Giáo án Tuần 19 - Khối lớp 4

TIẾT 3: Tập đọc

BỐN ANH TÀI

I- MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* GDKNS:

- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị cá nhân ( Nhận biết được lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi người. Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng.)

- Kĩ năng hợp tác ( Biết hỗ trợ, chung sức, giúp đỡ nhau trong công việc.)

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 58 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 19 - Khối lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, một chạy chậm. Cả nhóm quan sát chong chóng nào quay nhanh hơn?
+Tìm hiểu xem nguyên nhân quay nhanh:
*Do chong chóng tốt.
*Do bạn đó chạy nhanh?
*Giải thích tại sao khi bạn chạy nhanh chong chóng quay nhanh.
-Đại diện các nhóm báo cáo, chong chóng nào quay nhanh , chậmvà giải thích:
+Tại sao quay nhanh?
+Tại sao quay chậm?
HS theo dõi 
HS đọc các mục Thực hành trang 74 SGK để biết cách làm.
-Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Lắng nghe
-HS làm việc theo cặp, quan sát và đọc mục “Bạn cần biết”trang 75 SGK và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
-Làm việc cá nhân và trao đổi theo cặp.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm. (HS HTT)
HS theo dõi 
-HS trả lời
************************************************
TIẾT 6: Tập đọc 
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ) 
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Sưu tầm những bức ảnh khác về sinh hoạt vui chơi, học tập của trẻ em.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 –Ổn định: 
2 – Bài cũ : Bốn anh tài
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. 
GV nhận xét. 
3 – Bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Các truyện cổ tích thường giải thích về nguồn gốc của loài người, của muôn loài, muôn vật. Bài thơ hôn nay các em đọc Chuyện cổ tích về loài người là một câu chuyện cổ tích kể bằng thơ về nguồn gốc, sự tích loài người. Chúng ta hãy đọc để xem bài thơ có gì hay và lạ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
-GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
-Nhà thơ kể với chúng ta những gí qua bài thơ?
+ GV nêu: Từ khi con người sinh ra, mọi cảnh vật trên trái đất thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Trong câu truyện cổ tích này, ai là người sinh ra đầu tiên?
- Lúc ấy cuộc sống trên trái đất như thế nào?
*Gv: Theo tác giả Xuân Quỳnh thì trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ con, cảnh vật trống vắng, bụi trần. Vậy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi như thế nào? Thay đổi vì ai? Các em hãy đọc thầm các khổ thơ còn lại để tìm hiểu điều đó.
-Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời ?
- Vì sao cần có ngay người mẹ sau khi trẻ sinh ra?
-Bố giúp trẻ em những gì? 
-Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
- Trẻ em nhận được điều gì nhờ sự giúp đỡ của bố và thầy giáo.
- Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ là gì?
- Yêu cầu hS đọc lại bài thơ và trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của bài thơ này làgì?
* Gv kết luận: Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, đối với trẻ em. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em cần được yêu thương, chăn sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra đều vì trẻ em, đều yêu mến giúp đỡ trẻ em. -Gv ghi ý chính của bài.
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm
- YCHS đọc nối tiếp từng khổ thơ 
- GV YC HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn thơ. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. 
- GV nhận xét, ghi điểm 
4 – Củng cố 
-GV cho HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện
-GV giáo dục HS biết yêu mọi người vì mọi người đều sống vì các em.
5. Dặn dò
 - Về nhà học thuộc lòng từ : Mắt trẻ con sáng lắm  đến hình tròn trái đất.
- Chuẩn bị : Bốn anh em ( tt ). 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
HS hát 
HS đọc bài và trả lời theo YC của GV.
(HS CHT)
- Xem tranh minh hoạ 
-HS nhắc lại tựa bài 
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. 
- HS luyện đọc theo nhóm bàn
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới.
- HS thi đọc nhóm trước lớp 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
-...chuyện cổ tích về loài người.
-Lắng nghe
-HS đọc trao đổi khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi: Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất.
-Lúc ấy trái đất bụi trần, không dáng cây ngọn cỏ. (HS HTT)
-Lắng nghe
+ HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
- Vì mắt trẻ em sáng lắm, nhưng chưa nhín thấy gì nên cần có ánh sáng mặt trời để trẻ nhìn cho rõ mọi vật.
- Vì trẻ rất cần tinh yêu và lời ru của mẹ, trẻ cần được mẹ bế bồng, chăm sóc.
- Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo chp bé ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
- Thầy giáo dạy trẻ học hành.
- Trẻ em nhận biết được biển rộng, con đường đi rất dài, ngọn lửa thì xanh và xa, trái đất hình tròn, cục phấn được làm từ đá.
- ... đó là chuyện về loài người.
-HS đọc thầm bài trao đổi với nhau trả lời câu hỏi: 
+ Bài thơ thể hiện lòng yêu trẻ của tác giả.
+ Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em.
+ Bài thơ ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn với trẻ em.
+ Bài thơ muốn nói sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em.
* Ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
-2 HS nhắc lại.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- HS đọc diễn cảm đoạn thơ trước lớp`- HS nhẩm HTL (Mắt trẻ con sáng lắm  đến hình tròn trái đất.)
- HS thi đọc TL trước lớp
-HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện
-Lắng nghe
************************************************************************
Thứ Sáu ngày 12 tháng 01 năm 2018
TIẾT 1: Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I - MỤC TIÊU :
-Nắm vững hai cách kết bài( mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật( BT 1)
-Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật( BT2).
II. CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 On định: 
2/Kiểm tra bài cũ: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
GV nhận xét.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
-Gọi hs đọc thành tiếng đoạn văn “Cái nón”
-Cả lớp đọc thầm lại đọan văn 
-GV đàm thoại cùng hs:
 .Nêu đoạn kết bài trong đoạn văn vừa đọc
 .Theo em, kết bài đó thuộc kiểu nào?
 -GV nêu yêu cầu và cho hs trao đổi thảo luận theo nhóm yêu cầu vừa nêu.
-Gọi hs nêu ý kiến thảo luận
Bài 2:
-GV cho hs đọc một số đề tập làm văn ghi ở bảng phụ:
 a) Tả cái thước của em
 b) Tả cái bàn học của em (ở lớp hoặc ở nhà)
 c) Tả chiếc trống báo hiệu của trường em.
-Giáo viên nêu yêu cầu và cho hs chọn 1 trong 3 đề đã nêu để viết một đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu 
-Gọi hs đọc đoạn kết bài văn hs vừa viết
-Cả lớp, gv nhận xét, sửa ý, tuyên dương
4/Củng cố:
-GV đọc 1 hoặc 2 bài viết hay cho cả lớp nghe và phân tích ưu khuyết điểm -> hs nhắc lại kiến thức kết bài mở rộng.
-GV giáo dục HS biết vận dụng kiến thức vừa học vào làm văm miêu tả.
5. Dặn dò 
-Dặn HS về viết lại cho hay hơn. 
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học.
HS hát 
HS đọc lại mở bài miêu tả đồ vật về nhà làm . (HS CHT)
-3 Hs nhắc lại
-2 hs đọc to đoạn văn.
-Hs đọc thầm nội dung 
-Cả lớp dùng bút chì gạch dưới đoạn kết bài và nêu ý kiến
HS trả lời: Kết bài kiểu mở rộng 
-3 hs đọc nối tiếp nhau theo 3 đề ghi sẵn, cả lớp quan sát.
-HS tự chọn đề văn và viết đoạn kết bài mở rộng vào vở 
-HS viết bài vào vở 
-Vài hs đọc đoạn viết (HS HTT)
-Vỗ tay.
1 hoặc 2 bài viết hay cho cả lớp nghe và phân tích ưu khuyết điểm -> hs nhắc lại kiến thức kết bài mở rộng.
************************************************
TIẾT 2 : MĨ THUẬT (Giáo viên bộ môn dạy) 
************************************************
TIẾT 3: Toán
LUYỆN TẬP 
I - MỤC TIÊU :
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
-Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Ổn định: 
 2-Bài cũ: Diện tích hình bình hành.
-Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành?
-YCHS làm BT3a/102: Tính diện tích HBH, biết:
3a/ Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34 cm
-GV nhận xét, ghi điểm 
 3-Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Luyện tập.
-GV HDHS thực hành
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS nhận dạng các hình. 
-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu 
GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
-GV cho HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi điền kết quả vào ô trống tương ứng.
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài tập 3: a) Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
GV vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b, rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành. HS áp dụng để làm bài. 
 P = ( a+ b) x 2
GV chấm bài nhận xét, sửa sai
Bài tập 3: b) 
-GV theo dõi.
Bài tập 4: 
-GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS nêu KQ và giải thích cách làm
4-Củng cố : 
-GV cho HS nêu công thức và quy tắc tính diện tích hình bình hành. 
