Giáo án Tuần 13 - Lớp 3

Chào cờ Tiết 13: Tuần 13

Toán Tiết 61: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn

I. Mục tiêu.

- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn

- Áp dụng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn vào giải bài toán có lời văn

- HS yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: bảng phụ HS: Bảng con

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức: hát

2.Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS lên bảng làm bài:

- 20cm gấp mấy lần 4cm?

- 42dm gấp mấy lần 6dm?

- GV nhận xét

3. Bài mới:

3.1.Giới thiệu bài

- Để giúp các em biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, áp dụng vào giải bài toán có lời văn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn”

- Gọi HS nhắc tựa bài

 

doc 24 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 13 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS viết vào bảng con các từ: trong vắt, nở muộn, ngào ngạt 
b. Đọc cho HS viết bài.
- HS viết bài vào vở
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- HS nghe - soát lỗi chính tả. 
c. Chấm chữa bài.
 - GV chấm 6 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập. 
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.
Bài 2. Điền vào chỗ trống iu hay uyu?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV cho HS làm vào vở
- Mời 3 HS lên bảng sửa bài
- GV cùng cả lớp nhận xét
Bài 3. Viết lời giải các câu đố sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu các nhóm tìm và viết vào bảng nhóm
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- GV nhận xét
- Học sinh làm vào vở. 
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi 
- 3HS đọc lại lời giải đúng: Đường đi khúc khuỷu , gầy khẳng khiu , khuỷu tay. 
- HS nhận xét
- HS đọc
- Lớp chia nhóm làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày: ruồi – dừa – giếng
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc nhanh và bạn viết nhanh nhất.
4. Củng cố: GDBVMT: Liên hệ việc giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên đó: Để có được vẻ đẹp của đêm trăng trên mặt hồ, mọi người đã chung tay cùng nhau giữ vệ sinh môi trường xung quanh góp phần cho ánh chiếu xuống mặt hồ thêm đẹp. Chúng ta cần biết giữ vệ sinh khi đến nơi có cảnh đẹp và những nơi công cộng, không được vứt rác bừa bãi.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà cho HS.
Tập viết	Tiết 13:	 Ôn chữ hoa I
I. Mục tiêu.
- Viết đúng chữ hoa I, Ô, K; viết đúng tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:
“Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”
- Viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; viết đúng khoảng cách các chữ trong từng cụm từ
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch. 	
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Mẫu chữ cái I, Ô, K - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng viết từ: Hàm Nghi - GV nhận xét
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa I, Ô, K và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng, qua bài: “Ôn chữ hoa I”
- GV gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào?
- Treo bảng các chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
- I, Ô, K
- Học sinh theo dõi, quan sát.
- Cho HS tập viết bảng con
- HS viết trên bảng con ( 2 lần )
- Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết.
3.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giới thiệu từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Ông Ích Khiêm là một quan nhà Nguyễn, văn võ toàn tài, quê ở Quãng Nam. Con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp
 - Từ ứng dụng gồm mấy chữ, là những chữ nào?
- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- Cho HS viết từ ứng dụng vào bảng con
3.4. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết tiết kiệm
- HS đọc câu từ ứng dụng: Ông Ích Khiêm
- HS lắng nghe
- Gồm 3 chữ:Ông Ích Khiêm
- Chữ hoa I, Ô, K, h, g cao 2 ô li rưỡi, chữ còn lại cao 1 ô li
- Bằng khoảng cách viết 1 con chữ o
- HS viết bảng con
- HS đọc
- HS lắng nghe
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng:
- HS quan sát nhận xét:
+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?
+ Chữ nào có độ cao 1 ô li rưỡi? 2 ô li?
+ Các chữ cái: I, h, g 
+ Chữ t cao 1,5 li, chữ p cao 2 li
