Giáo án Tuần 12 - Khối 4

TOÁN

NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn bài 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu

HĐ2(5'): Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức

 -GV viết hai biểu thức lên bảng: 3 x ( 4 + 5 ) và 3 x 4 + 3 x 5

 +HS tính giá trị của hai biểu thức, so sánh giá trị của hai biểu thức để rút ra KL.

 3 x ( 4 + 5 ) = 3 x 4 + 3 x 5

HĐ3(5'): Nhân một số với một tổng

 -GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một tổng, biểu thức bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng. Từ đó yêu cầu HS rút ra kết luận: SGK

HĐ4(26’): Thực hành

 Bài1: Luyện k/n tính giá trị của biểu thức theo cách nhân một số với một tổng.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, GV treo bảng phụ và GV HD HS làm bài mẫu.

- HS hoạt động cá nhân, GV giảng thêm cho HS TB, yếu. 2 HS lên bảng thực hiện. HS cả lớp chú ý nhận xét, GV chốt kết quả đúng.

Bài 2(mỗi câu 1 ý): Luyện k/n nhân một số với một tổng (tính bằng hai cách)

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- HS làm câu a, GV theo dõi HD thêm, 2 em lên bảng làm, T/c n/ xét, GV chốt ý.

- GV HD mẫu cho HS tự làm, sau đó làm tiếp bài vào vở, khuyến khích HS khá giỏi làm cả 2 câu.

- 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi em một cách, cả lớp chú ý nhận xét bổ sung. GV chốt kết quả đúng.

 

