Giáo án Vật Lí 10 - Năm học 2017 - 2018

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được vị trí của chương trình vật lí lớp 10 trong chương trình vật lí THPT.

- Nêu được cấu tạo logic của chương trình vật lí lớp 10.

- Xác đinh được động cơ học tập vật lí lớp 10.

2. Kỹ năng

 - Khai thác tài liệu và ghi chép

 - Ghi nhớ một vấn đề tổng quát

3. Phẩm chất

 Sống trách nhiệm

4. Năng lực

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

II. Phương pháp

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Chương trình vật lí lớp 10

2. Học sinh: Kiến thức vật lí THCS

 

docx 111 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật Lí 10 - Năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g là số đo mức quán tính.
2. Kĩ năng .
- Vận dụng mối quan hệ giữa khối lượng và quán tính để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.
- Nâng cao được các năng lực: Năng lượng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, tự học, tính toán, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tài liệu giảng dạy : SGK, SGV, giáo án.
- Dụng cụ thí nghiệm: 
 - Dụng cụ hỗ trợ khác: Phiếu bài tập. 
2.Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức về đặc điểm của 2 lực cân bằng, quy tắc tìm hợp lực của hai lực đồng quy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy và trò
T.lg
Kiến thức cần đạt
Ổn định lớp
1’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Phát biểu khái niệm lực, đơn vị của lực, lấy ví dụ về tác dụng lực làm vật biến dạng và gây ra gia tốc cho vật.
Câu 2: Nêu định nghĩa tổng hợp lực, tìm hợp lực của hai lực sau( vẽ hai lực đồng quy hợp với nhau 120o).
Câu 3: Nêu đặc điểm của hai lực cân bằng và điều kiện cân bằng của chất điểm
Bài mới.
10'
ĐVĐ: Newton nhà bác học người Anh (sống ở cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18) nhà bác học đại tài. người đặt nền móng cho nghành cơ học, quang học, vật lí cổ điển . ông được coi là cha đẻ của cơ học với 3 định luật 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về định luật I Niu-tơn và quán tính.
* PPGD: Nêu vấn đề, đàm thoại. 
* Kĩ thuật dạy học: Cá nhân, ghép đôi
HS: Nghiên cứu phần 1 để trả lời 2 câu hỏi.
Câu hỏi 1: Lực có là nguyên nhân duy trì chuyển động không?
Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào viên bi dừng lại?
HS: do có lực cản ( ma sát).
Câu hỏi 3:Nếu ma sát bằng 0, viên bi sẽ chuyển động như thế nào?
Đưa ra nội dung định luật I
I.Định luật I Niu-tơn
1.Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê.
(SGK)
2. Định luật I Niu-tơn.
 Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
GV: Định luật này nêu lên một tính chất quan trọng của mọi vật: quán tính
Định luật I còn gọi là định luật quán tính, CĐTĐ gọi là CĐ theo quán tính.
Câu hỏi 4:Lấy một số VD về quán tính 
Câu hỏi 5: Rất nhiều tai nạn giao thông có nguyên nhân vật lí là quán tính. Hãy tìm một số ví dụ và nêu cách phòng tránh?
ĐVĐ: Ở định luật I nếu hợp lực tác dụng vào vật khác không thì vật sẽ chuyển động như thế nào?Chắc chắn là chuyển động có gia tốc Vậy hương và độ lớn của gia tốc phụ thuộc vào những yếu tố nào. Chúng ta cùng tìm hiểu ĐLII
3. Quán tính.
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình.
*vận dụng:
-Tại sao khi ngồi trong ô tô phải thắt dây bảo hiểm?
-Muốn rũ bụi ở quần áo, tra búa vào cán ta làm động tác như thế nào?Tại sao?
Hoạt động 4: Củng cố. Hướng dẫn về nhà.
*GV: nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
-Nội dung định luật I, và định luật II Niu- tơn, biểu thức định luật II.
Bài tập: Một vật có khối lượng 2,5Kg chuyển động với gia tốc 0,05m/s2. Tính lực tác dụng gây ra gia tốc cho vật?
---------------------------------
TIẾT 20. ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN.
Ngày soạn: 17/10/2017.
Lớp dạy
Ngày dạy