-GV giáo dục HS ham thích học toán và có thói quen cẩn thận khi làm bài.
5. Dặn dò 
-Về xem lại các bài tập.
-Chuẩn bị bài: Phân số
- Nhận xét tiết học.
HS hát 
2 HS nêu công thức và quy tắc tính diện tích hình bình hành.(HS CHT)
-HS làm bài theo YCGV
GIẢI
 a/ 4dm = 40 cm
 Diện tích hình bình hành là:
 40 x 34 = 1360 (cm2)
 Đáp số : a/ 1360cm2
-HS nhắc lại tựa bài
-HS đọc yêu cầu 
-HS làm bài theo nhóm bàn 
-HS trình bày kết quả 
-Hình chữ nhật ABCD: AB và CD
 AD và BC
-Hình bình hành EGHK: EK và GH
 GE và KH
-Tứ giác MNPQ: QM và NP
 MN và QP
-HS đọc yêu cầu 
-HS làm bài cá nhân 
-HS trình bày kết quả 
-C1: 14dm x 13dm = 182dm2.
-C2: 23m x 16m = 368m2.
HS đọc yêu cầu 
HS quan sát hình vẽ trên bảng
HS làm bài vào vở
Các nhóm trình bày kết quả 
a/ p = (a + b) x 2 = (8 + 3) x 2 = 22 (cm)
-HS tự làm bài nêu kết quả. (HS HTT)
b/p =(a +b) x2= ( 10 + 5) x 2 = 30(dm).
- HS tự đọc yêu cầu và làm bài tập.
GIẢI
 Diện tích mảnh đất là:
 40 x 25 =1000(dm2)
 Đáp số: 1000dm2
-HS nêu công thức và quy tắc tính diện tích hình bình hành. 
************************************************
TIẾT 4: THỂ DỤC (Giáo viên bộ môn dạy) 
************************************************
TIẾT 5: Khoa học
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
I-MỤC TIÊU:
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống: 
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
GDBVMT: HS có ý thức phòng chống bão.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 76,77 SGK.
-Phiếu học tập nhóm.
-Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về thiệt hại do giông bão gây ra (nêú có).
-Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin có liên quan đến gió bão.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1- Ổn định: 
 2-Bài cũ:
-Tại sao lại có gió?
3-Bài mới:
Giới thiệu bài: “Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về một số cấp gió
**Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
-Yêu cầu hs đọc SGK giới thiệu người đầu tiên phân chia cấp gió.
-Chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ, đọc các thông tin và hoàn thành bài tập trong phiếu học tập (Kèm theo)
-Phát phiếu học tập cho các nhóm.
-Nhận xét và chỉnh sửa.
*Hoạt động 2:Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão
**Mục tiêu:Thảo luận về thiệt hại do dông bão gây ra và cách phòng chống bão.
-Yêu cầu hs quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục “Bạn cần biết” trang 77 SGK để trả lời trong nhóm:
+Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão.
+Nêu tác hại bão gây ra và một số cách phòng chống bão
* GDBVMT : Chúng ta phải làm gì để hạn chế bảo lụt .
Hoạt động 3:Trò chơi ghép chữ vào hình 
 * Mục tiêu:Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ của gió: gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
 * Cách tiến hành:
 -GV phô-tô 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió SGK / 77
 -Viết lời ghi chú vào các phiếu rời.
 -Yêu cầu các nhóm gắn chữ vào hình cho thích hợp.
4-Củng cố 
GV cho HS nêu nội dung bài học 
-GV giáo dục HS có ý thích phòng chống bão 
5 Dặn dò 
-Về xem lại bài 
-Chuẩn bị bài sau 
-Nhận xét tiết học.
HS hát 
HS đọc bài Ghi nhớ (HS CHT)
HS nhắc tựa bài 
-Đọc SGK.
-Hs hoàn thành phiếu học tập theo sự điều khiển của nhóm trưởng. 
-Một số hs lên trình bày bạn bổ sung.
-Nghiên cứu để trả lời, có thể dùng hình vẽ hay tranh ảnh mang theo minh hoạ
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả, kèm theo là những tranh ảnh tài liệu có liên quan.
-Chúng ta phải trồng cây gây rừng , cấm đốt phá rừng làm nương rẫy , hạn chế khói bụi công nghiệp thải ra môi trường (HS HTT)
 -Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. Nhóm nàolàm nhanh và đúng là thắng cuộc. 
