Giáo án Văn 9 - Phạm Thị Hải Yến

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng yêu kính, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. Chuẩn bị:

- GV: soạn bài.

- HS: đọc, tìm hiểu bài.

 

doc 226 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Văn 9 - Phạm Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trình bày danh mục các tác giả, tác phẩm văn học viết về địa phương, tập hợp theo tổ.
	Lưu ý cho HS:
	- Chú trọng đến các tác giả có tác phẩm từ năm 1975 đến nay quê ở địa phương (xã, huyện, tỉnh).
	- Các tác phẩm hay viết về địa phương của các tác giả không phải quê ở địa phương cũng có thể xếp vào bảng thống kê.
	- Thống kê theo trình tự thời gian xuất hiện của tác phẩm.
	- Tóm tắt thật ngắn gọn hoặc giới thiệu những nét chính về nội dung của tác phẩm.
	Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, viết bài vào giấy đã chuẩn bị.
	Gọi các nhóm trình bày bài thống kê của mình, nhóm khác nhận xét.
	GV nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức bằng một bảng thống kê hoàn chỉnh.
	Cho HS quan sát trên bảng phụ bảng thống kê:
Bảng thống kê các tác giả của địa phương:
STT
Tên tác giả
Tên tác phẩm
Thể loại
1
Hoàng Bình Trọng
Hương thầm
Bộ quần áo mới
Lời ru của mẹ
Thơ
2
Trần Như Thức
Vườn quả Bác Hồ
Truyện
3
Đỗ Thị Thu Hiền
Cái ngõ
Thơ
4
Lưu Hiệp
Xem xét tác phẩm văn chương
Phê bình văn học
5
Vũ Văn Thúy
Quà tặng bố
Truyện
6
Trần Văn Thuần
Mùa gặt làng ta
Thơ
Bảng thống kê các tác giả viết về địa phương:
STT
Tên tác phẩm
Thể loại
Tên tác giả
1
Mảnh đất Bồ Đề
Kí
Nguyễn Bảo
2
15 năm chuyện làng Nhô
Bút kí
Đỗ Văn ấn
3
Chùa Long Đọi
Thơ
Trịnh Đạt
4
Thăm bưu điện tỉnh Hà Nam
Thơ
Nguyễn Đăng Tam
5
Chợ Bầu
Truyện
Bắc Môn
6
Bến sông
Thơ
Trương Xương
7
Phù sa
Thơ
Lê Trung Hợp
	Yêu cầu HS giới thiệu về một tác phẩm mà mình yêu thích nhất trong số các tác phẩm đã sưu tầm được.
	4. Củng cố (3’)
	- Nhận xét giờ học
	- GV thu thập những bài viết, những tác phẩm đã sưu tầm được để tập hợp thành một tập san.
	5. Dặn dò:
	Soạn bài “Đồng chí”, ôn tập các tác phẩm văn học trung đại chuẩn bị làm bài kiểm tra.
 6. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/ 8/ 2012
Ngày dạy: 24, 27 / 10/ 2012
Tiết 42 – 43 - 44. TổNG KếT Về Từ VựNG
 (từ đơn, từ phức... từ nhiều nghĩa, trường từ vựng)
I. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp học sinh:
- Củng cố lại kiến thức đã học về từ vựng trong chương trình ngữ văn THCS.
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức và biết vận dụng kiến thức đã học.
II. Chuẩn bị:
- Gv: SGK, SGV, tài liệu, soạn giáo án.
- Hs: Chuẩn bị bài.
III. Lên lớp
1.ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ: (3’)
	Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và phương pháp rèn luyện để trau dồi vốn từ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Cho Hs nhắc lại khái niệm từ đơn và từ phức.
- Cho Hs xác định yêu cầu của BT 2,3.
- Yêu cầu Hs giải quyết theo nhóm.
 Ôn tập về thành ngữ:
+ Cho Hs nhắc lại khái niệm về thành ngữ.
Tiếp tục yêu cầu HS làm BT theo nhóm.
+ Theo dõi HS làm bài
+ Nhận xét kết quả trả lời
+ Cho HS ôn lại khái niệm về nghĩa của từ (phân biệt từ đa âm và từ nhiều nghĩa?)
+ Làm 2 bài tập 2,3 SGK tr 123.
 - Cho HS ôn lại khái niệm và làm bài tập.
 + Hãy nhận xét về nghĩa của từ?
