Giáo án Vật lí 7 - Năm học 2016 - 2017

CHƯƠNG I: QUANG HỌC

Tiết 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:- HS nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

 -Nhận biết được rằng ,ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta

 -Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.

 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm

 3.Thái độ: Nghiêm túc quan sát hiện tượng

II. CHUẨN BỊ:GV:Đèn pin ,hộp kín dùng pin,bảng phụ

HS: Hộp kín dùng pin ,đèn pin

 

doc 69 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kh«ng khÝ .
C8: Khi ®i c©u, ng­êi trªn bê ph¶i ®i nhÑ ®Ó c¸ kh«ng nghe thÊy tiÕng ®éng C¸ kh«ng b¬i ®i .
C9: V× mÆt ®Êt truyÒn ©m nhanh h¬n kh«ng khÝ nªn ta nghe ®­îc tiÕng vã ngùa tõ xa khi ¸p tai s¸t mÆt ®Êt .
C10: C¸c nhµ du hµnh vò trô kh«ng thÓ nãi chuyÖn b×nh th­êng ®­îc v× gi÷a hä bÞ ng¨n c¸ch bëi ch©n kh«ng bªn ngoµi bé ¸o, mò gi¸p b¶o vÖ . 
 3.CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ 
- Môi trường nào truyền âm, môi trường nào không truyền âm ?
- Môi trường nào truyền âm tốt nhất?
- Vận tốc truyền âm trong không khí so với trong nước như thế nào?
-Vẽ bản đồ tư duy về môi trường truyền âm?
- Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ,có thể em chưa biết 
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 13.1 -> 13.5 ở SBT.
- Chuẩn bị bài học mới.
IV RÚT KINH NGHIỆM : 
 Ngày :21/12/2013.Ngày dạy :23/12/2013
 TIẾT 15: PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: -Nêu được được tiếng vang là một biểu hiện của phản xạ âm .
-Nhận biết được những vật cứng ,có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm xốp ,có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém .
-Kể được một số ứng dụng liên quan đế sự phản xạ âm . 
 2. Kĩ năng: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn .
 3.Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: GV :giáo án 
 HS:kiến thức liên quan 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Môi trường nào truyền được âm, môi trường nàokhông truyền được âm 
- Chữa bài tập 13.1; 13.2; 13.3 SBT.
2.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1:Nghiên cứu âm phản xạ và hiện tượng tiếng vang
GV: Y/c đọc SGK và trả lời câu hỏi. Em đã nghe thấy tiếng vọng lại lời nói của mình ở đâu?
Trong nhà của mình em có nghe rõ tiếng vang không? 
Tiếng vang khi nào có?
GV: Thế nào là âm phản xạ ?
Âm phản xạ và tiếng vang có gì giống nhau và khác nhau? 
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi C2.
HS: thực hiện các nội dung theo yêu cầu của GV. 
GV: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C3
-Hoàn thành kết luận ?
I. Âm phản xạ - tiếng vang
Ta nghe được tiếng vang khi âm dội lại đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai khoảng thời gian ít nhất là 1/15s
+ Âm dội lại khi gặp một vật chắn là âm phản xạ.
C1: Nghe tiếng vang ở giếng, ngõ hẹp dài, phòng rộng thường có tiếng vang khi có âm phát ra. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ.
C2: Trong phòng kín khoảng cách ngắn thời gian âm phát ra nghe được cách âm dội lại nhỏ hơn 1/15s -> âm phát ra trùng với âm phản xạ -> âm to
Ngoài trời âm phát ra không gặp chướng ngại vật nên không phản xạ lại được, tai chỉ nghe âm phát ra -> âm nhỏ
C3: Phòng to, âm phản xạ đến tai em sau âm phát ra -> nghe thấy tiếng vang
Phòng nhỏ: Âm phản xạ và âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc -> không được nghe tiếng vang
 a. Phòng nào cũng có âm phản xạ.
 b. S = V.t
Âm truyền trong không khí : V = 340 m/s
 S = 340m/s . 1/15s = 22,6 m
Kết luận :
HOẠT ĐỘNG 2:Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
GV:đọc SGK và cho biết :Những vật nhơ thế nào thì phản xạ âm tốt ?phản xạ âm kém ? 
GV; Yêu cầu học sinh vận dụng để trả lời câu hỏi C4.
-Để giảm tiếng vang trong rạp hát ,phòng rộng ,hay phòng karaoke người ta phải làm như thế nào?