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-Nội dung và biểu thức của định luật II Niu-tơn
-Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức . Đặc điểm của vectơ trọng lực (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn)Phân biệt trọng lực và trọng lượng.
2. Kĩ năng .
-Vận dụng các định luật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong c.s hàng ngày và làm các bài tập.
- Chỉ ra được điểm đặt của cặp lực và phản lực. Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng.
- Vận dụng định luật II và III để giải một số bài tập đơn giản.
- Nâng cao được các năng lực: Năng lượng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, tự học, tính toán, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tài liệu giảng dạy : SGK, SGV, giáo án.
- Dụng cụ thí nghiệm: 
- Dụng cụ hỗ trợ khác: Phiếu bài tập. 
2.Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức về đặc điểm của 2 lực cân bằng, quy tắc tìm hợp lực của hai lực đồng quy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy và trò
T.Lg
Kiến thức cần đạt
Ổn định lớp
1’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Phát biểu nội dung định luật I Niu-tơn ? Quán tính là gì? Cho ví dụ về quán tính?
Câu 2: Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật II Niu-tơn?
Câu 3: Định nghĩa khối lượng? hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với cùng vận tốc, nếu được hãm với cùng một lực thì ô tô nào sẽ dừng nhanh hơn? 
5’
ĐVĐ: Từ định luật II Niu tơn còn cho ta một cách xác định lực bằng công thức m.a.Chúng ta đều biết trái đất tác dụng lên mọi vật một lực gọi là trọng luwcjvaf gây ra gia tốc RTD cho vật. Vậy biểu thức của trọng lực là gì chúng ta cùng tìm hiểu phần 3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về định luật II Niu-tơn
* PPGD: Nêu vấn đề, đàm thoại. 
* Kĩ thuật dạy học: Cá nhân, ghép đôi
GV: Tác dụng một lực nhỏ lên chiếc cặp, tác dụng lực lớn hơn.
Câu hỏi 1: So sánh về sự thay đổi vận tốc(gia tốc) trong hai trường hợp. Rút ra sự phụ thuộc của gia tốc vào lực?
HS: Lực càng lớn vận tốc thay đổi càng nhanh(gia tốc càng lớn)
Câu hỏi 2: tác dụng một lực như vậy lên bàn. Vận tốc của bàn thay đổi ít hơn.Gia tốc phụ thuộc như thế nào vào khối lượng?
Câu hỏi 3: Vậy gia tốc phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
Câu hỏi 4:Nêu nội dung định luật II Niu tơn? 
II.Định luật II Niu-tơn.
1.Định luật II Niu-tơn
a.Nội dung định luật.
Gia tốc của một vật :
+cùng hướng với lực tác dụng lên vật. 
+có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.( a=F/m)
b. Biểu thức:
 hay 
Vật chịu tác dụng của nhiều lực: 
GV: khối lượng và mức quán tính có quan hệ gì?
Câu hỏi 5: Tác dụng 2 lực có độ lớn bằng nhau vào 2 vật có khối lượng lớn và khối lượng nhỏ, hỏi vật nào dễ thay đổi vận tốc hơn?
(GV có thể làm TN minh họa: kéo bàn, kéo chiếc cặp)
có a=F/m. Nếu m nhỏ thì a lớn vận tốc thay đổi nhiều, mức quán tính nhỏ.nếu m lớn thì a nhỏ, vận tốc thay đổi ít, mức quán tính lớn.
Khối lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Câu hỏi 6: Nêu tính chất của khối lượng?
2. Khối lượng và mức quán tính
a.Định nghĩa.
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
*NX: Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng lớn và ngược lại.
*Vận dụng: 
-Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được?
b.Tính chất của khối lượng.
- Là đại lượng dương, vô hướng, không đổi đối với mỗi vật.
- có tính chất cộng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Trọng lực và trọng lượng
* PPGD: Nêu vấn đề, đàm thoại. 
* Kĩ thuật dạy học: Cá nhân, ghép đôi
Câu hỏi 1:Nêu định nghĩa trọng lực?
Câu hỏi 2: Từ định luật II suy ra biểu thức của trọng lực?
Câu hỏi 3: Cho biết đặc điểm của vecto trọng lực?
ĐVĐ: Tại sao khi ta tát vào lưng bạn một cái, tay ta cũng cảm thấy đau.
Định luật III của Niu tơn sẽ giải thích giúp ta điều này