doc 24 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 12 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét và so sánh kết quả. GV chốt kết quả đúng và rút ra cách nhân một hiệu với một số, cho HS nhắc lại.
HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: Cho HS nêu lại cách nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số. Nhận xét tiết học và dặn dò HS.
THỂ DỤC (TIẾT23)
HỌC ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG CỦA BÀI T.D PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “ CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI.”
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện đúng động tác vươn thở, tay, chân, lưng-bụng, toàn thân và bước đầu biết cách tập động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi Con cóc là cậu Ông Trời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị : 1 còi, các dụng cụ phục vụ trò chơi
Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(8') PHẦN MỞ ĐẦU
-Tập hợp lớp 3 hàng dọc phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Cho HS tập 1 số động tác khởi động
-Phổ biến nội dung: Học động tác thăng bằng; Trò chơi: “ Con cóc là cậu Ông Trời” 
Khởi động: Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập
Tổ chức trò chơi “Làm theo hiệu lệnh” Cho đội hình 3 hàng ngang GV cho khởi động các khớp cổ chân, gối, hông, vai và chơi trò chơi
HĐ2(20')PHẦN CƠ BẢN
 1. Nội dung:
-Bài thể dục phát triển chung: 
 + Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lưng bụng và phối hợp (2 lần – mỗi lần 2 x 8 nhịp)
 Lần 1: GV điều khiển 
 Lần 2: Cán sự điều khiển, GV quan sát sửa sai
 + Học động tác thăng bằng ( Xem SGV Thể dục 4 - Nội dung+ hình 8- trang 12): (4-5 lần – mỗi lần 2 x 8 nhịp) 
- GV nêu tên động tác, làm vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo
- Cán sự hô, cho cả lớp tập.
- GV cho các tổ tập thi đua lẫn nhau.
 + Tập các động tác từ đầu đến động tác thăng bằng ( 1-2 lần) 
 2. Trò chơi: "Con cóc là cậu Ông Trời” GV nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi , cho HS chơi thử 1 lần sau đó GV điểu khiển cho HS chơi chính thức
HĐ3(7')PHẦN KẾT THÚC
GV cùng HS hệ thống lại bài. GV nhận xét và ĐG KQ giờ học và giao bài tập về nhà. 
- Cho HS thực hiện các động tác thả lỏng
- GV hô “ THỂ DỤC” – Cả lớp hô “ KHỎE”
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5'): KTBC :
 HS nhắc lại tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu ( viết biểu thức và phát biểu bằng lời )
HĐ2(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu 
HĐ3(31'): Thực hành
 Bài 1dòng 1: Củng cố k/n nhân một tổng (hiệu) với một số
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS hoạt động cá nhân làm vào vở, 2 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp chú ý nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
 Bài 2a,b(dòng 1): Vận dụng tính chất giao hoán, t/c kết hợp và nhân một số với một tổng (hiệu) để tính nhanh.
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS tự làm bài tập 2a vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi nhận xét - Gv nhận xét, đánh giá.
- GV HD mẫu bài 2b, HS làm dòng 1 vào vở, GV theo dõi HD thêm cho HS yếu, đồng thời chấm bài, 2 HS lên bảng làm bài, T/c nhận xét.
 Bài 4: ( chỉ tính chu vi ): Củng cố k/n tính chu vi hình chữ nhật
 - Gọi 1 HS đọc bài toán
 - Cả lớp giải vào vở, GV gợi ý, hướng dẫn thêm. GV nhận xét, HS nêu miệng bài giải.
HĐ4(3’): Củng cố, dặn dò: HS nêu t/c giao hoán, kết hợp, nhân một số với một tổng (hiệu). GV nhận xét chung giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
TẬP ĐỌC
VẼ TRỨNG
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài(Lê-ô-nác đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
- Hiểu nội dung: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Chân dung Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5'): Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau truyện “Vua tàu thuỷ “ BạchThái Bưởi và nêu ý chính của từng đoạn.
HĐ2(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu 
HĐ3(11'): Luyện đọc
 - HS đọc tiếp nhau nhau ( 2, 3 lượt ) từng đoạn ( 2 đoạn )
 - GV kết hợp giúp HS hiểu một số từ được chú giải sau bài:
 +HS TB đọc mục chú giải
 - HD HS đọc tiếng khó: khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô và HD HS 
luyện đọc câu sau: Trong một nghìn quả trứng xưa nay/ không có lấy hai quả hoàn 
toàn giống nhau đâu.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - Một HS khá đọc toàn bài - GV đọc mẫu.
HĐ4(10'): Tìm hiểu bài
 *Đoạn 1: ( Từ đầu ... đến vẽ trứng được như ý) HS đọc thầm đoạn 1 để T.lời C.hỏi: 
 + Sở thích của Lê-ô-nác-đô khi còn nhỏ là gì ?
 + Câu hỏi 1, 2 trong SGK
 + GV ghi chi tiết nổi bật: khổ luyện và Y/C HS nhắc lại nghĩa của từ khổ luyện.
 + Theo em thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng làm gì ?
 + HS nêu ý chính đoạn 1: Lê-ô-nác-đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy giáo Vê-rô-ki-ô.
 *Đoạn 2: (còn lại) - HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi 3-4 trong SGK
 - GV ghi các từ ngữ: kiệt xuất, thời đại phục hưng lên bảng, HS nhắc lại nghĩa của các từ đó.
 - HS nêu ý chính đoạn 2: Sự thành đạt của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi.
 *HS đọc lướt toàn bài nêu nội dung chính của bài.
HĐ5(11'): Luyện đọc nâng cao