-Khi thiết kế rạp hát ,cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm ,tiếng vọng dài sẽ làm âm nghe không rõ ,gây cảm giác khó chịu 
II.Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
 -Những vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
-Những vật mềm ,xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém 
C4: - Phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.
-Phản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
Làm bề mặt tường gồ ghề ,treo rèm nhung .
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng
Nếu tiếng vang kéo dài thì tiếng nói và tiếng hát nghe rõ không ?
Tránh hiện tượng âm bị lẫn do tiếng vang kéo dài thì phải làm gì?
Qsát H14.3 em thấy tay khum có tác dụng gì?
-Thời gian âm phản xạ từ đáy biển đến tai là bao nhiêu?
III. Vận dụng: 
 S = V.t = 1500m/s. 1/2 s = 750m
3. Củng cố ,hướng dẫn học ở nhà :
- Khi nào thì có âm phản xạ? Tiếng vang là gì?
- Có phải cứ có âm phản xạ thì đều có tiếng vang không? 
- Vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém? 
- Qua bài học các em rút ra được những kiến thức gì?
- Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ.
- Xem phần có thể em chưa biết, làm bài tập 14.1 ->14.6 ở SBT.
- Chuẩn bị bài học mới.
IV-RÚT KINH NGHIỆM :
 Ngày:28/12/2013.Ngày dạy:30/12/2013
TIẾT 16: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức: -Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn,nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do 
 tiếng ồn .
 -Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn .
 -Biết tác hại của tiếng ồn . 
 2.Kĩ năng: -Đề ra một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng tiếng ồn trong những trường hợp cụ 
 thể .
-Kể tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn .
 3.Thái độ:Ý thức được tiến ồn ảnh hưởng đến mình và mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ: 
Cả lớp: 1trống + dùi, 1hộp sắt.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
. 1.Kiểm tra bài cũ :
Tiếng vang là gì ? Những vật như thế nào phản xạ âm tốt và phản xạ âm kém.
2.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1:Tổ chức tình huống học tập
Yêu cầu học sinh tìm hiểu phần mở bài.
Nếu cuộc sống không có âm thanh thì sẽ như thế nào ?
Nếu âm thanh quá lớn sẽ như thế nào?
Học sinh tìm hiểu phần mở bài ở SGK.
-Ta thường nghe nói đến ô nhiễm nguồn nước ,ô nhiễm không khí ,ô nhiễm môi trường .Em hiểu thế nào về điều đó ?Đã bao giờ nghe nói đến ô nhiễm tiếng ồn .Vậy thế nào là ô nhiễm tiếng ồn ,cách xử lí ra sao ?
Học sinh tìm hiểu phần mở bài ở SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 15.1; 15.2;15.3 SGK và cho biết tiếng ồn đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 
-Dựa vào các hiện tượng ở hình vẽ 15.1; 15.2; 15.3 chọn từ thích hợp hoàn thành kết luận?
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2?
 Vậy có biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn đó?
-Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn ?
I.Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
 H15.1 SGK tiếng ồn to nhưng không kéo dài -> không gây ô nhiễm tiếng ồn.
 H15.2; 15.3 Tiếng ồn của máy khoan, của chợ kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và sức khỏe của con người -> ô nhiễm tiếng ồn
C2: Trường hợp b, c, d tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 
 HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong
 SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu biện pháp?
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3?
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4?
-Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn ?
GV:-Về sinh lí :Gây mệt mỏi toàn thân ,nhức đầu ,choáng váng ,ăn không ngon ,làm gảm thị lực.
-Tâm lí :Gây khó chịu ,lo lắng bực bội ,dễ cáu gắt 
-Phòng tránh ô nhiễm bằng cách nào ?