3.Trọng lực và trọng lượng
a.Trọng lực:
- Là lực hút của trái đất tác dụng lên vật, gây ra gia tốc rơi tự do.
- Biểu thức: 
- Đặc điểm của vecto trọng lực:
+Điểm đặt: tại trọng tâm của vật.
+Phương thẳng đứng.
+Chiều :hướng xuống
+độ lớn: P=mg
- Vẽ vecto trọng lực tác dụng lên vật đặt trên mặt phẳng ngang và mặt phẳng nghiêng
b. Trọng lượng.
Là độ lớn của trọng lực.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về định luật III Newton.
* PPGD: Nêu vấn đề, đàm thoại. 
* Kĩ thuật dạy học: Cá nhân, ghép đôi
Câu hỏi 1:Nêu một số ví dụ về sự tương tác giữa hai vật
HS: làm TN dùng tay tác dụng vào bàn một lực.
Câu hỏi 2: Hai lực này có phải là cặp lực cân bằng không? Tại sao?
VD: khi chèo thuyền, muốn cho thuyền tiến hoặc lùi ta phải làm thế nào?
III.Định luật III Niu-tơn
1.Sự tương tác giữa các vật.
VD:
-sự va chạm giữa hai viên bi.
-dùng tay tác dụng vào bàn một lực.
-Sự va chạm của hai xe ô tô.
2.Định luật.
*Nội dung:
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại A một lực. Hai lực này có cùng giá cùng độ lớn nhưng ngược chiều (gọi là hai lực trực đối)
*Biểu thức: 
GV: hướng dẫn hs tìm ra cặp lực và phản lực theo định luật III.
Câu hỏi 3: Vật đặt trên mặt bàn, có những lực nào tác dụng vào vật, vào bàn?
Câu hỏi 4: Có những cặp lực trực đối nào cân bằng nhau và những cặp lực nào không cân bằng nhau?
Vẽ hình
3.Lực và phản lực.
Trong hai lực , gọi một lực là lực tác dụng thì lực kia là phản lực.
*Đặc điểm của lực và phản lực:
- Luôn xuất hiện (mất đi) đồng thời
- Là cặp lực trực đối không cân bằng
VD: Vật đặt trên mặt sàn nằm ngang.
Xác định cặp lực và phản lực.
Xác định cặp lực cân bằng.
Hoạt động 4: Củng cố.Hướng dẫn về nhà.
-GV: tóm tắt lại các kiến thức trọng tâm
Câu 1: Một quả bóng bay đến đập vào bức tường. Bóng bị bật trở lại còn tường thì vẫn đứng yên. Như vậy có trái với định luật III không.Giải thích
Câu 2: Khi chèo thuyền muốn cho thuyền tiến hoặc lùi phải làm thế nào?
HS về nhà: vẽ sơ đồ tư duy cho ba định luật Niu tơn. Làm các bài tập SGK
--------------------------------
TIẾT 21. ĐỊNH LUẬT III NIU-TƠN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức . Đặc điểm của vectơ trọng lực (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn)Phân biệt trọng lực và trọng lượng.
-Nội dung và biểu thức của định luật III Niu-tơn
-Nêu được những đặc điểm của lực và phản lực. biểu diễn được vectơ lực và phản lực trong một số TH cụ thể
2. Kĩ năng .
-Vận dụng các định luật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong c.s hàng ngày và làm các bài tập.
- Chỉ ra được điểm đặt của cặp lực và phản lực. Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng.
- Vận dụng định luật II và III để giải một số bài tập đơn giản.
- Nâng cao được các năng lực: Năng lượng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, tự học, tính toán, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tài liệu giảng dạy : SGK, SGV, giáo án.
- Dụng cụ thí nghiệm: 
- Dụng cụ hỗ trợ khác: Phiếu bài tập. 
2.Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức về đặc điểm của 2 lực cân bằng, quy tắc tìm hợp lực của hai lực đồng quy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy và trò
T.Lg
Kiến thức cần đạt
Ổn định lớp
1’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Phát biểu nội dung định luật II Niu-tơn ? Công thức của định luật.
Câu 2: Định nghĩa khối lượng? hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với cùng vận tốc, nếu được hãm với cùng một lực thì ô tô nào sẽ dừng nhanh hơn? 
5’
ĐVĐ: Từ định luật II Niu tơn còn cho ta một cách xác định lực bằng công thức m.a.Chúng ta đều biết trái đất tác dụng lên mọi vật một lực gọi là trọng luwcjvaf gây ra gia tốc RTD cho vật. Vậy biểu thức của trọng lực là gì chúng ta cùng tìm hiểu phần 3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về định luật III Newton.