+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
+ Những chữ còn lại cao 1 ô li
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
- GV viết mẫu chữ “Ít”
- HS quan sát
- Cho HS tập viết
-HS viết vào bảng con : Ít
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
 * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.
- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.
* Chấm chữa bài:
- GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố: Nhận xét giờ. 
- HS lắng nghe
5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS.
- Luyện viết bài ở nhà.
	`	
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
Toán	 Tiết 63:	 Bảng nhân 9
I. Mục tiêu.
- Lập bảng nhân 9 và học thuộc lòng bảng nhân 9
- Vận dụng bảng nhân 9 để giải toán có lời văn bằng một phép nhân.
 - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.GV: tấm bìa có 9 chấm tròn HS:Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. GV gọi HS đọc bảng nhân, chia 8
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay các em sẽ được học bảng nhân tiếp theo của bảng nhân 8 là bảng nhân 9 và vận dụng vào giải bài toán có lời văn, qua bài: “Bảng nhân 9”
- 4 HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS nhận xét	
- HS lắng nghe
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
3.2. Hướng dẫn thành lập bảng nhân7:
GV gắn tấm bìa có 9 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
+ 9 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 9 được lấy mấy lần?
+ 9 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 9×1=9
- GV viết bảng phép nhân
- GV gắn 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn và hỏi: Có mấy tấm bìa? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
+ 9 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 9 chấm tròn đươc lấy 2 lần ta nói gọn lại như thế nào?
+ Ta có phép tính tương ứng là gì?
+ 9×2=?
+ Vì sao em biết 9 nhân 2 bằng 18?
- GV viết bảng phép nhân
- GV gắn 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn và hỏi: Có mấy tấm bìa? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
+ Bạn nào có thể cho biết cái gì được lấy mấy lần?
+ Ta có phép tính tương ứng là gì?
+ 9×3=? Vì sao?
- Hỏi: Bạn nào có thể tìm được kết quả 9×4=?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 9 và viết vào phần bài học.
- Cho HS trình bày: nêu kết quả các phép tính
- GV nhận xét, giới thiệu bảng nhân 9
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 9
- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 9
- HS nhắc tựa bài
- Có 9 chấm tròn
- 9 chấm tròn được lấy 1 lần
- 9 được lấy 1 lần
- HS quan sát
- Có 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn
- 9 chấm tròn được lấy 2 lần
- 9 được lấy 2 lần
- 9×2
- 9×2=18
- Vì 9×2=9+9=18 nên 9×2=18
- HS quan sát
- Có 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn
- 9 được lấy 3 lần
- 9×3
- 9×3=9+9+9=27 nên 9×3=27
- 9×4=9+9+9+9=36 nên 9×4=36
9×1=9 9×4=36 9 ×7=63 9×10=90 
9×2=18 9×5=45 9×8=72
9×3=27 9×6=54 9×9=81
3.3.Thực hành:
Bài 1.Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài
- GV nhận xét
Bài 2. Tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS thực hiện tính
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 4 HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét
Bài 3. 
- Goi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán
+ Có mấy tổ?
+ Mỗi tổ có mấy học sinh?
+ Cái gì được lấy mấy lần?
+ Vậy để biết lớp 3B có bao nhiêu học sinh ta làm thế nào?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
Bài 4. Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài:
+ Số đầu tiên trong dãy số là số nào?
+ Tiếp theo số 9 là số nào?
+ 9 cộng thêm mấy thì bằng 18?
+ Em đoán tiếp theo số 18 sẽ là số nào? Vì sao?
- Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng trước cộng thêm 9.
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
4.Củng cố,dặn dò:NX tiết học,giao bài về nhà cho HS
- HS đọc
- HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả:
a) 9 × 4 = 36 9 × 2 = 18 9 × 5= 45 9 × 10= 90
 9 × 1 = 9 9 × 7 = 63 9 × 8= 72 0 × 9 =0
 9 × 3 = 27 9 × 6 = 54 9 × 9= 81 9 × 0 =0
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng sửa bài
9 6 + 17 = 54+17 9 7 - 25 = 63 - 25
 = 71 = 38
9 3 2 = 27 2 9 9 : 9 = 81 : 9
 = 54 = 9