 - GV hướng dẫn luyện đọc giọng toàn bài với giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối bài đọc với giọng cảm hứng, ngợi ca.
 + HS luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm bài văn
 + HS chưa đạt luyện đọc để đọc tốt hơn. GV nhận xét, đánh giá.
HĐ6(2'): Củng cố, dặn dò: - HS đọc cả bài và nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài.
ĐỊA LÍ
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Mức độ tích hợp: Bộ phận)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng BBộ:
 + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta.
 + ĐBBB có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển
 + ĐBBB có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ(lược đồ) tự nhiên VNam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hông, sông Thái Bình.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bản đồ địa lí VN, tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông ( Do GV -HS sưu tầm )
III. CÁC HDDH CHỦ YẾU:
HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu 
 1-Đồng bằng lớn ở miền Bắc
HĐ2(8'): Làm việc cả lớp về Vị trí và hình dạng của ĐBBB
 -GV chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lý Việt Nam và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK
 -Yêu cầu HS lên chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
 -GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạn đáy bên bờ biển.
 HĐ3(8'): Làm việc cá nhân về Sự hình thành, diện tích, địa hình của ĐBBB
 Bước 1: -HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
 +Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên ?
 +Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta?
 +Địa hình ( bề mặt ) của đồng bằng có đặc điểm gì?
 Bước 2: -HS trình bày kết quả làm việc.
 -HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.
 2-Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ (15’)
 HĐ4(8’): Tìm hiểu hệ thống sông ngòi ở ĐBBB
 - GV treo bản đồ, lược đồ ĐBBB lên bảng, Y/C HS quan sát để tìm các con sông của ĐBBB.
- Tổ chức cho HS thi kể tên các con sông của ĐBBB ( 3 – 5 em thi )
=> GV nhận xét và ghi điểm cho những HS tham gia chơi và giảng thêm để HS hiểu về các con sông ở ĐBBB.
HĐ5(7’): Hệ thống đê ngăn lũ ở ĐBBB
- Y/C HS TLCH : Ở ĐBBB mùa nào thường mưa nhiều? Mùa hè, mưa nhiều nước ở các sông NTN? Người dân ở ĐBBB làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt?
- HS tiếp nối trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý chính.
HĐ6(3’): Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS 
KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT ( T 3)
 I. MỤC TIÊU: 
 - Hs biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. 
 - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.(với HS khéo tay đường khâu ít bị dúm).
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 1-GV: -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền gấp mép vải bằng khâu đột hoặc bằng may máy ( quần áo, túi xách tay bằng vải...)
 -Vật liệu và dụng cụ:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu có kìch thước 20 cm x 30 cm
 +Len hoặc sợi khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(2’) ) Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu 
HĐ2(20’) : HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
 -Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải
 -GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước:
	Bước 1: gấp mép vải
	Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải
 -GV kiểm tra đồ dùng học tập
 -HS thực hành gấp mép vải và khâu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
HĐ3(5’): Đánh giá kết quả HT của HS
 -HS trưng bày sản phẩm
 -GV nêu tiêu chuẩn đánh giá
 -HS dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá bài của mình và của bạn
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS
HĐ5(3’) :Tổng kết,dặn dò
 -Nhận xét tiết học, dặn giờ học sau mang đủ đồ dùng học tập
 Chiều thứ 4 ngày 22 tháng 11 năm 2017
LỊCH SỬ
CHÙA THỜI LÝ
(Mức độ tích hợp: Liên hệ)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
- Có ý thức bảo vệ di sản văn hoá cha ông để lại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng phật A - di - đà, phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu 
GV cho HS quan sát một số chùa và giới thiệu bài.
HĐ2(11'): Làm việc theo nhóm để thảo luận câu hỏi: Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật
- HS thảo luận, sau đó đại diện nhóm trình bày ý kiến của mình các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV chốt: Đạo phật khuyên con người phải yêu thương đồng loại và làm điều thiện. Điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt. Tuy đoạ phật được du nhập vào nước ta từ rất sớm nhưng đến thời Lý, đạo phật mới trở nên thịnh vượng.
HĐ3(12'): Làm việc cả lớp
 -HS đọc thầm SGK, trao đổi cặp đôi câu hỏi: Vì sao đến thời Lý, đạo phật phát triển nhất?
 -HS thảo luận trình bày đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo phật. nhân dân theo đạo phật rất đông. Kinh thành thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
Hoặc: Dưới thời Lý, chùa được xây dựng ở khắp nơi, các vua nhà Lý đều theo đạo phật, nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều, ndân theo đạo phật rất đông.
HĐ4(12'): Cá nhân tìm hiểu về Vai trò của chùa thời Lý? Vẻ đẹp của chùa thời Lý?