-HS nêu nội dung bài học 
************************************************
TIẾT 6: SINH HOẠT LỚP 
SINH HOẠT TUẦN 17
************************************************************************
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Mỹ Phước, ngày tháng 12 năm 2012
Trần Thị Điệp
KÝ DUYỆT GIÁO ÁN
Mỹ Phước, ngày tháng 12 năm 2012
KHỐI TRƯỞNG – K4
Nguyễn Thị Thu Vân
KÝ DUYỆT GIÁO ÁN
Mỹ Phước, ngày tháng 12 năm 2012
P. HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH LÊN LỚP 
TUẦN 20
NGÀY
MÔN 
 TIẾT 
TÊN BÀI DẠY 
HAI
31/12
2012
SHDC
Tập đọc
Toán
Khoa học 
Đạo đức 
20
39
96
20
20
Học sinh chào cờ đầu tuần.
Bốn anh tài ( tiếp theo ) 
Phân số.
Không khí bị ô nhiễm
Kính trọng, biết ơn người lao động (Tiết 2)
BA
01/01
2013
LTVC
Toán
Chính tả
Lịch sử 
39
97
39
20
Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
Phân số và phép chia số tự nhiên.
Nghe-viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Chiến thắng Chi Lăng
TƯ
02/01
2013
Kể chuyện
Toán
Tập làm văn
Kĩ thuật
40
98
39
20
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Phân số và phép chia số tự nhiên (tt)
Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết).
Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
NĂM
03/01
2013
Tập đọc
Toán
LTVC
Khoa học
40
99
40
40
Trống đồng Đông Sơn
Luyện tập
Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ.
Bảo vệ bầu không khí trong sạch 
SÁU
04/01
2013
Tập làm văn 
Toán
Địa lý
SHTT
40
100
20
20
Luyện tập giới thiệu địa phương.
Phân số bằng nhau
Đồng bằng Nam Bộ
Sinh hoạt tập thể 
Thứ hai, ngày 31 tháng 12 năm 2012
TIẾT 20	CHÀO CỜ
HỌC SINH CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 39	TẬP ĐỌC
 BỐN ANH TÀI ( tiếp theo )
I MỤC TIÊU :
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khỏe tài năng , tinh hần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. ( trả lời được các CH trong SGK ) 
* Mục tiêu riêng: 
 - GDKNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
II CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 PP: thảo luận nhóm
 KT: trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi.
III .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
IV . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 – Ổn định 
2 – Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
- Kiểm tra 2,3 HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi SGK
3 – Bài mới
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Cho HS quan sát tranh hỏi:
(?)Tranh vẽ cảnh gì?
 - Phần đầu ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của Bốn anh em Cẩu Khây. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem bốn anh em Cẩu Khây đã hiệp lực trổ tài như thế nào để diệt trừ yêu tinh, qua bài Bốn anh tài (tt)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc :
Gv chia đoạn : 2 đoạn 
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
*Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, thảo luận nhóm TLCH.
*PP: thao luận nhóm/ KT: trình bày ý kiến cá nhân.
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? 
* KT: đặt câu hỏi:
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? 
Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh:
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
-YCHS nêu nội dung chính của bài.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
-GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng hồi hộp ở đoạn đầu; giọng dồn dập, gấp gáp, giọng vui vẻ, Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. 
 GV nhận xét tuyên dương, ghi điểm 
4 – Củng cố: 
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung câu chuyện. 
* GDKNS: Giáo dục HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ, tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
5– Dặn dò
- Về nhà kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị : Trống đồng Đông Sơn. 
- GV nhận xét tiết học 
HS hát
3 HS trả lời 
- QS tranh minh hoạ 
-HS TL
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc theo nhóm. 
-HS thi đọc theo nhóm.
 1 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1. 
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ đã nấu cơm cho bốn anh em ăn và cho họ ngủ nhờ. 
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi 2, 3. 
- Phun nước ra như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc.
HS thuật lại.
-Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm, bốn anh em đã chờ sẵn Cẩu Khây hé cửa, yêu tinh thò đầu vào lè cái lưỡi dài như quả núc nắcYêu tinh núng thế phải quy hàng.
- Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt : tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng được yêu tinh, buộc yêu tinh phải quy hàng.
*Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
-HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm.
-HS đọc theo nhóm.
-HS thi đọc diễn cảm.