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu
+ Có 3 tổ
+ Mỗi tổ có 9 học sinh
+ 9 học sinh được lấy 3 lần
+ Ta thực hiện tính 9× 3
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
Bài giải
Lớp 3B có số học sinh là:
9 × 3 = 27 (học sinh)
 Đáp số: 27 học sinh
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu:
+ Số 9
+ Số 18
+ Cộng thêm 9
+ 27, vì 18+=27
- HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng sửa bài
9
18
27
36
45
54
63
72
81
90
- HS nhận xét
Tập đọc	 Tiết 39:	 Cửa Tùng
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các kiểu câu. Hiểu nội dung của bài: Bài văn tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng – một cửa biển đẹp của nước ta thuộc miền Trung
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và hiểu nội dung chính của từng khổ thơ. Biết được các địa danh trong bài qua chú thích - GDBVMT
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. PHT
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Người con của Tây Nguyên
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- Trên khắp miền đất nước ta có nhiều cảnh đẹp. Cửa Tùng là một cửa biển rất đẹp của miền Trung. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy Cửa Tùng có vẻ đẹp đặc biệt như thế nào. 
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: nhẹ nhàng, chậm rãi, và đầy tình cảm.
- HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: Bến Hải, dấu ấn, Hiền Lương, biển cả, mặt biển,...
- HS nối tiếp đọc từng câu. Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Cho HS chia đoạn
- Có 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Thuyền chúng tôi... gió thổi
+ Đoạn 2: Từ cầu Hiền Lương... màu xanh lục
+ Đoạn 3: còn lại
- Cho HS đọc. 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi 
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn trong bài (1lần)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, luyện đọc
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải// – con sông in đập dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.//
- GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ.
- GV giải nghĩa thêm các từ: dấu ấn lịch sử
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)
- HS đọc
+ Đọc trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm 3
+ Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.
- HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) 
- HS nhận xét
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ Cửa Tùng ở đâu?
- GV giới thiệu thêm về Bến Hải
+ Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
+ Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm”
+ Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
+ Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
+ ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển
+ Thôn xóm mướt màu xanh của lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi
+ Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm
+ Thay đổi ba lần trong một ngày
+ Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển.
3.4. Luyện đọc lại:
- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc
+ Gọi HS thi đọc bài theo nhóm
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương
- HS nghe 
- HS thi đọc theo nhóm
- HS nhận xét
4. Củng cố: GDBVMT: Cửa Tùng là cửa biển đẹp của đất nước ta, với bãi cát được ngợi ca là Bà chúa của những bãi cát, để giữ được vẻ đẹp này, mọi người cùng nhau gìn giữ và bảo vệ như thế nào? Nếu nhìn thấy những hành động làm mất đi vẻ đẹp của những nơi đây em sẽ làm gì? 
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS lắng nghe
5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. 
Tự nhiên và xã hội	 Tiết 25: Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)
I. Mục tiêu.
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.
GDBVMT, KNS: Hợp tác, giao tiếp 
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
II. Đồ dùng - dạy học. Hình SGK, bảng nhóm
III. Các Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS tự giới thiệu về họ hàng
- GV nhận xét
- HS nêu
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: để giúp các em nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Một số hoạt động ở trường”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
*Hoạt động 1: Quan sát theo cặp. 