 + Thế nào hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
 Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
 Y/c thảo luận bài
 Gọi HS trình bày bài
 Nhận xét.
?Thế nào là từ đồng âm?
? Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm?
Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
? Tìm từ nhiều nghĩa và từ đồng âm trong 2 Vd a và b mục V2.
 Gọi HS trả lời bài.
 Nhận xét bài.
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
 + Cho HS đọc và xác định yêu cầu BT 2.
 ? Chọn cách hiểu đúng trong 4 cách SGK đã nêu.
 Nhận xét, đưa ra đáp án.
 ? Thế nào là từ trái nghĩa?
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu BT 2.
- Gọi HS trình bày bài.
- Nhận xét.
 ? Em có nhận xét gì về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ?
- Yêu cầu HS vận dụng kiến tức về kiểu cấu tạo từ để điền vào ô trống trong sơ đồ
 GV treo sơ đồ được điền hoàn chỉnh cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về trường từ vựng.
- Cho HS làm BT 2: 
 Gợi ý:
?Tìm những từ cùng trường từ vựng.
? Cách sử dụng các từ đó có tác dụng gì?
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
 Gọi các nhóm trình bày kết quả bài làm.
 Nhận xét bài.
Hs ôn lại kiến thức đã học về từ đơn, từ phức.
Trao đổi nhóm.
Nêu câu trả lời.
 Hs nhắc lại khái niệm thành ngữ.
Hs làm theo nhóm
Nêu kết quả
Lớp bổ sung
a) - Thành ngữ: b,c,d,e.
+ Đánh trống bỏ dùi: thái độ làm việc không đến nơi đến chốn.
+ Nước mắt cá sấu: Sự giả dối.
- Tục ngữ: gần mực... thì sáng => hoàn cảnh, môi trường ảnh hưởng đến tính cách con người.
b) - Hai thành ngữ chỉ động vật:
+ Miệng hùm gan sứa
Hs đặt câu
+ Thả hổ về rừng.
- Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Cây nhà lá vườn.
+ Dây cà ra dây muống.
c) Hai thành ngữ được sử dụng trong văn chương:
+ Bảy nổi ba chìm.
+ Kiến bò miệng chén.
 Hs nhắc khái niệm.
 Hs giải quyết theo nhóm.
Nhóm 1: làm bài tập 2
Nhóm 2: làm bài tập 3
Nêu kết quả
Lớp nhận xét
 HS ôn kiến thức lớp 6.
Làm bài tập.
- Hs nhắc lại kiến thức đã học lớp 7.
- Hs làm bài tập, trao đổi nhóm, nêu kết quả.
- Lớp bổ sung.
- Hs nhắc lại kiến thức đã học lớp 7.
 - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
 Cá nhân phát hiện, trả lời bài.
 Lớp nhận xét.
 HS phát biểu khái niệm về từ đồng nghĩa.
Hs xác định yêu cầu bài tập.
Phát hiện cặp từ trái nghĩa.
Lớp nhận xét, bổ sung.
 Hs nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 8.
 HS đọc, xác định yêu cầu và làm bài.
 Nhận xét.
 HS nhận xét dựa theo kiến thức đã học ở lớp 8.
 - Từ có nghĩa rộng và có nghĩa hẹp.
Hs thực hiện bằng việc lập sơ đồ.
 HS nêu khái niệm trường từ vựng.
 HS thảo luận bài.
 Các nhóm trình bày bài.
 Nhận xét bài.
Hs quan s#t s# #
 Tiết 1
I. Từ đơn và từ phức: (10’)
1/ Khái niệm từ đơn và từ phức:
- Từ gồm 1 tiếng là từ đơn.
- Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
2/ Bài tập:
- Từ ghép: giam giữ, mong muốn, bó buộc.
- Từ láy: nho nhỏ, xa xôi, lấp lánh.
- Láy giảm nghĩa: đèm đẹp, nho nhỏ...
- Láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt.
II. Thành ngữ: (12’)
1/ Định nghĩa: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.
2/ Bài tập:
a) - Thành ngữ: b,c,d,e.
+ Đánh trống bỏ dùi: thái độ làm việc không đến nơi đến chốn.
+ Nước mắt cá sấu: Sự giả dối.
- Tục ngữ: gần mực... thì sáng => hoàn cảnh, môi trường ảnh hưởng đến tính cách con người.
b) - Hai thành ngữ chỉ động vật:
+ Miệng hùm gan sứa
Hs đặt câu
+ Thả hổ về rừng.
- Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Cây nhà lá vườn.
+ Dây cà ra dây muống.
c) Hai thành ngữ được sử dụng trong văn chương:
+ Bảy nổi ba chìm.
+ Kiến bò miệng chén.
III. Nghĩa của từ: (8’)
1/ Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
2/ Bài tập:
a) Chọn cách hiểu đúng về nghĩa của từ mẹ: (a).
b) Cách giải thích đúng: 
 (b).
Vì (a) vi phạm nguyên tắc dùng 1 từ chỉ thực thể - cụm danh từ để giải thích cho 1 từ chỉ đặc điểm tính cách - đó là tính từ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: (12)’)
1/ Khái niệm:
- Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
2/ Bài tập:
- Hoa (thềm hoa): nghĩa gốc.
- Hoa: (lệ hoa): nghĩa chuyển.
=> không phải là từ nhiều nghĩa vì nghĩa này chỉ có tính chất lâm thời.
Tiết 44
V. Từ đồng âm: (8’)
1/ Định nghĩa:
- Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
2/ Bài tập:
- Từ đồng âm: đường (đường ra trận) và đường (ngọt như đường).
=> nghĩa của 2 từ đường khác xa nhau.
- Từ nhiều nghĩa: lá (lá xa cành) và lá (lá phổi).
 =>Lá 2 được chuyển nghĩa từ lá 1.
 VI. Từ đồng nghĩa: (8’)
1/ Định nghĩa:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
2/ Bài tập:
a) Cách hiểu đúng: các từ đồng nghĩa không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp.
b) Xuân (70 xuân) -> tuổi => phương thức chuyển nghĩa hoán dụ.
 Tác dụng: tránh lặp từ, thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.
VII. Từ trái nghĩa: (8’)
1/ Định nghĩa:
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
2/ Bài tập:
a) Các cặp từ trái nghĩa: xấu-đẹp; xa-gần; rộng-hẹp.
b) Xếp cặp từ trái nghĩa theo nhóm:
- Nhóm 1: sống-chết; chẳn-lẽ; chiến tranh-hoà bình.
- Nhóm 2: yêu-ghét; già-trẻ; nông-sâu; cao-thấp; giàu-nghèo.
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ: (10’)
1/ Nhận xét:
 Một từ có thể vừa mang nghĩa rộng, vừa mang nghĩa hẹp khi đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ khác.
2/ Bài tập:
 Sơ đồ về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
IX. Trường từ vựng (8’)
1/ Định nghĩa:
 - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
2/ Bài tập:
- Dùng 2 từ cùng trường từ vựng về nước đó là từ tắm và bể.
 + Nơi chứa nước: bể, ao, hồ
 + Công dụng của nước: tắm, tưới, rửa
 + Hình thức của nước: trong, đục
 + Tính chất của nước: mát, nóng
- Tác dụng: Câu văn có hình ảnh, sinh động, có sức tố cáo mạnh mẽ.
4. Củng cố: (3’)
	Khái quát những nội dung chính của bài học.
5. Dặn dò:+ Ơn bài, hoàn thiện các bài tập.
+ Chuẩn bị bài : Tổng kết từ vựng (Sự phát triển của từ vựng)
6. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:20/ 8/ 2012
Ngày dạy: 27/ 10/ 2012
Tiết 45. TRả BàI TậP LàM VĂN Số 2
I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS:
	#n lại những kiến thức về văn bản tự sự.
	- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người.
	- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt, trình bày bài viết.
II. Chuẩn bị:
	GV: Chấm bài, nhận xét đánh giá bài làm của HS.
	HS: On lại cách làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
III. Lên lớp
	1. n định tổ chức
	2. Kiểm tra (0)
	3.Nội dung:
	Hoạt động 1. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
a) Tìm hiểu đề: 
	- Kiểu bài: tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả.
	- Nội dung: lần thăm trường đầy xúc động.
b) Lập dàn ý:
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về việc mà em thăm lại trường cũ
 	B. Thân bài: Triển khai các ý cơ bản sau:
 	- Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ, trong tương lai (nghĩa là: khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định).
 - Lý do khiến em về thăm trường cũ.
 - Ngôi trường cũ được hiện lên:
 + cảnh sắc ngôi trường.
 + Những người mình gặp gỡ, những người không gặp được.