GV:Ngoài ra :-Những phương tiện đã cũ cần kiểm tra ,đình chỉ hoạt động 
-Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn :Không đứng gần ccacs máy móc gây tiếng ồn lớn như máy bay phản lực ,các động cơ ,máy cắt khan ,rèn kim loại .Nếu phải ở gần thì phải đội mũ chống ồn và tuân thủ các quy tắc an toàn 
-HS cần thực hiện các nếp sống văn minh như bước nhệ lên cầu thang ,không nói chuyện trong lớp học ,không nô đùa ,mất trật tự trong trường học,
II.Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
C3: Có 4 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
 + Cấm bóp còi ở gần trường học, bệnh viện
 + Xây tường ngăn.
 + Trồng nhiều cây xanh
 + Làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ.
C4: -Vật phản xạ âm tốt 
 -Vật ngăn chặn âm 
-Trồng cây
-Lắp đặt thiết bị giảm âm
-Đề ra nguyên tắc 
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Vận dụng kiến thức trong bài học yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6. 
GV gọi 1 số em nêu biện pháp của mình, trao đổi xem biện pháp nào khả thi.
Ở cạnh nhà mình, hàng xóm mở karaoke to và lâu. Em có biện pháp gì để chống tiếng ồn?
C5: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở hình 15.2; 15.3
 + Yêu cầu máy khoan không làm vào giờ vào giờ làm việc.
 + Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác, xây tường ngăn giữa chợ và lớp học.
C6: 
 - Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ nghỉ, giờ học...
 - Phòng hát đảm bảo tính chất không truyền âm ra bên ngoài.
 3.Củng cố :Tiếng ồn như thế nào gọi là ô nhiễm ?
- Theo em có biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn ?
- Các anh công nhân làm việc ở các nhà máy có tiếng ồn to và kéo dài. Vậy em khuyên các anh như thế nào để bớt ảnh hưởng đến sức khỏe ?
-Em phải làm gì khi trường học của em gần đường quốc lộ?
4.Hướng dẫn học ở nhà :
- Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập từ 15.2 đến 15.6 ở SBT.
- Chuẩn bị trước bài tỏng kết chương Âm học.
IV-Rút kinh nghiệm
 Ngày:04/01/2014.Ngày dạy 6/1/2014 
 TIẾT 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG II – ÂM HỌC
I. MỤC TIÊU: 
-Kiến thức:Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh. Hệ thống hóa lại kiến thức của chương I và chương II
-Kỹ năng:Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. 
-Thái độ:Có hứng thú trong học tập
II. CHUẨN BỊ: 
HS chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
Hoạt động cỉa học sinh
HOẠT ĐỘNG 1:(3ph) Tổ chứchọc tập. 
Yêu cầu học sinh tự kiểm tra trong nhóm về phần tự kiểm tra.
HS đưa vở bài tập theo sự hướng dẫn bài trước để nhóm kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG 2:(20ph) Yêu cầu lần lượt học sinh phát biểu phần tự kiểm 
tra của mình theo các câu
Mỗi câu yêu cầu 2 học sinh trả lời.
HS thảo luận để lựa chọn ra câu trả lời đúng.
I. Tự kiểm tra:
(SGV)
HOẠT ĐỘNG 3 : (15ph) Vận dụng 
GV: Yêu cầu học sinh xem lại câu hỏi 1, 2, 3 và chuẩn bị 1 phút rồi trả lời 
Yêu cầu học sinh trả lời câu 4 
Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành?. 
Tại sao hai nhà du hành không nói chuyện trực tiếp đực được?
?Khi chạm mũ thì nói chuyện được. Vậy âm truyền đi qua môi trường nào?
Yêu cầu học sinh xây dựng được từ ngữ nào mới có âm được phản xạ nhiều lần và kéo dài -> tạo ra tiếng vang.
Yêu cầu học sinh nêu được biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn và giải thích tại sao phải sử dụng biện pháp ấy.
II. Vận dụng:
 1.Đàn ghi ta: Dây đàn phát ra âm. 
Kèn lá: Phần đầu lá chuối dao động phát ra âm. 
Sáo : hơi dao động phát ra âm. Trống: Mặt trống dao động phát ra âm. 
 2. c.
 3. a)Dao động có biên độ lớn -> âm to Dao động có biên độ nhỏ -> âm nhỏ 
 b)Dao động dây đàn nhanh (tần số lớn - > âm cao), tần số nhỏ âm thấp. 
 4.Trong mũ có không khí. Do đó âm truyền qua không khí, qua mũ đến tai. 
 5.Ngõ hẹp. 
-Học sinh đưa ra biện pháp và giải thích.