 - GV phát phiếu bài tập có nội dung như bài tập 1b, VBT LS cho HS, yêu cầu HS đọc SGK và hiểu biết của bản thân để thực hiện yêu cầu.
 -HS trình bày kết quả bài tập, GV cùng HS nhận xét.
Chốt: Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của làng xã.
-GV treo tranh ảnh về các chùa đã chuẩn bị cho HS quan sát, mô tả(chùaDâu, chùa Một Cột, chùa Láng,).
- GV có thể mô tả vẻ đẹp của một vài chùa thời Lý tiêu biểu.
- GV nhận xét chung và bổ sung.
HĐ5(3'): Tổng kết, dặn dò: GV tổng kết bài, liên hệ ý thức bảo vệ di sản văn hoá của cha ông.
 - Nhận xét tiết học, dặn dò. 
MĨ THUẬT
 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI 
Số tiết dạy: 3 tiết. Tuần dạy: 12,13,14
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu và nêu được đặc điểm các bộ phận chính của cơ thể khi đang hoạt động với các động tác khác nhau.
 - Tạo hình bằng dây thép hoặc nặn được một dáng hoạt độngcủa người theo ý thích.
 - Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. CHUẨN BỊ:
Sách học mỹ thuật 4
Tranh ảnh, sản phẩm tạo hình một số dáng người phù hợp.
III. Học sinh:
Sách học mỹ thuật 4.
Đất nặn.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Tiết 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số hoạt động của con người.
-GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 5.1 và 5.2 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ dáng người đang hoạt động em nhận ra họ đang làm gì?
+ Em hãy nêu tên các bộ phận chính của con người ?
+ Khi con người hoạt động đứng chạy, nhảy, ngồi, em nhận thấy các bộ phận thay đổi như thế nào ?
+ Bằng hành động em hãy mô phỏng một dáng người đang hoạt động.
-GV yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-GV nhận xét và chốt lại ghi nhớ.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 5.3 SGK thảo luận về chất liệu, cách thể hiện của sản phẩm tạo hình dáng người qua các câu hỏi sau.
+ Em thấy các dáng người mô phỏng hoạt động gì ?
+ Em thích nhất sản phẩm nào ? vì sao ?
+ Sản phẩm em thích được tạo dáng bằng chất liệu gì ? em có hình dung ra được cách thự hiện chúng không ?
-GV yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-GV chốt lại: khi hoạt động con người tạo ra các dáng chuyển động khác nhau và tùy theo hoạt động mà các bộ phận thay đổi cho phù hợp. Khi tạo hình dáng người, cần chú ý tới những đặc điểm của hoạt động.
-Có thể tạo hình dáng người bằng dây thép, giấy bồi,đất nặn, các vật liệu phù hợp.
...........**..
Tiết 2
Hoạt động 2: Cách thực hiện 
2.1 Tạo dáng người bằng đất nặn:
-GV yêu cầu HS quan sát hình 5.4 SGK và nêu cách tạo dáng người bằng đất nặn.
-HS trả lời GV chốt lại và hướng dẫn từng bước như phaafnghi nhớ.
-Tạo dáng người bằng dây thép:
-Yêu cầu HS quan sát hình 5.5 SGK để nhận xét cách uốn dây thép tạo hình dáng người.
-GV giới thiệu cách tạo dáng người bằng dây thép như phần lưu ý ở SGK.
-Yêu cầu HS quan sát hình 5.6 SGK để biết cách dung giấy cuốn quấn bên ngoài để tạo khối cho nhân vật, trang trí thêm nhân vật bằng giấy màu, vải làm cho hình khối nhân vật thêm sinh động hơn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
3.1 Hoạt động cá nhân: 
-GV yêu cầu HS thể hiện sản phẩm theo ý thích 
-GV đưa ra một số câu hỏi gợi mở
+ Em sẽ tạo hình dáng người đang làm gì ? Dáng người đó có gì nổi bậc ?
+ Em thích chọn vật liệu gì để thể hiện ?
+ Em chọn những hình ảnh liên quan nào sinh động hơn ?
...........**..
Tiết 3
-Hoạt động nhóm:
-GV đưa ra một số gợi ý cho các nhóm.
-Thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung đề tài.
-Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh.
-Chỉnh sửa và sắp xếp dáng người phù hợp với nội dung đề tài.
-Thêm các chi tiết tạo không gian cho sản phẩm.
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
-GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, giới thiệu chia sẽ của nhóm mình.
-Vận dụng sáng tạo: Sử dụng kiến thức về nặn, tạo hình dáng người đã học để tạo sản phẩm mỹ thuật theo ý thích.
HS: quan sát hình ở SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét.
Chú ý.
Quan sát hình ở SGK và trả lời các câu hỏi.
Cả nhóm trình bày và nhận xét.
Chú ý.
...........**..
-HS quan sát hình và nêu cách tạo dáng người bằng đất nặn
HS trả lời và chú ý
HS quan sát hình để nhận biết cách tạo dáng người bằng dây thép.
Chú ý quan sát.
Quan sát hình để biết cách dung dây cuốn.
Cá nhân thực hành.
-HS trả lời câu hỏi.
...........**..
Các nhóm thực hành.
Trưng bày sản phẩm 
Chia sẽ sản phẩm
Chú ý lắng nghe.
Thứ 5 ngày 23 tháng 11 năm 2017
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Biết cách nhân với số có hai chữ số.
 - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5'): Củng cố kiến thức nhân với số có một chữ số
 - GV gọi hai HS lên bảng thực hiện hai phép nhân sau: 234 x 2 và 467 x 6, HS dưới lớp làm vào vở nháp
 -HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu 
HĐ3(5'): Tìm cách tính 36 x 23
 -GV cho cả lớp đặt tính vào vở nháp: 36 x 3 ; 36 x 20
 -Ta đã biết cách tính 36 x3 và 36 x 20 nhưng ta chưa học cách tính 36 x 23. Vậy ta tìm cách tính tích này như sau:
	23 là tổng của 20 và 3, do đó ta có thể thay: 36 x 23 = 36 x ( 20 +3 )
 =36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108 =828
HĐ4(5'): Giới thiệu cách đặt tính và tính
 -GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc.
 -HS thực hiện.