* PPGD: Nêu vấn đề, đàm thoại. 
* Kĩ thuật dạy học: Cá nhân, ghép đôi
Câu hỏi 1:Nêu một số ví dụ về sự tương tác giữa hai vật
HS: làm TN dùng tay tác dụng vào bàn một lực.
Câu hỏi 2: Hai lực này có phải là cặp lực cân bằng không? Tại sao?
VD: khi chèo thuyền, muốn cho thuyền tiến hoặc lùi ta phải làm thế nào?
III.Định luật III Niu-tơn
1.Sự tương tác giữa các vật.
VD:
-sự va chạm giữa hai viên bi.
-dùng tay tác dụng vào bàn một lực.
-Sự va chạm của hai xe ô tô.
2.Định luật.
*Nội dung:
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại A một lực. Hai lực này có cùng giá cùng độ lớn nhưng ngược chiều (gọi là hai lực trực đối)
*Biểu thức: 
GV: hướng dẫn hs tìm ra cặp lực và phản lực theo định luật III.
Câu hỏi 3: Vật đặt trên mặt bàn, có những lực nào tác dụng vào vật, vào bàn?
Câu hỏi 4: Có những cặp lực trực đối nào cân bằng nhau và những cặp lực nào không cân bằng nhau?
Vẽ hình
3.Lực và phản lực.
Trong hai lực , gọi một lực là lực tác dụng thì lực kia là phản lực.
*Đặc điểm của lực và phản lực:
- Luôn xuất hiện (mất đi) đồng thời
- Là cặp lực trực đối không cân bằng
VD: Vật đặt trên mặt sàn nằm ngang.
Xác định cặp lực và phản lực.
Xác định cặp lực cân bằng.
Hoạt động 4: Củng cố.Hướng dẫn về nhà.
-GV: tóm tắt lại các kiến thức trọng tâm
Câu 1: Một quả bóng bay đến đập vào bức tường. Bóng bị bật trở lại còn tường thì vẫn đứng yên. Như vậy có trái với định luật III không.Giải thích
Câu 2: Khi chèo thuyền muốn cho thuyền tiến hoặc lùi phải làm thế nào?
HS về nhà: vẽ sơ đồ tư duy cho ba định luật Niu tơn. Làm các bài tập SGK
-------------------------------
TIẾT 22. BÀI TẬP
Ngày soạn: 20/10/2017
Lớp dạy
Ngày dạy
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 -Nắm được nội dung của ba định luật niu tơn. 
 - Phân biệt được trọng lực và trọng lượng, khối lượng quan hệ với mức quán tính. 
 - Biết chỉ ra điều kiện áp dụng các định luật Niu-tơn.
 2.Kĩ năng: 
 - Biết cách biểu diễn được tất cả các lực tác dụng lên vật hoặc hệ hai vật chuyển động và cách tính gia tốc và các đại lượng trong công thức của các định luật Niu-tơn để viết phương trình chuyển động cho vật hoặc hệ vật.
 -Vận dụng Định luật I và III Niu-tơn để giải thích một số hiện tượng.
 - Nâng cao được các năng lực: Năng lượng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, tự học, tính toán, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tài liệu giảng dạy: một số bài tập cơ bản về vận dụng định luật II Niu-tơn. 
- Dụng cụ thí nghiệm:
 -Phương tiện hỗ trợ: Máy chiếu
2.Học sinh: 
- nắm vững lí thuyết về các định luật Niu-tơn và các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Định luật I Niu-tơn.
Câu 1: Ghép nội dung ở cột bên trái ứng với nội dung ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng.
1.Quán tính là:
a.các lực cân bằng
2.Lực làm cho mọi vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại gọi là
b.lực ma sát
3.Các lực tác dụng vào một vật mà vật đó vẫn đứng yên hay chuyển động thẳng đều thì các lực đó
c.các lực không cân bằng.
4.Các lực tác dụng vào một vật đang chuyển động có gia tốc là
d.tính chất của mọi vật có xu hướng chống lại sự thay đổi vận tốc.
Câu 2: Câu nào sau đây là đúng?
Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.
Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật thay đổi.
Câu 3: Chọn câu đúng. Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách :
A. dừng lại ngay.	B. ngả người về phía sau
C. chúi người về phía trước	D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 4: Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn là do:
A.không có lực nào tác dụng lên	B. có lực ma sát tác dụng lên quyển sách.
C. lực đỡ của mặt bàn.	D. các lực tác dụng lên quyển sách cân bằng nhau.
Câu 5: Một hành khách ngồi ở cuối xe phàn nàn rằng : do lái xe phanh gấp mà một túi sách ở phía trước bay về phía anh ta làm anh ta bị đau. Người đó nói đúng hay sai?