HOẠT ĐỘNG 4:Trò chơi ô chữ
GV: Yêu cầu cán bộ lớp (lớp phó học tập) dẫn chương trình.
HS: Toàn bộ lớp tham gia trả lời theo sự xung phong.
Nội dung ô chữ:
ÁNH SÁNG
HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (5’)
Lồng vào nôi dung bài học.
Về nhà các em trả lời một số câu hỏi. 
1.Đặc điểm chung của nguồn âm? 
2.Âm bổng, âm trầm phụ thuộc vào yếu tố nào ? 
3.Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ? Đơn vị độ to. Giới hạn độ to của âm 
 để không ảnh hưởng đến sức khỏe mà vẫn nghe ấm tốt?
4.Âm truyền qua môi trường nào ? Trong môi trường nào âm truyền tốt? 
5.Âm phản xạ là gì ? Khi nào nghe được tiếng vang của âm? Vật nào phản xạ âm 
 tốt, vật nào phản xạ âm kém. 
6.Nêu các phương pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 
 Đồng thời về nhà các em xem lại toàn bộ nội dung chương I, chương II hôm 
 sau kiểm tra học kì I
IV-Rút kinh nghiệm:
GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 
 Ngày :
TIẾT18: KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. MỤC TIÊU: 
*Kiến thức:-Đánh giá nhận thức của HS về vấn đề lỉnh hội kiến thức đã học.
*Kỹ năng:-Rèn luyện kỉ năng vận dung vào việc giải các bầi tập trong chương.
*Thái độ:- Rèn tính trung thực trong kiểm tra, độc lập sáng tạo làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP: Trắc nghiệm + tự luận.
 I. Ôn định tổ chức: 	Kiểm tra sĩ số 
 II. Nội dung kiểm tra:
 1. Điền các từ thích hợp vào chỗ trống
Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi có từ vật đến mắt ta.
Câu 2: Ảnh của một vật tạo bởi các gương có thể nhìn thấy nhưng không thể . .. . . .. . . . .trên màn chắn
Câu 3: Âm được tạo ra khi một vật .
II.Hãy khoanh tròn chữ cái của các câu trả lời đúng
Câu 4: Tia phản xạ hợp với gương một góc 300. Hỏi góc tới bằng bao nhiêu.
	A. 600	B. 300	C. 900 	D. 150
Câu 5: Đơn vị đo tần số là :
A. m/s 	B. Hz(hec)	C. dB (đêxiben)	 	D. s (giây)
Câu 6: Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với
A.Tia tới và đường vuông góc với tia tới
B.Tia tới và đường pháp tuyến với gương
C.Đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới
D.Tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Câu 7: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:
	A.Là ảnh áo bé hơn vật	C.Là ảnh ảo bằng vật
	B.Là ảnh thật bằng vật	 	D.Là ảnh ảo lớn hơn vật
Câu 8: Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin có thể chiếu sáng đi xa
Vì gương hắt ánh sáng trở lại
	B.Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn
	C. Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song
	D. Vì nhờ có gương ta nhìn thấy các vật ở xa
Câu 9: Âm phát ra càng cao khi:
	A. Độ to của âm càng lớn
	B. Thời gian để thực hiện một dao động càng lớn
C. Tần số dao động càng tăng
D. Vận tốc truyền âm càng lớn
Câu 10: Âm phát ra càng to khi 
	A. Nguồn âm có kích thước càng lớn
	B. Nguồn âm dao động càng mạnh
	C. Nguồn âm dao động càng nhanh
	D. Nguồn âm có khối lượng lớn
Câu 11: Hãy chọn câu đúng
	A.Âm không thể truyền qua nước
	B.Âm không thể phản xạ
	C.Âm truyền nhanh hơn ánh sáng
	D.Âm không thể truyền trong chân không
Câu 12: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi 
Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra
Âm phát ra và âm phản xạ đến tai cùng một lúc
Âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ
Âm phản xạ gặp vật cản
III.Trả lời câu hỏi và bài tập
Câu 13: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại.
.................
.................
.................
................
Câu 14: Cho một điểm S đặt trước gương phẳng và điểm A đặt trước gương (hình vẽ)
	a.Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh)
	b.Vẽ tia tới BI cho một tia phản xạ đi qua điểm A ở trước gương 
	A .	
	S .	
Ngày soạn 18/1/2014.Ngày dạy :20/1/2014.
TIẾT 19: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức: -Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật 
