳng d: 2x – 3y + 3 = 0, d1: 2x – 3y – 5 = 0.
	a) Viết phương trình đường thẳng d¢ = (d).
	b) Tìm toạ độ vectơ vuông góc với phương của d sao cho d1 = (d).
Cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x + 4y – 4 = 0. Tìm (C¢) = (C) với = (–2; 5).
Cho M(3; –5), đường thẳng d: 3x + 2y – 6 = 0 và đường tròn (C): x2 + y2 – 2x + 4y – 4 = 0.
	a) Tìm ảnh của M, d, (C) qua phép đối xứng trục Ox.
	b) Tìm ảnh của d và (C) qua phép đối xứng tâm M.
Tìm điểm M trên đường thẳng d: x – y + 1 = 0 sao cho MA + MB là ngắn nhất với A(0; –2), B(1; –1).
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :
	– Cách xác định ảnh của một hình qua một phép biến hình.
– Cách xác định phép biến hình khi biết ảnh và tạo ảnh.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
–Ôn lại các dạng bài tập đã giải. 
–On tập các dạng bài tập còn lại của chương.
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 20
Tuần dạy: 
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra miệng: Lồng vào quá trình ôn tập
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giải bài 1 và bài 2
GV: Cho HS nêu cách giải bài toán, cho HS nhắc lại biểu thức tọa độ phép quay với góc quay 900 và cho HS thảo luận theo nhóm cách giải câu 1, 
HS: Nêu cách giải, nhắc lại biểu thức tọa độ phép quay với góc quay 900 và thực hiện thảo luận theo nhóm. Đại diện HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Nhận xét và hướng dẫn học sinh tìm lời giải câu 1b
Hoạt động 2: Giải bài 2
GV: Cho HS nêu cách giải bài toán, cho HS thảo luận theo nhóm cách giải câu 2
HS: Nêu cách giải, thực hiện thảo luận theo nhóm. Đại diện HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Nhận xét và sửa lại nếu cần.
Hoạt động 3: Giải bài 3
GV cho HS xung phong giải câu 4
HS: Thực hiện giải toán.
1. Cho đường thẳng d: x + y – 2 = 0. Viết phương trình của đường thẳng d¢ là ảnh của đường thẳng d qua phép quay tâm O góc quay a, với:
a) a = 900	b) a = 400.
2. Cho = (3; 1) và đường thẳng d: y = 2x. Tìm ảnh của d qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc 900 và phép tịnh tiến theo vectơ .
3. Cho đường thẳng d: y = . Viết phương trình đường thẳng d¢ là ảnh của d qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số k = và phép quay tâm O góc 450.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :
	– Cách xác định ảnh của một hình qua một phép biến hình.
– Cách xác định phép biến hình khi biết ảnh và tạo ảnh.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
–Ôn lại các dạng bài tập đã giải. 
–Đến thư viện tìm tài liệu tham khảo.
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT 21-22:	PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Nắm được khái niệm:
	- Phép thử, không gian mẫu, biến cố, biến cố không thể, biến cố chắc chắn.
	- Biết được các phép toán trên các biến cố.
2. Về kĩ năng: 
	- Biết cách xác định biến cố, không gian mẫu.
	- Biết vận dụng các phép toán trên các biến cố để tìm một số biến cố.
3. Về thái độ:
	Biết được toán học có ứng dụng thực tế, tư duy lôgíc.
II. Trọng tâm: Nắm được biến cố, không gian mẫu
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Các câu hỏi gợi mở
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
Tiết 21
Tuần dạy:..
IV. Tiến trình:
1. Ổn định – tổ chức: Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Trong lúc làm bài tập
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: -Tìm không gian mẫu của phép thử Gieo một con súc sắc cân đối, đồng chất?
 -Thế nào là biến cố đối của biến cố A?
 - Cho 1 HS lên bảng giải
HS: Nhận xét và trả lời câu hỏi
GV: -Tìm không gian mẫu của phép thử: Từ một hộp chứ 3 bi trắng, 2 bi đỏ, lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 bi? Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?
 -Liệt kê các phần tử của không gian mẫu? 
- Gọi HS lên bảng giải
HS: Nhận xét và trả lời câu hỏi
Bài 1. Gieo một con súc sắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện.
	a) Mô tả không gian mẫu.
	b) Xác dịnh các biến cố sau:
	A: “Xuất hiện mặt chẵn chấm”.
	B: “Xuất hiện mặt lẻ chấm”.
	C: “Xuất hiện mặt có số chấm không nhỏ hơn 3”.
	c) Trong các biến cố trên, hãy tìm các biến có xung khắc.
Bài 2. Từ một hộp chứ 3 bi trắng, 2 bi đỏ, lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 bi.
	a) Xây dựng không gian mẫu.
	b) Xác định các biến cố:
	A: “Hai bi cùng màu trắng”.
	B: “Hai bi cùng màu đỏ”.
	C: “Hai bi cùng màu”.
	D: “ Hai bi khác màu”
	c) Trong các biến cố trên, hãy tìm các biến cố xung khắc, các biến cố đối nhau.
4. Củng cố: Nhắc lại kiến thức liên quan
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Xem lại các bài tập đã giải.
V. Rút kinh nghiệm:
Nội dung:----------------------------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp:------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết bị, đồ dùng:-------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 22:
Tuần dạy: 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Ổn định lớp:
Bài cũ: Trong lúc làm bài tập
Giảng bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Giao nhiệm vụ cho HS
 -Gọi 1 HS lên bảng
HS: Nhận xét và trả lời câu hỏi
GV: Khi gieo một đồng tiền, sau đó gieo một con súc sắc thì kết quả như thế nào?