Câu 6: Giải thích tác dụng của dây an toàn trên xe ô tô?
Định luật III Niu-tơn.
Câu 1: Một quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang (bàn đặt trên mặt đất). 
chỉ ra các lực tác dụng lên quyển sách, các lực tác dụng lên bàn. 
Chỉ ra cặp lực cân bằng. cặp lực và phản lực theo định luật III Niu-tơn?
Câu 2: Một người thực hiện động tác nằm sấp , chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. không đẩy gì cả	B. đẩy xuống	C. Đẩy lên	D. đẩy sang bên.
Câu 3: Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn bằng:
A. 500N	B. nhỏ hơn 500N	 C. lớn hơn 500N.	 D. 0 N
Câu 4: Lực nào làm cho thuyền (có mái chèo) chuyển động được trên mặt nước?
Lực nào làm cho máy bay cánh quạt chuyển động được trong không khí?
Định luật II Niu-tơn.
Câu 1: Ghép nội dung ở cột trái với nội dung ở cột phải để thành một câu có nội dung hoàn chỉnh.
1. Tổng hợp tất cả các lực tác dụng lên vật được gọi là
a.Lực của trái đất tác dụng vào các vật ở gần mặt đất
2. Hướng của gia tốc luôn cùng hướng với
b. đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật
3. Lực là
c.hướng của hợp lực tác dụng lên vật
4.Khối lượng là
d.nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của một vật đang chuyển động
5. Trọng lực là
e. hợp lực
Câu 2: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?
A . lớn hơn	B. không thay đổi	C. nhỏ hơn	D. bằng 0.
Câu 3: Một hợp lực 1N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Tính gia tốc và quãng đường vật đi được trong 2s? Vẽ vectơ hợp lực tác dụng lên vật và vectơ gia tốc.
Câu 4: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. vật đi được 80cm trong 0,5s. tính gia tốc của xe và hợp lực tác lên vật?
Câu 5: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của vật giảm từ 8m/s xuống 2m/s trong thời gian 3s. 
tính gia tốc của vật?
lực tác dụng lên vật có hướng và độ lớn như thế nào?
Câu 6: Một vật khối lượng 3kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 2m/s thì chịu tác dụng của một lực 9N cùng chiều chuyển động. 
Tính gia tốc của vật?
Tính thời gian vật đi được 10m kể từ lúc tác dụng lực?
Câu 7: Một vật nhỏ có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai lực F1=4N, F2=3N. Tính hợp lực tác dụng lên vật và gia tốc của vật trong hai trường hợp:hai lực cùng hướng.	2.hai lực ngược hướng.
Câu 8: Một vật có khối lượng 0,5kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2m/s. sau thời gian 4s vật đi được quãng đường dài 24m. biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực cản Fc=0,5N (hai lực này cùng phương chuyển động với vật).
Tính gia tốc của vật?
vẽ các lực tác dụng lên vật? chỉ ra cặp lực cân bằng? Lực nào gây ra gia tốc cho vật?
Tính độ lớn của lực kéo?
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy và trò
T.Lg
Kiến thức cần đạt
Ổn định lớp
1’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Đặc điểm của vectơ trọng lực? trọng lượng là gì?
Câu 2: Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật II Niu-tơn
Câu 3: Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật III Niu-tơn?
5’
Đặt vấn đề: Chúng ta đã học toàn bộ ba định luật của Niu tơn. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những điều đã học vào thực tế bài tập xem có vướng mắc và chú ý gì không?
Hoạt động 2: Học sinh vận dụng.
* PPGD: Nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập.
* Kĩ thuật dạy học: Cá nhân, nhóm, 321.
HS làm việc nhóm:
1.dành cho hs 5phut ghép đôi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi giải thích cho định luật I.
2.dành cho hs 5phut ghép đôi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi giải thích cho định luật III.
3. Thảo luận lại các bài tập 3, 7 định luật II trong tờ bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
2. GV gọi đại diện 8 nhóm treo bảng chữa bài.