 bị nhiễm điện do cọ xát.
 - Nêu được hai biểu hiện của các vật nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện .
 2.Kỹ năng: - Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế
- Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
 3.Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
II. CHUẨN BỊ: GV:Giáo án .Mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông (thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 130 x 250 mm, 1 quả cầu nhựa xốp (hoặc bấc) đường kính 1 hoặc 2 cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa kích thước 150 x 150 mm, , 1 số mẫu giấy vụn, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1.Tổ chức huống học tập. 
GV: Đặt vấn đề: Vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em có cảm thấy hiện tượng gì? Trong tự nhiên hiện tượng sấm sét -> hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
HOẠT ĐỘNG 2:Làm thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
Y/c HS đọc thí nghiệm 1, nêu các dụng cụ thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm. 
-Các lưu ý trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh ni lông, thanh thủy tinh lại gần giấy vụn, quả cầu xốp để kiểm tra xem đã có hiện tượng gì xẩy ra chưa ?
 GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách cọ xát. 
-Khi đưa mảnh nhựa sau khi đã cọ xát đến gần giấy vụn thì có hiện tượng gì xẩy ra.? 
I. Vật nhiễm điện:
Thí nghiệm 1: 
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.
HOẠT ĐỘNG 3: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát có thể hút các vật khác ? 
-GV hướng dẫn học sinh theo dỏi thí nghiệm ? 
lại hiện tượng để hoàn thành kết luận 2.
.-Vật nhiễm điện có khả năng gì?
Thí nghiệm 2: (SGK)
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng đèn bút thử điện.
Kết luận chung:
Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện, các hiện tượng đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
HOẠT ĐỘNG 4:Vận dụng
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 và C3
II. Vận dụng:
C1.
C2.
C3.	
 Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà :
- Để một vật bị nhiễm điện ta làm cách nào?
- Một vật khi bị nhiễm điện thì có khả năng gì?
-Gọi một HS đọc mục có thể em chưa biết 
-Khi nào có hiện tượng sấm ,sét ?
-Hiện tượng này có lợi hay có hại ?
GV bổ sung: Có lợi :Giúp điều hòa klhis hậu ,gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ sung vào khí quyển ..
-Có hại :phá hủy nhà cửa và các công trình ảnh hưởng đến tính mạng của con người và sinh vật ,tạo ra khí độc hại 
-Để giảm tác hại của sét người ta xây dựng các cột thu lôi.
-Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 17.1-> 17.5 ở SBT.
- Chuẩn bị bài học mới.
- RÚT KINH NGHIỆM : Ngày soạn : .2.2014.Ngày dạy : .2.2014.
Tiết 20: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích 
 cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. 
 Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các 
 êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa 
 về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích
 dương thiếu êlectrôn.
 2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
 3.Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ: GV:Bảng phụ 
 Mỗi nhóm: Hai mảnh ni lông, 1 bút chì gỗ hay nhựa, 1kẹp nhựa, 1mảnh dạ hoặc len,1mảnh lụa ,1thanh thủy tinh hữu cơ kích thước, 2đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước 1mũi nhọn đặt trên đế nhựa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
. 1.Kiểm tra bài cũ 
-Có thể làm cho một vật bị nhiễm điện bằng cách nào? 
-Vật nhiễm điện có khả năng gì?
2.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1:Tổ chức tình huống học tập
GV: Đặt vấn đề: (SGK). 
HS theo dõi nắm nội dung vấn đề.
HOẠT ĐỘNG 2:Làm thí nghiệm tạo hai vật nhiễm điện cùng loại và 
tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng
Yêu cầu học sinh đọc và làm thí nghiệm 1:
Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm.
1.GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra với 2 tấm ni lông.
-Hiện tượng :Trước khi cọ xát ?Sau khi cọ xát ?
Hai mảnh ni lông khi cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? 
2.Hiện tượng đối hai thanh đũa nhựa cùng loại?
Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không ?
_Qua các hiện tượng trên em hãy rút ra nhận xét ?
-GV bổ sung .Gọi 2 HS đọc lại nhận xét 
I.Hai loại điện tích. 
Thí nghiệm 1: 
+ Trước khi cọ xát hai mảnh ni lông không có hiện tượng gì.
+ Sau khi cọ xát hai mảnh ni lông đẩy nhau.
 =>Hai vật giống nhau cùng là ni lông cọ xát vào một vật do đó hai mảnh ni lông phải nhiễm điện giống nhau. 
Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô -> đẩy nhau.
 Nhận xét: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
HOẠT ĐỘNG 3:Thí nghiệm 2. Phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và 
mang điện tích khác loại
3-Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm H18.3.
- Khi chưa cọ xát đưa thanh nhựa đến gần thanh thủy tinh thì có hiện tượng gì xảy ra?
 -Khi cọ xát ở đầu thước nhựa vào vải khô rồi đưa lại gần thanh thủy tinh thì có hiện tượng gì?
-Cọ xát thanh nhựa vào vải khô ,cọ xát thanh thủy tinh vào len rồi đưa lại gần nhau thì chúng có hiện tượng gì? 
-Khi được cọ xát thì 2 vật đã bị nhiễm điện 
-Vì sao chúng nhiễm điện khác loại ?
-Nếu hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút nhau hay đẩy nhau?. 
-Rút ra nhận xét ?
Thí nghiệm 2: (SGK)
Nhận xét: Thanh nhựa sẩm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
HOẠT ĐỘNG 4:Hoàn thành kết luận về hai loại điện tích và lực tác dụng giữa chúng
Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận
Thông báo về quy ước điện tích.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1
Kết luận: 
Có hai loại điện tích :điện tích dương và điện tích âm .Mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau 
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử
-GV treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4
Yêu cầu học sinh đọc phần cấu tạo đơn giản của nguyên tử.
Nguyên tử được cấu tạo như thế nào?
II. Sơ lược cấu tạo nguyên tử: 
 (SGK)
HOẠT ĐỘNG 6:Vận dụng
Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi vận dụng.
III. Vận dụng:	
3 .Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà :
- Có mấy loại điện tích? 
- Khi nào các vật đến gần với nhau thì đẩy nhau, hút nhau?
-Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân .Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị hút vào đó .Do đó vừa giữ sạch môi trường vừa bảo vệ công nhân .
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài.
- Về nhà làm bài tập 18.1; 18.2; 18.3; 18.4 (SBT).
- Chuẩn bị bài học mới.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn :15/2/2014.Ngày dạy: 17/2/2014
 TIẾT 21: DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức:Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu 
 được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng. 
 Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận 
 biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. Mắc và kiểm tra 
 để đảm bảo một mạch điện 
 kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn điện.
 2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm, sử dụng bút thử điện
 3.Thái độ: Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
I. CHUẨN BỊ:
Cả lớp: Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 (SGK) 1 ắc quy.
Mỗi nhóm: Một số loại pin thật (mỗi loại 1 chiếc), 1 mảnh tôn kích thước khoảng
(80 x 80)mm, 1 mảnh nhựa kích thước khoảng (130 x 180)mm, 1 mảnh len.
1 bút thử điện thông mạch ( hoặc bóng đè

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12178483.doc