Gíao án tự chọn Toán 8 - Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

 I/ Lý thuyết :

 +Một phương trình ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểi thức của cùng một biến x

+Gía trị của ẩn làm cho phương trình trở thành một đẳng thức đúng được gọi là nghiệm của phương trình.

+Giaỉ phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó, tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó.Kí hiệu là S

+Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm

+Phương trình dạng ax + b = 0 với a,b là hai số đã cho và a khác 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

+Trong phương trình ta có thể chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

+Trong một phương trình ta có thể nhân( hoặc chia) hai vế cho cùng một số khác 0.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1157Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Gíao án tự chọn Toán 8 - Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3+4:
Ngày dạy:12/01/2012
PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
Tuần CM: 21
Tiết:3
 I/ Lý thuyết : 
 +Một phương trình ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểi thức của cùng một biến x
+Gía trị của ẩn làm cho phương trình trở thành một đẳng thức đúng được gọi là nghiệm của phương trình.
+Giaỉ phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó, tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó.Kí hiệu là S
+Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm
+Phương trình dạng ax + b = 0 với a,b là hai số đã cho và a khác 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
+Trong phương trình ta có thể chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
+Trong một phương trình ta có thể nhân( hoặc chia) hai vế cho cùng một số khác 0.
II/ Luyện tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV hướng dẫn cho hs làm
Cho hs ghi đề
Gọi hs trả lời miệng
GV ghi bảng
Gọi 1 hs lên bảng làm
GV gọi lần lược 3hs lên bảng làm
Cho hs khác nhận xét
GV sửa hoàn chỉnh
Gọi 2 hs lên bảng làm mỗi em 2 câu
Cho hs khác nhận xét
 GV sửa hoàn chỉnh
Gv hỏi phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm?
Cho hs ghi đề bài
Gọi lần lượt từng hs lên giải
Cho hs khác nhận xét
 GV sửa hoàn chỉnh
Bài1: 
Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất một ẩn trong các phương trình sau:
a) 3 - 2x = 0 b) 3y + 2y2 = 0
c) 5y = 0 d) 0x + 7x = 0
e) x = 0 f) 
Đáp án: câu a) , c), e), f)
Bài 2: 
Chứng tỏ x= -2 là nghiệm của phương trình 
 3x + 6 =0
Giải: 
Thay x = -2 vào phương trình ta có
 3x +6 = 3(-2) + 6 = 0
Vậy x = -2 là nghiệm của phương trình đã cho
Bài 3:
Các cặp phương trình sau đây có tương đương hay không?
a) 5x = 5 và x -1 = 0
b)x – 3 = 0 và (x -3)(x2 + 2) = 0
c)x2- 4 = 0 và x2 + 4 = 0
Gỉai:
a)Phương trình 5x = 5 có nghiệm x = 1
 Phương trình x – 1 =0 có nghiệm x = 1
Vậy hai phương trình tương đương vì có cùng tập hợp nghiệm S = { 1}
b) Phương trình x – 3 = 0 có nghiệm x = 3
 Phương trình (x -3)(x2 + 2) = 0 có nghiệm 
 x = 3 ( vì x 2 +2 > 0)
Vậy hai phương trình tương đương vì có cùng tập hợp nghiệm S = { 3}
c) Phương trình x2- 4 = 0 hay (x +2)(x-2) =0 có hai nghiệm x = 2; x = -2
Phương trình x2 + 4 = 0 vô nghiệm 
 (vì x2 + 4 = 0 > 0)
Vậy hai phương trình không tương đương vì không có cùng tập hợp nghiệm.
Tiết 4:
Bài 4:
Gỉai các phương trình:
a) 5x + 15 = 0 b) -6x + 4 = 0
c)-7x – 42 = 0 d) 28 – 4x = 0
Gỉai:
a) 5x + 15 = 0 
5x = -15
 x = -3
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-3}
b) -6x + 4 = 0
-6x = -4 
 x = 
Vậy tập nghiệm của phương trình làS ={}
c) -7x – 42 = 0
-7x = 42
 x = -6
Vậy tập nghiệm của phương trình làS ={-6}
d) 28 – 4x = 0
 - 4x = -28
 x = 7
Vậy tập nghiệm của phương trình làS ={7}
Bài 5:
Hãy thử lại mỗi số đặt trong dấu ngoặc đơn có phải là nghiệm của phương trình tương ứng hay không?
a) (-3) 2x – 3 = 3x - 2
b) (-2) 7 – 6x = -4( x -1 ) + 7
c) () 4x 2 – 3x - 1 = 0
d) () 3x2 – 2x = 6x – 5
Giải:
a) Thay x = -3 vào hai vế của phương trình ta có 
 2x – 3 = 2(-3) – 3 = -9
 3 x – 2=3(-3) – 2 = - 11
Gía trị x = -3 làm cho hai vế của phương trình không bằng nhau.
Vậy x = -3 không là nghiệm của phương trình đã cho
b) Thay x = -2 vào hai vế của phương trình ta có 
 7 – 6x = 7- 6(-2) =19
 -4( x -1 ) + 7= -4(-2 – 1)+7 = 19
Gía trị x = -2 làm cho hai vế của phương trình bằng nhau.
Vậy x = -2 là nghiệm của phương trình đã cho
c) Thay x = vào phương trình ta có 
 4x 2 – 3x - 1 = 4()2 – 3() -1 = 0
Gía trị x = làm cho hai vế của phương trình bằng 0.
Vậy x = là nghiệm của phương trình đã cho
d) Thay x = vào hai vế của phương trình ta có 
 3x2 – 2x = 3()2 – 2. = 
 6x – 5 = 6. - 5 = 
 Gía trị x = làm cho hai vế của phương trình không bằng nhau.
Vậy x = không là nghiệm của phương trình đã cho.
Kiểm tra ngày / /2011
Nguyễn Thị Thúy Nga

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3+4 HKII.doc