 + Cảm xúc khi đến và khi ra về.
C. Kết bài:
 - Cảm nhận của bản thân về ngôi trừơng, về ký ức đã qua.
 - những hứa hẹn, gặp lại với người bạn của mình.
	Hoạt động 2. Nhận xét bài làm của HS:
	GV nhận xét bài làm của HS trên các phương diện sau:
- Kiểu bài	- Hình thức
- Cấu trúc	- Kết quả điểm số
- Nội dung
	Hoạt động 3. Đọc, bình luận.
	GV gọi một số em HS đọc bài làm (hoặc đoạn văn) theo các mức độ kết quả đạt được: Yếu, TB, Kh, G.
	Yêu cầu HS nghe, nhận xét, bình luận về các bài văn, đoạn văn trên. Nêu hướng sửa chữa những lỗi mắc phải.
	Hoạt động 4. Chữa lỗi trong bài làm của HS
	Yêu cầu HS đọc kĩ bài làm của mình, sửa các lỗi có trong bài.
	GV theo dõi, kiểm tra việc sửa lỗi bài làm của HS.
	Nhận xét ý thức học tập của HS trong giờ.
Rút kinh nghiệm:
Ch#n L#, ng#y th#ng 10 n#m 2012
Tỉ KHXH k# duyƯt
Vị Th# Kim Dung
TUầN: 10
Ngày soạn: 20 / 8/ 2012
Ngày dạy: 29 / 10/ 2012
 Tiết 46. Văn bản : ĐồNG CHí
 ( Chính Hữu )
I. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
II. Chuẩn bị:
- Gv: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
- HS: đọc, soạn bài.
III. Lên lớp:
1. ỉn định tổ chức (1 phĩt)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phĩt)
+ Phân tích hành động độc ác của Trịnh Hâm?
+ Đối lập với cái ác, cái thiện trong đoạn trích được thể hiện qua nhân vật Ông Ngư như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Dựa vào phần chú thích SGK tr 129 nêu 1 số nét về tác giả của bài thơ?
Gv nhấn mạnh:
+ Chính Hữu từ 1 người lính trung đoàn thủ đô trở thành một nhà thơ quân đội. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính trong 2 cuộc kháng chiến, viết về những tình cảm cao đẹp của họ: tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương.
? Cho biết thời gian và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Cho Hs đọc toàn bộ văn bản. 
 Chú ý đọc chậm diễn tả những tình cảm, cảm xúc lắng lại, dồn nén
? Bài thơ chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
 Cho Hs đọc 6 câu thơ đầu.
 ? Đoạn thơ đầu cho ta thấy những người lính, những anh bộ đội Cụ Hồ có rất nhiều điểm chung. Hãy chỉ ra những điểm chung ở họ?
 ? Những điểm chung vừa nêu là cơ sở làm nảy nở một tình cảm mới. Theo em đó là tình cảm gì? 
? Câu thơ nào thể hiện điều đó? Nét đặc biệt ở câu thơ này là gì? (câu hỏi thảo luận)
 GV: Đây là 1 trong những dòng thơ gây ấn tượng nhất trong bài thơ. Nó như 1 bản lề (khép ý trên, mở ý dưới).
 Cho Hs đọc đoạn thơ thứ 2.
? Em hiểu gì về tình đồng chí của những người lính cách mạng qua 3 câu thơ “Ruộng nương ... ra lính”?
? Những câu thơ tiếp theo “Anh... không giày” nói với chúng ta điều gì về tình đồng chí?
? Sức mạnh của tình đồng chí được biểu hiện ở câu thơ nào?
? Nhận xét về nghệ thuật biểu đạt: chi tiết, hình ảnh thơ? Cấu trúc các câu thơ?
Gv: Đoạn thơ với những hình ảnh thơ cụ thể, chân thực đã khắc hoạ tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của những người lính cách mạng thật cảm động. Chính sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua khó khăn để làm nên chiến thắng.
 ? #c #o#n cui cđa b#i th#?
? Ba câu thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời người lính và cuộc chiến đấu của họ
 ? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong các câu thơ đó?
 Gv thuyết giảng về lời của tác giả khi viết câu thơ cuối và cho Hs tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp.
 ? Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp
? Cho biết tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
 ? Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ là “Đồng chí”?
 ? Tình đồng chí của những người lính cách mạng được thể hiện như thế nào qua bài thơ?