Nhóm1, 2, 3, 4:Bài 3 
Nhóm 5, 6, 7, 8: Bài 4 
- Thời gian chuẩn bị:
- Thời gian trình bày: 
- Thời gian thảo luận:
- Thời gian kết luận (Thầy):
35’
5’
2’
3’
3’
vBài 3: Tóm tắt:
1. F = 1N, m= 2kg, v0 = 0.t=2s
a=? S =?
2. vẽ hình?
O
Giải:
a) 
b) a=F/m => a=0,5(N)
- S=v0t+1/2 at2 = 1m 
v Bài 4: 
Tóm tắt:
F1 = 3N, F2 = 4N, m=2kg
a)() = 0o. b)() = 180o
F =? a=?
Giải:
Từ công thức: 
Ta có: F = F1 + F2 = 7 N
=> a= F/m=7/2=3,5m/s2
b) Từ công thức: 
Ta có: F = 
=> a= F/m=1/2= 0,5(m/s2)
Hoạt động 4 (3 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
GV: Yêu cầu HS về nhà:
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm các bài tập còn lại trong tờ bài tập.
HS: Nhận nhiệm vụ học tập.
---------------------------------
CHỦ ĐỀ 8: CÁC LỰC CƠ HỌC
TIẾT 23. LỰC HẤP DẪN.
Ngày soạn: 25/10/2017
Lớp dạy
Ngày dạy
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa lực hấp dẫn.
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này. 
- Nêu được điều kiện áp dụng hệ thức.
2. Kĩ năng:
- Học sinh được tham gia vào các hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm, ghép đôi.
- Học sinh có thể: Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản. Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do của các vật và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn.
- Nâng cao được các năng lực: Năng lượng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, tự học, tính toán, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tài liệu giảng dạy : SGK, SGV, giáo án. Phiếu bài tập.
- Dụng cụ thí nghiệm: 
- Dụng cụ hỗ trợ khác: máy chiếu. 
2.Học sinh: 
- cần ôn lại sự rơi tự do và trọng lực, Định luât III Niu-tơn
Phiếu học tập.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Lực và phản lực không có tính chất nào sau đây?
A. Là hai lực trực đối ( cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều)
B. Có cùng bản chất.
C. Luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
D. Là cặp lực cân bằng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về trọng lực?
h
m
M
R
Biểu thức của trọng lực 
Điểm đặt của trọng lực tại trọng tâm của vật.
Có phương thẳng đứng, chiều hướng lên
Là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
2) Một vật có khối lượng m đặt ở độ cao h so với mặt đất
a. Vẽ trọng lực tác dụng lên vật?
b. Theo định luật III Niu-tơn , vật có tác dụng
 lên Trái Đất một lực nào không? Nếu có hãy vẽ lực đó?
c. Nếu thả vật rơi tự do, vật sẽ rơi theo phương
 và chiều như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực hấp dẫn.
HS: đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
Tại sao mặt trăng có thể chuyển động quanh Trái Đất?
Tại sao Trái Đất và các hành tinh có thể chuyển động quanh mặt trời?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về định luật vạn vật hấp dẫn.
Câu 1: Cho 2 vật, khối lượng lần lượt là m1; m2, đặt cách nhau một khoảng r (hình vẽ)
a. Hãy vẽ các vectơ thể hiện lực hấp dẫn giữa 2 vật.
b. Nhận xét về đặc điểm của các vectơ lực vừa vẽ.
m1
r
Câu 2: Hai người ngồi cách nhau 1m có khối lượng bằng nhau và bằng 60Kg. Tính lực hấp dẫn giữa hai người đó?
Câu 3: Trái đất có khối lượng 6.1024kg, mặt trăng có khối lượng 7,73.1022 kg . Khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất là 3,8.107m. Tính lực hấp dẫn giữa chúng?
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Ổn định tổ chức
1’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
HS trả lời 2 câu hỏi trong phiếu học tập.
Hỏi thêm: Vật và trái đất đều tương tác với nhau bằng 1 lực có độ lớn bằng nhau. Vậy tại sao vật rơi về trái đất và Trái Đất không rơi vào vật? 
5’
*ĐVĐ: Dễ thấy một hiện tượng mọi vật ở gần mặt đất khi rơi đều rơi xuống mặt đất do tác dụng của trọng lực. Tại sao Mặt trăng khô

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Vat li 10 HK I_12267416.docx