- HS nêu
- Lắng nghe
TIẾT 96	 TOÁN
 PHÂN SỐ 
I - MỤC TIÊU :
- Bước đầu nhận biết về phân số ; biết phân số có tử số , mẩu số ; biết đọc ,viết phân số 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1-Ổn định
I 2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3,a
-GV yêu cầu HS nêu qui tắc tính chu vi hình bình hành và viết công thức tính.
Nhận xét ghi điểm.
3-Bài mới 
Giới thiệu bài: Phân số. 
*Hoạt động 1: Giới thiệu phân số 
-HS quan sát hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau
-GV nói: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu hình tròn
 được viết thành và cho HS đọc 
 được gọi là phân số. HS nhắc lại
-Phân số có tử số là 5, mẫu là 6. Cho HS nhắc lại. 
Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0
-Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằngnhau . 5 là số tự nhiên. 
-Làm tương tự với các phân số ;;, rồi cho HS nhận xét: Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu từng phần a), b). Sau đó cho HS làm bài và chữa bài. 
Bài 2:HS dựa vào bảng trong SGK để làm bài vào vở . 
Bài 3: HS viết các phân số ( Dành HS khá giỏi ) 
GV nhận xét cá nhân . 
Bài 4: Đọc các phân số ( Dành HS khá giỏi ) 
 GV nhận xét.tuyên dương . 
 4-Củng cố: 
GV cho HS nêu ví dụ về phân số 
GV giáo dục HS vận dụng kiến thức toán đơn giản vào cuộc sống.
5- Dặn dò:
Dặn HS về học bài, xem lại các bài tập 
Chuẩn bị bài sau: Phân số và phép chia số tự nhiên .
HS hát.
- HS lên làm bài.
a/ p =(a +b) x2 = (8 + 3)x 2 = 22 (cm)
- Hs nêu
HS nhắc lại tựa bài 
Học sinh đọc : Năm phần sáu
HS nhắc lại
HS nhắc lại
HS làm bài theo nhóm đôi 
Hình 1: Đọc Hai phần năm. MS: 5 cho biết HCN chia thành 5 phần bằng nhau ; tử số là 2 cho biết số phần đã tô màu ( 2 phần bằng nhau).
Hình 2: ( Giải thích tương tự như trên).
Hình 3: 
Hình 4: 
Hình 5: 
Hình 6: 
HS làm bài vào vở .
PS
TS
MS
6
11
8
10
5
12
PS
TS
MS
3
8
18
25
12
55
 Bài 3 :HS làm bài rồi nêu kết quả . 
a/ Hai phần năm: 
b/ Mười một phần mười hai: 
c/ Bốn phần chín: 
d/ Chín phần mười:
e/ Năm mươi phần tám mươi tư: 
Bài 4 : HS tự àm bài rồi nêu kết quả . 
 Năm phần chín.
 Tám phần mười bảy.
Ba phần hai bảy
 Mười chín phần ba mươi ba.
 Tám mươi phần một trăm.
- Hs nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
TIẾT 39 KHOA HỌC
 KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM 
I- MỤC TIÊU:
- Nêu được một số nguyên nhân gây ônhiễm không khí : khói ,khí độc ,các loại bụi , vi khuẩn ,
*GDBVMT: Học sinh nắm được mối quan hệ giữa con người với môi trường .
* GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.
II- CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 PP: Thảo luận nhóm.
 KT: Trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi.
III- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Hình trang 78, 79 SGK.
-Hình vẽ, tranh ảnh cảnh thể hiện không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm (sưu tầm).
IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
 1/ On định
 2/ Bài cũ: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão 
-Khi có bão em hãy nêu cách phòng chống tích cực.
GV nhận xét, ghi điểm.
 3/Bài mới:
Giới thiệu bài: 
(?) Không khí có ở đâu?
+ Không khí rất cần cho mọi sự sống của sinh vật. Không khí không phải lúc nào cũng trong lành. Nguyên nhân nào làm không khí bị ô nhiễm? Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng gì đến đời sống của con người, thực vật và động vật. Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó“Không khí bị ô nhiễm”
Hoạt động 1:Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch 
* Mục tiêu: Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (Không khí bị ô nhiễm).
* Thảo luận nhóm/ trình bày ý kiến cá nhân:
-Yêu cầu hs quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí ô nhiễm?
-Ở bài trước ta đã học về tính chất không khí, em hãy nhắc lại.
-Vậy em hãy phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.
Kết luận:
-Không khí sạch là không khí trong suốt, hông màu, không mùi, kh

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 19 Lop 4_12257523.doc