? Giá trị nghệ thuật của bài thơ được tạo nên từ những yếu tố nào?
Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hs nêu 1 số thông tin về tác giả qua phần chú thích.
Hs nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Về hoàn cảnh và thời gian sáng tác bài thơ: 1947, Chính Hữu tham gia chiến dịch Việt Bắc, 1948 ông bị bệnh phải nằm điều trị và trong thời gian này ông viết bài thơ để gởi gắm tình cảm tha thiết, sâu sắc của mình với những người đồng chí, đồng đội đã cùng nhau vượt qua những khó khăn gian khổ trong chiến dịch và làm nên chiến thắng.
Đọc văn bản
 Bố cục: 3 phần
- 7 câu đầu: cơ sở của tình đồng chí.
- 11 câu giữa: biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó.
- 3 câu cuối: biểu tượng về người lính.
 Hs đọc đoạn đầu
 Hs phát hiện trả lời:
 - đều xuất thân từ những làng quê nghèo.
- cùng đi lính đánh giặc.
- cùng chung gian khổ, thiếu thốn.
Hs phát hiện, trả lời:
+ tình cảm nảy nở: tình đồng chí.
+ câu thơ thứ 7 - chỉ có 1 từ với dấu chấm than.
 => Khẳng định 1 tình cảm cách mạng mới nảy sinh giữa những người lính.
 Hs đọc đoạn thơ.
- Hs nêu cảm nhận của mình.
+ tình đồng chí biểu hiện ở sử cảm thông.
+ ở sự sẻ chia.
Hs phát hiện, trả lời:
+ sức mạnh của tình đồng chí: “Thương nhau bàn tay” là sự yêu thương gắn bó.
- Chi tiết, hình ảnh thơ cụ thể, chân thực.
- Cấu trúc câu thơ: sóng đôi.
 Đọc đoạn thơ cuối.
 - Cuộc đời người lính gian khổ
- hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng -> sự kết hợp hài hoà giữa chất chiến sĩ và thi sĩ.
- Hs tổng hợp, nêu cảm nhận về người lính từ việc đã phân tích ở trên.
 - Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Hs trả lời.
 - Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ, chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
- Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà, cảm thông.
- Tình đồng chí thể hiện trong việc cùng nhau chia sẻ gian lao, thiếu thốn.
- Hình ảnh thơ chân thực, giản dị, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Giàu ý nghĩa biểu tượng.
 Đọc phần ghi nhớ: SGK
I. Giới thiệu tác giả và văn bản (10’)
1/ Tác giả: Chính Hữu
SGK tr 129.
2/ Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: 
Bài thơ được viết trong thời gian tác giả nằm điều trị bệnh 1948.
- Thể thơ: tự do.
Bố cục: 3 phần
- 7 câu đầu: cơ sở của tình đồng chí.
- 11 câu giữa: biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó.
- 3 câu cuối: biểu tượng về người lính.
II. Đọc – hiểu văn bản (22’)
1/ Cơ sở xuất phát của tình đồng chí:
- Cng xuất thân từ những làng quê nghèo.
- Cng chung nhiệm vụ.
- chung gian khổ, thiếu thốn.
- chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu.
=> Khẳng định 1 tình cảm cách mạng mới nảy sinh giữa những người lính.
2/ Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:
- Ruộng nương... ra lính.
-> Sự cảm thông tâm tư, nỗi lòng của nhau.
- áo... không giày.
-> sự chia sẻ khó khăn, gian khổ.
- Thương nhau... bàn tay.
-> sức mạnh của tình yêu thương, tình đồng đội.
=> vẻ đẹp vừa chân thực, vừa lãng mạn của những người lính.
3/ Hình ảnh anh Bộ đội thời kháng chiến chống Pháp
- Họ là những người nông dân mặc áo lính.
- Vì nghĩa lớn gác bỏ tình riêng nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ quê.
- Bất chấp khó khăn gian khổ, lạc quan yêu đời.
- Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết.
III. Tổng kết: (3’)
Ghi nhớ : SGK 131
4.Củng cố: (3’) Cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
 + Học thuộc lòng bài thơ, viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về ba câu cuối. Chuẩn bị bài: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính.
6.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:20/ 8/ 2012
Ngày dạy: 31/ 10/ 2012
Tiết 47: Văn bản:
BàI THƠ Về TIểU ĐộI XE KHÔNG KíNH
 Phạm Tiến Duật
I. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
- Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
II. Chuẩn bị:
- Gv: SGK, SGV, tài liệu, soạn giáo án.