 Bước 1: - Tổ chức cho HS quan sát hình trang 48 và 49 thảo luận theo gợi ý.
- Kể tên một số hoạt động trong hình1?
- Hoạt động này diễn ra ở đâu ?
- Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kỉ luật của các bạn trong hình?
 Bước 2 : -Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
- Giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV nhận xét kết luận.
 * Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm .
 Bước 1 : Hướng dẫn Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý để hoàn thành bảng mà giáo viên kẻ sẵn.
Bước 2: 
- Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV giới thiệu lại các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà HS đã nêu bằng hình ảnh (ảnh chụp).
- Nhận xét tuyên dương nhóm trình bày tốt.
Bước 3 : - Nhận xét về ý thức trong lớp khi tham gia các hoạt động ngoài giờ trên lớp 
- Từng cặp hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý.
- Lần lượt từng cặp hỏi và trả lời trước lớp. 
- Lớp theo dõi bổ sung, hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn.
- Tiến hành thảo luận trao đổi và hoàn thành điền vào các cột trong bảng kẻ sẵn .
- Lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung. 
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất.
4. Củng cố: GDBVMT: Chúng ta đã biết các hoạt động ngoại khóa bao gồm những hoạt động: vui choi giải trí, văn nghệ, làm vệ sinh, tưới cây,...những hoạt động này giúp các em có sức khỏe và còn tạo ra một môi trường không khí trong lành. Vì vậy chúng ta cần tham gia tích cực và bảo vệ cây cối, môi trường xung quanh
 - Nhận xét đánh giá tiết học. 
- HS lắng nghe
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Thủ công	 Tiết 13:	 Cắt, dán chữ H, U (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. Không bắt buộc HS phải cắt lượn ở ngoài và trong chữ U. HS có thể cắt theo đường thẳng.- GDTKNL
- HS yêu thích sản phẩm của mình, yêu quý lao động
II. Đồ dùng dạy học. – GV, HS: kéo, giấy màu, keo 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ của HS
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bước vào tiết 1 cắt,dán chữ, qua bài:“Cắt,dán chữ H, U (tiết 1)”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Nét chữ H, U rộng mấy ô?
- Em có nhận xét gì về nửa bên trái và nửa bên phải của chữ H, U?
- Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải sẽ như thế nào?
- GV vừa HD vừa thao tác mẫu. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
* Bước 1: Kẻ chữ H, U :
 + Cắt 2 HCN có chiều dài 5ô, rộng 3ô.
 + Chấm các điểm đánh dấu chữ H, U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu. Riêng chữ U cần vẽ đường lượn góc.
* Bước 2: Cắt chữ H, U.
Gấp đôi 2 HCN đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, mở ra được chữ H, U. 
* Bước 3: Dán chữ H, U.
Cách dán giống như dán chữ I, T.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Tổ chức cho HS tập kẻ cắt chưa H, U
- Theo dõi gợi ý HS còn lúng túng.
4. Củng cố:TKNL: Đây là những sản phẩm do chính các bạn tạo ra chúng ta phải biết giữ gìn và bảo quản những dụng cụ của mình, ngoài ra cần phải giữ gìn cẩn thận những đồ vật khác.
+ Giáo viên nhận xét giờ – tuyên dương. 
- Quan sát mẫu chữ H, U.
- Nét chữ rộng 1ô.
- Nửa bên trái và nửa bên phải của chữ H, U giống nhau.
- Nửa bên trái và nửa bên phải sẽ trùng khít nhau.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- HS theo dõi mẫu.
- Cả lớp tập kẻ, cắt chữ H, U trên giấy nháp.
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017
Toán	Tiết 64: 	 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán (có một phép nhân 9).
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
 - HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS đọc bảng nhân 9
- GV nhận xét
- 4 HS đọc
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Để giúp các em củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 9, vận dụng và giải toán, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài hôm nay:“Luyện tập”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2.Thực hành:
Bài 1.Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả:
a) 9 × 1 = 9 9 × 5 = 45 9 × 4= 36 9 × 10 = 90 
 9 × 2 = 18 9 × 7 = 63 9 × 8= 72 9× 0= 0 
 9 × 3 = 27 9 × 9 = 81 9 × 6= 54 0 × 9= 0 
b) 9×2=18 9×5=45 9×8=72 9×10=90 
 2×9=18 5×9=45 8×9=72 10×9=90 
- HS nhận xét