-Gọi 2 HS lên bảng
HS: Nhận xét và trả lời câu hỏi
Bài 1. Gieo một đồng tiền ba lần và quan sát sự xuất hiện mặt sấp, mặt ngửa.
	a) Xây dựng không gian mẫu.
	b) Xác định các biến cố:
	A: “Lần đầu gieo xuất hiện mặt sấp”.
	B: “Ba lần xuất hiện các mặt như nhau”.
	C: “Đúng hai lần xuất hiện mặt sấp”
	D: “Ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp”
Bài 2. Gieo một đồng tiền, sau đó gieo một con súc sắc. Quan sát sự xuất hiện mặt sấp, mặt ngửa của đồng tiền và số chấm xuất hiện trên con súc sắc.
	a) Xây dựng không gian mẫu.
	b) Xác định các biến cố sau:
	A: “Đồng tiền xuất hiện mặt sấp và con súc sắc xuất hiện mặt chẵn chấm”
	B “Đồng tiền xuất hiện mặt ngửa và con súc sắc xuất hiện mặt lẻ chấm”
	C: “Mặt 6 chấm xuất hiện”
 Củng cố: Nhắc lại kiến thức liên quan
 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Xem lại các bài tập đã giải
V. Rút kinh nghiệm:
Nội dung:---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Phương pháp:------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết bị, đồ dùng:---------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết ppct: 23-24 XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
Tuần dạy:..
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: .
	- Hiểu và sử dụng được định nghĩa cổ điển của xác suất.
	- Biết được các tính chất của xác suất, biến cố độc lập, công thức nhân xác suất.
2. Về kĩ năng: 
	-Tính thành thạo xác suất của biến cố.
	- Vận dụng qui tắc cộng , quy tắc nhân xác suất trong bài tập đơn giản.
	- Biết sử dụng máy tính bỏ túi hỗ trợ tính xác suất.
3. Về thái độ:
	- Tự giác, tích cực trong học tập.
	- Sáng tạo trong tư duy.
	- Tư duy các vấn đề của toán học, thực tế một cách logic và hệ thống.
II. Trọng tâm: Nắm được lý thuyết, biết vận dụng giải các bài tập cơ bản
III. Chuẩn bị: Nắm được định nghĩa cổ điển của xác suất, tính chất của xác suất.
1. Giáo viên: Máy tính cầm tay. Các câu hỏi gợi mở.
2. Học sinh: Máy tính, bài cũ, bảng phụ nhóm.
Tiết 23:..
Tuần dạy:.
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định – tổ chức: Kiểm tra sỉ số.
2/ Kiểm tra bài cũ: Trong phần giảng bài mới.
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Gv: Cho HS HĐ theo nhóm. Gọi nhóm đại diện trình bày lời giải.
HS: Nhận xét và trả lời câu hỏi
GV: Để tìm không gian mẫu trong trường hợp này ta làm sao?
GV: Không gian mẫu gồm bao nhiêu phần tử?Các biến cố trong đề bài có bao nhiêu phần tử?
HS: Nhận xét và trả lời câu hỏi
GV: Cho HS nhận xét đề toán, thảo luận nhóm
HS: Đại diện nhóm trình bày
Bài 1. Một tổ có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên hai người. Tìm xác suất sao cho trong hai người đó:
	1) Cả hai đều là nữ.
	2) Không có nữ nào.
	3) Ít nhất một người là nữ
	4) Có đúng 1 người là nữ.
Bài 2. Một hộp chứa 10 quả cầu đỏ được đánh số từ 1 đến 10, 20 quả cầu xanh được đánh số từ 1 đến 20. Lấy ngẫu nhiên một quả. Tìm xác suất sao cho quả được chọn:
	1) Ghi số chẵn.
	2) Màu đỏ.
	3) Màu đỏ và ghi số chẵn.
	4) Màu xanh hoặc ghi số chẵn.
Bài 3. Có 5 bạn nam và 5 bạn nữ xếp ngồi ngẫu nhiên quanh bàn tròn. Tính xác suất sao cho nam, nữ ngồi xen kẽ nhau.
4/ Củng cố và luyện tập:
	Nêu công thức tính xác suất, tính chất xác xuất.
	Trắc nghiệm:
	Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không lớn hơn 50. Gọi A là biến cố “ số chọn được là số nguyên tố”. Tính xác suất của A.
	A. 0,25	B. 0,18
	C. 0,3	D. 0,2
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Xem lại các bài tập đã giải
V. Rút kinh nghiệm:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Thiết bị, đồ dùng: ------------------------------------------------------------------------------------------ 
Tiết 24:..
Tuần dạy:.
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định – tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ: Trong phần giảng bài mới.
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Gv: Cho HS HĐ theo nhóm. Gọi nhóm đại diện trình bày lời giải.
HS: Nhận xét và trả lời câu hỏi
GV: Để tìm không gian mẫu trong trường hợp này ta làm sao?
Khi nào phương trình vô nghiệm, có nghiệm kép, có nghiệm. Từ đó xác định các biến cố
GV: Gợi ý, gọi A1, A2, A3 lần lượt là các biến cố : “ Học sinh được chọn

Tài liệu đính kèm:

  • doctc11cb_HKI.doc