- Hs: Chuẩn bị bài.
III. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: (5’)
 - Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng Chí? Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng về người lính là hình ảnh nào?
- Vẻ đẹp về tình đồng chí của những người lính là gì? Hình ảnh của họ hiện lên trong bài thơ như thế nào?
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
 ? Dựa vào phần chú thích SGK, em hãy nêu 1 số thông tin về tác giả?
 GV bổ sung:
 Tốt nghiệp ĐHSP HN, Phạm Tiến Duật vào quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Ông trở thành nhà thơ trẻ tiêu biểu của thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
 ? Bài thơ làm theo thể thơ gì? Đề tài?
 GV: Bài thơ nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải thưởng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1969 và in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”.
- Cho Hs đọc bài thơ.
Yêu cầu đọc với giọng tự nhiên, vui tươi, ngang tàng, sôi nổi.
- Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích.
- Cho Hs tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ:
? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Nhan đề đó có thể hiện được hình ảnh của toàn bài hay không?
? Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo. ý kiến của em?
 GV chốt: Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính vừa mới lạ, vừa độc đáo. Nó mới lạ, độc đáo ở chỗ lần đầu tiên 1 hình ảnh thực của cuộc chiến tranh được đưa vào thơ ca 1 cách tự nhiên, không tô vẻ nhưng rất đậm chất thơ. Chất thơ của hiện thực chiến tranh tàn khốc, chất thơ của những con người trẻ trung, vượt lên gian khổ để chiến thắng kẻ thù.
- Cho Hs tìm hiểu phẩm chất của những chiến sĩ lái xe qua hình ảnh những chiếc xe không kính:
 ? Các chiến sĩ lái xe giải thích như thế nào về chiếc xe không kính của mình? Em có nhận xét gì về cách giải thích đó?
Gv: Cách giải thích 1 chút lý sự thể hiện sự ngang tàng của những người lính xế trước những nguy hiểm thường xuyên xảy ra.
 ? Trên những chiếc xe không kính, những người lái xe đã gặp phải những khó khăn gì
 ? Em có nhận xét gì về cấu trúc của 2 khổ thơ 2 , 5 và ở 2 câu đầu? Tác dụng?
 ? Trước những khó khăn dồn dập, chồng chất đó thái độ của người lính lái xe như thế nào? Động lực nào giúp họ vượt qua những nguy hiểm, khó khăn đó? (câu hỏi thảo luận).
 ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của các câu thơ vừa nêu?
 ? Thái độ đó, giọng điệu đó cho ta thấy nét tính cách gì ở họ?
 - Gv thuyết giảng về tình đồng đội và quan niệm gia đình của những người lính lái xe.
? Nêu những nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ?
? Nội dung của bài thơ?
? Gv cho Hs đọc ghi nhớ.
 Hs nêu 1 số nét về tác gia
 HS xác định thể thể: thơ tự do
 Đề tài: người lính và cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Hs trao đổi, trả lời.
+ Nhan đề khá dài, như một câu kể.
+ Làm nổi bật hình ảnh toàn bài.
+ Thông thường những hình ảnh được đưa vào văn thơ mang tính biểu tượng; còn hình ảnh những chiếc xe không kính không mang tính biểu tượng mà là hình ảnh thực.
 Đọc bài thơ.
HS tự bộc lộ
- Hs phát hiện sự lý giải ở 2 câu thơ đầu.
 Hs phát hiện, nêu ý kiến:
- Hs tr# li
- Những khó khăn: bom đạn giặc bắn phá, đường dốc hiểm trở, gió, bụi, mưa ở Trường Sơn.
- Cấu trúc: lặp lại -> liệt kê những khó khăn chồng chất.
 Hs trao đổi nhóm
- Thái độ: Xem thường hiểm nguy, bất chấp khó khăn, gian khổ.
- Động lực: vì miền Nam.
- Giọng ngang tàng, tinh nghịch, hóm hỉnh, gần với lời nói thường.
 Hs tổng hợp các ý vừa phát triển:
- hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, bất chấp khó khăn, nguy hiểm. 
HS khái quát:
- Bài thơ sáng tạo ra 1 hình ảnh độc đáo đó là những chiếc xe không kính đồng thời khắc hoạ nổi bật hình ản

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Phong_cach_Ho_Chi_Minh.doc