HĐ5(21'): Thực hành
Bài1a,b,c:Luyện k/n đặt tính và nhân với số có hai chữ số
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 YC HS tự làm bài vào vở. Sau đó gọi 3HS lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
 GV chốt kết quả đúng, cho HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính
Bài 3: Luyện k/n giải toán có liên quan
 - Gọi 1 HS đọc đề bài, HS hoạt động cá nhân, sau đó 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi HD cho HS yếu cùng làm đồng thời chấm bài.
 - Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: Y/c HS nêu lại cách nhân với số có hai chữ số. GV Nhận xét tiết học và dặn dò HS.
TẬP LÀM VĂN
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong một bài văn kể chuyện(mục I và BT1, BT2, mục III).
 - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộn g (BT3, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 GV: - Một tờ phiếu kẻ so sánh hai cách kết bài ( Bài tập.I. 4 ), in đậm đoạn thêm vào.
 -Bút dạ, 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT. III. 1 ( một số cách kết bài ) để HS lên bảng chỉ phiếu, trả lời câu hỏi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu 
HĐ2(13'): Phần nhận xét
 Bài tập 1, 2: -Một HS đọc yêu cầu của BT 1, 2
 -Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều ( SGK, tr. 104 ), tìm phần kết bài của truyện.
 -HS nêu và nhận xét, bổ sung.
 Bài 3: -HS đọc yêu cầu bài tập ( cả mẫu )
 - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến, thêm vào cuối truyện Ông Trạng thả diều một lời đánh giá.
 - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV nhận xét khen ngợi những lời đánh giá hay.
 Bài 4: -HS đọc yêu cầu của bài
 - GV dán tờ phiếu viết hai cách kết bài. HS suy nghĩ, so sánh, phát biểu ý kiến. Gv chốt lại lời giải đúng.
HĐ3(5'): Phần ghi nhớ: Gọi 3-4 HS đọc ghi nhớ trong SGK
HĐ4(19'): Luyện tập
 Bài 1:
 -Năm HS tiếp nối nhau đọc BT 1 ( mỗi em 1 ý )
 -HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi
 -GV dán hai tờ phiếu lên bảng, mời đại diện hai nhóm chỉ phiếu trả lời.
 -GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Bài tập 2: -HS đọc yêu cầu của bài
 -Cả lớp mở SGK, tìm kết bài của các truyện Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, suy nghĩ trả lời câu hỏi
 -HS cả lớp phát biểu-nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập, lựa chọn viết kết bài theo lối mở rộng và VBT
 -Nhiều HS phát biểu ý kiến. GVnhận xét. 
HĐ5(2'): Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. 
Dặn HS luyện trao đổi.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ ( TIẾP THEO )
I. MỤC TIÊU: 
 - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất(ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất(BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được(BT2,3, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV: Giấy khổ to chép sẵn bài tập 1phần luyện tập và bút dạ, một vài trang từ điển phô tô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS làm lại BT3, 4 (Tiết LT&C: MRVT: ý chí - nghị lực) - mỗi HS làm 1 bài. GV nhận xét.
HĐ2(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu 
HĐ3(10'): Phần nhận xét:
 Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 2: -HS đọc kĩ yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV chốt lời giải đúng.
HĐ4(3'): Ghi nhớ
 -Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu 1 -2 HS lấy ví dụ.
HĐ5(18'): Luyện tập
a-Bài 1: -GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1
 -HS đọc yêu cầu nội dung bài tập.
 -HS hoạt động cá nhân làm bài trên VBT 
 -Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu trên giấy khổ to đã chuẩn bị
 -Cả lớp nhận xét,bổ sung. GV kết luận về những từ đúng. Tuyên dương những HS đúng.
b-Bài 2: -HS đọc yêu cầu bài tập
 -HS hoạt động theo cặp, trao đổi về yêu cầu của bài tâp và làm bai vào VBT, đại diện một số cặp trình bày kết quả.
 -GV nhận xét, đánh giá.
c -Bài 3 : -HS đọc thầm yêu cầu bài tập và làm việc cá nhân, một số HS đọc câu văn của mình, cả lớp nghe nhận xét. Gv chốt kết quả đúng.
HĐ6(2'): Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
 + Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
 + Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: -Hình vẽ trang 50, 51 SGK, giấy Ao, băng keo, bút dạ cho các nhóm, tranh ảnh về và tư liệu về vai trò của nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(3’) KTBC:Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên diễn ra như thế nào? 
- HS trả lời. TCNX
HĐ1(1') Giới thiệu : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu 
HĐ2(15'): Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật, thực vật
 Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
 Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 -Yêu cầu HS cả lớp nộp các tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được.
GV chia lớp thành 3 nhóm và giao việc cho các nhóm:
	Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người.
	Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vât.
	Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật
 -GV giao tư liệu và tranh ảnh cho các nhóm cùng với giấy Ao, bút dạ.
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
 Bước 3: Trình bày và đánh giá
 -Đại diện các nhóm trình bày và đán

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 12.doc