Bài 2.Tính 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV cho HS nhắc lại cách giải bài toán có hai phép tính
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn, chia lớp làm 2 đội lên tham gia trò chơi, điền kết quả vào bảng phụ.
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS nêu
- HS làm bài vào vở,4 HS lên bảng làm bài
9 3 + 9= 27 + 9; 9 8 + 9 = 72 + 9 
 = 36 = 81
9 4 + 9 = 36 + 9; 99 + 9 = 81 + 9 
 = 45 = 90 
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu:
- Một công ty vận tải có 4 đội xe. Đội thứ nhất có 10 xe, 3 đội còn lại mỗi đội có 9 xe
- Hỏi công ty đó có có bao nhiêu xe ô tô?
Bài giải
Số xe của 3 đội kia là :
9 3 = 27 ( xe )
Số xe cả 4 đội là : 
10 + 27 = 37 ( xe)
 Đ/S: 37 xe
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS lắng nghe, tham gia trò chơi
x
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
8
8
16
24
32
40
48
56
64
72
80
9
9
18
27
36
45
54
63
72
81
90
- HS nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Chính tả	 Tiết 26:	 (Nghe viết) Vàm Cỏ Đông
.I. Mục tiêu.
- Nghe - viết đúng bài Vàm Cỏ Đông; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 7 chữ.
- Làm đúng BT điền từ phân biệt it/uyt, r/d - GDBVMT
- HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
 II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng viết: Khúc khuỷu , khẳng khiu , khuỷu tay , tiu nghỉu.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS viết bảng con
- HS nhận xét bạn
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết đúng bài Vàm Cỏ Đông; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 7 chữ. Làm đúng BT điền từ phân biệt it/ uyt
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- Đọc 2 khổ thơ đầu của bài thơ.
- Gọi HS đọc lại 2 khổ thơ. 
+ Dòng sông Vàm Cỏ có gì đẹp? 
+ Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa ? Vì sao?
+ Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu?
- Lớp theo dõi GV đọc bài.
- 2 em đọc lại 2 khổ thơ.
- HS phát biểu.
+ Viết hoa các từ: Vàm Cỏ Đông, Hồng - tên riêng 2 dòng sông ; Ở, Quê, Anh, Ơi, Đây , Bốn, Từng, Bóng - chữ đầu các dòng thơ.
+ Nên viết cách lề 2 ô vở.
- Đọc thầm lại 2 khổ thơ, quan sát cách trình bày bài, cách ghi dấu câu.
- GV cho HS viết từ khó
b. Đọc cho HS viết bài
- GV theo dõi nhắc nhở HS viết bài
- HS viết bảng con từ khó: tận, sông Hồng, tha thiết, Vàm Cỏ Đông, bốn mùa,...
- HS viết bài vào vở
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 6 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2. Điền vào chỗ trống it hay uyt?
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm vào vở
- Mời 3 HS lên bảng sửa bài
- GV cùng cả lớp nhận xét
Bài 3. Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu 4 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài trên bảng lớp.
- Gọi 2 HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh.
- Học sinh làm vào vở. 
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi 
- 3HS đọc lại lời giải đúng: huýt sáo, hít thở , suýt ngã, đứng sít nhau. 
- HS nhận xét
- HS đọc
- Lớp làm bài vào vở.
- 4 em thực hiện làm trên bảng.
+ vẽ: vẽ vời, vẽ chuyện, bày vẽ, tập vẽ 
+ vẻ: vui vẻ, vẻ mặt, vẻ vang, vẻ đẹp ...
+ nghĩ: suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ, nghĩ bụng, 
+ nghỉ: nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc, ...
- Cả lớp nhận xét, chữa bài. 
- HS đọc lài bài.
4. Củng cố: GDBVMT: Giáo dục HS yêu mến môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường.
 - Nhận xét giờ học
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Luyện từ và câu	 Tiết 13 Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than 
I. Mục tiêu.
- Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua BT phân loại, thay thế từ ngữ ( BT1. BT2).
- Đặt đúng dấu câu ( dấu chấm hỏi, chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3). GDQP&AN
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ, phiếu học tập bài 2, đồ dùng trò chơi BT1. 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm miệng bt1 và bt2 câu a.
- GV nhận xét
- 2 HS trả lời miệng
- HS nhận xét
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
- Để giúp các em nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua BT phân loại, thay thế từ ngữ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 13 CKTKN 2017 2018_12203087.doc