Giáo án Vật Lý 10 nâng cao

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm cơ bản: tính tương đối của chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, xác định vị trí của một chất điểm bằng tọa độ, xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm.

- Hiểu rõ là muốn nghiên cứu chuyển động của chất điểm, cần thiết là chọn một hệ quy để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng.

- Nắm vững được cách xác định tọa độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ trục tọa độ.

2. Kỹ năng

- Chọn hệ quy chiếu mô tả chuyển động.

- Chọn mốc thời gian, xác định thời gian.

- Phân biệt chuyển động cơ với chuyển động khác.

 

doc 125 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật Lý 10 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c định trọng tâm của vật
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (phút):Khảo sát điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực.Trọng tâm của vật rắn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Đặt câu hỏi cho HS.
Cân bằng của chất điểm.
Yêu cầu HS lên bảng vẽ.
Nhận xét các câu hỏi trả lời.
Cho HS tìm hiểu các khái niệm: vật rắn, giá của lực
Làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát thí nghiệm.
Nêu các câu hỏi .
Nhận xét các câu trả lời.
Giúp HS rút ra kết luận : điều kiện cân bằng của vật rắn, hai lực trực đối.
Làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát thí nghiệm. Nêu câu hỏi.
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm trọng tâm.
- Tìm hiểu khái niệm vật rắn, giá của lực?
Quan sát thí nghiệm H 26.1.
Trả lời câu hỏi:
Vật chịu tác dụng của những lực nào? So sánh giá, phương, chiều, độ lớn?
Vẽ hình minh họa.
Lấy các ví dụ thực tiễn?
- Nêu điều kiện cân bằng của hệ lực tác dụng lên chất điểm?
- Biểu diễn lực cân bằng trên hình vẽ?
Nêu điều kiện cân bằng?
Tìm hiểu khái niệm hai lực trực đối.
Phân biệt với hai lực cân bằng.
Quan sát thí nghiệm H 26.3, nhận xét về tác dụng của lực lên vật rắn khi trượt vectơ lực trên giá của lực?
Đọc SGK phần 3, trả lời câu hỏi: trọng tâm của vật là gì?
Quan sát H 26.4. Trả lời câu hỏi C1,C2
- Vật rắn là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kì của vật không đổi.
- Giá của lực: là đường thẳng mang vectơ lực.
1. Khảo sát thực nghiệm cân bằng:
a) Bố trí thí nghiệm: Hình 26.1
b) Quan sát:
- Hai sợi dây móc vào A và C nằm trên cùng một đường thẳng.
- Độ lớn của 2 lực và bằng nhau.
2. Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực:
Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối.
Chú ý:
-Hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
- Hai lực cân bằng: là hai lực trực đối cùng tác dụng vào một vật.
- Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.
- Vectơ trượt: vectơ biểu diễn lực tác dụng lên một vật rắn.
3. Trọng tâm của vật rắn:
Trọng tâm của vật rắn là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
Hoạt động 2 (phút): Tìm hiểu cân bằng của vật rắn treo ở đầu dây. Cách xác định trọng tâm của vật rắn phẳng mỏng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Nêu câu hỏi C1, C2.
Cho HS đọc sách, hướng dẫn rút ra kết luận.
Hướng dẫn HS cách xác định trọng tâm.
Nêu một số dạng đặc biệt, kiểm nghiệm lại.
Đọc SGK phần 4, trình bày kết luận.
Đọc SGK phần 5, xem H 26.6, trình bày cách xác định trọng tâm của vật rắn phẳng mỏng.
- Chú ý dạng đặc biệt trên H 26.7, kiểm tra lại.
4. Cân bằng của vật rắn treo ở đầu dây:Hình 26.4
Khi vật cân bằng, lực căng của sợi dây và trọng lực của vật rắn là hai lực trực đối.
Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G của vật.
Độ lớn của lực căng dây T bằng độ lớn của trọng lực P (trọng lượng) của vật.
5. Xác định trọng tâm của vật rắn:
a) Đối với vật rắn phẳng mỏng:
Dùng dây dọi để đánh dấu đường thẳng đứng AA’, BB’ trên vật.
Vậy G là giao điểm của 2 đường thẳng này.
b) Đối với vật rắn phẳng đồng tính:
Hình 26.6
- Trọng tâm trùng với tâm đối xứng.
- Trọng tâm nằm trên trục đối xứng.
c) Chú ý:
Vị trí trọng tâm phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật, có thể nằm trong hay ngoài vật. Hình 26.7
Hoạt động 3 (phút): Tìm hiểu cân bằng của vật rắn trên giá đỡ nằm ngang.Các dạng cân bằng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho HS đọc sách, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS giải thích.
-à điểm đặt của trên mặt phẳng ngang.
Cho HS đọc sách để rút ra điều kiện.
Cho HS thảo luận, trình bày các dạng cân bằng.
- Quan sát H 26.8. Trả lời câu hỏi tại sao quyển sách nằm yên?
- Đọc phần 6, xem H 26.9, H 26.10, nêu điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế?
- Xem hình H 26.11, đọc phần 7 trình bày các dạng cân bằng? Lấy ví dụ?
- Ghi nhận kiến thức: điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực, cách xác định trọng tâm, nhận biết các dạng cân bằng.
6. Cân bằng của vật rắn trên giá đỡ nằm ngang:
Đặt vật rắn trên giá đỡ nằm ngang thì trọng lực ép vật vào giá đỡ, vật tác dụng lên giá đỡ một lực, giá đỡ tác dụng phản lực lên vật. Khi vật cân bằng:
 (trực đối).
Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các điểm tiếp xúc.
Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế: Đường thẳng đứng qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.
7. Các dạng cân bằng:
a) Cân bằng bền: vật tự trở về vị trí cân bằng khi ta làm nó lệch khỏi vị trí cân bằng .
b) Cân bằng không bền: vật không tự trở về vị trí cân bằng khi ta làm nó lệch khỏi vị trí cân bằng.
c) Cân bằng phiếm định: vật cân bằng ở v ị trí m ới khi ta làm nó lệch khỏi vị trí cân bằng.
Hoạt động 4(phút): vận dụng củng cố.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu câu hỏi bài tập 1 SGK Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
HS trình bày đáp án.
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1, 5(SGK); bài tập 1 (SGK).
Hoạt động 5 (phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài tập về nhà: 3.1,3.2,3.3.
Yêu cầu : HS chuẩn bị bài sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
IV.Rút kinh nghiệm:
.
Soạn ngày 
Tiết 38
Bài 27 .CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biết cách tổng hợp lực đồng quy tác dụng lên cùng một vật rắn.
- Nêu được điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song.
2.Kỹ năng:
- Biết cách suy luận dẫn đến điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song.
- Trình bày được thí nghiệm minh họa.
- Vận dụng điều kiện cân bằng để giải một số bài tập.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Biên soạn các câu hỏi để kiểm tra bài cũ, củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm theo nội dung câu hỏi 1-3 SGK.
- Chuẩn bị các thí nghiệm H 26.3.
2.Học sinh
- Ôn tập quy tắc hình bình hành lực tác dụng lên chất điểm.
3.Gợi ý ứng dụng CNTT
- GV có thể biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng.
- Chuẩn bị những hình ảnh cân bằng của các vật.
- Mô phỏng các lực cân bằng
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Đặt câu hỏi cho HS.
Cho 1 HS vẽ hình.
Nhận xét các câu trả lời.
Hoạt động 2 (phút): Tìm hiểu quy tắc hợp hai đồng quy.
Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi. Có thể cho HS thảo luận.
Hướng dẫn HS vẽ hình.
Nhận xét các câu trả lời.
Nêu quy tắc hình bình hành lực?
Vẽ hình biểu diễn.
Nhận xét trả lời của bạn
- Đọc SGK phần 1, xem hình H27.1, trả lời các câu hỏi:
*Thế nào là hai lực đồng quy?
*Nêu các bước để tổng hợp hai lực đổng quy? Vẽ hình minh họa?
- Xem hình H27.2 đưa ra các điều cần chú ý và khái niệm hai lực đồng phẳng.
1. Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy: Hình 27.1
Hai lực đồng quy: hai lực tác dụng lên cùng một vật rắn, có giá cắt nhau tại một điểm.
Để tổng hợp hai lực đồng quy ta làm như sau:
Trượt hai lực trên giá của chúng cho tới khi điểm đặt của hai lực là I.
Áp dụng quy tắc hình bình hành, tìm hợp lực của hai lực cùng đặt lên điểm I.
Hoạt động 3 (phút): tìm hiểu cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu HS tìm hiểu SGK, xem hình vẽ.
Gợi ý cách trình bày đáp án.
Gợi ý cách chứng minh, nhận xét kết quả.
Làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, kiểm tra lại các kết quả vừa thu được ở trên.
Xem hình H27.3, trình bày cách suy luận trong SGK để đưa ra điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song.
Ghi nhận công thức(27.1), chứng minh rằng 3 lực này phải đồng phẳng?
Quan sát thí nghiệm theo H 27.1, kiểm nghiệm lại kết quả ở trên:
Ba lực đồng quy, đồng phẳng và thỏa mãn công thức(27.1).
Trả lời câu hỏi C1 SGK.
Ghi nhận kiến thức: quy tắc tổng hợp hai lực, ba lực đồng quy, đồng phẳng
2. Cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song:
a) Điều kiện cân bằng:Hình 27.3
Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là hợp lực của hai lực bất kỳ cân bằng với lực thứ ba. 
(Nói cách khác ba lực phải đồng phẳng và đồng quy và có hợp lực bằng không)
b) Thí nghiệm minh hoạ:
Hoạt động 4 (phút):vận dụng, củng cố:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu: Nêu câu hỏi.Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
Nêu câu hỏi, yêu cầu HS xem H 27.5.
Cho HS xem phần 3. Gợi ý cách biểu diễn và chú ý.
à điểm đặt của trên mặt phẳng nghiêng.
Xem phần 3, tìm cách biểu diễn các lực tác dụng lên vật hình hộp nằm trên mặt phẳng nghiêng? Đưa ra nhận xét.
Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1-3 (SGK); bài tập 1, 2 (SGK).
Làm việc cá nhân giải bài tâp 3 (SGK)
3. Ví dụ: Hình 27.6
Vật cân bằng trên mặt phẳng nghiêng chịu tác dụng 3 lực:
trọng lực đặt tại trọng tâm, có giá thẳng đứng hướng xuống.
lực ma sát có giá nằm trên mặt phẳng nghiêng.
Phản lực của mặt phẳng nghiêng.
à đặt tại A, không phải là tâm của diện tích tiếp xúc.
Hoạt động (phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu bài tập về nhà: 1,2,3 SGK.
Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
Những sự chuẩn bị cho bài sau.
IV.Rút kinh nghiệm:
.
Soạn ngày 
Tiết 39: BÀI TẬP
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của hai lực, ba lực.
- Biết cách làm bài tập vầ cân bằng của vật rắn chịu tác dụng lên cùng một vật rắn.
2.Kỹ năng:
- Biết cách suy luận dẫn đến điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai, ba lực không song song.
- Vận dụng điều kiện cân bằng để giải một số bài tập.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Biên soạn các câu hỏi để kiểm tra bài cũ, củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm theo nội dung câu hỏi 1-3 SGK.
2.Học sinh
- Ôn tập quy tắc hình bình hành lực tác dụng lên chất điểm.
Hoạt động 1 (phút) : Giải bài tập về phân tích lực .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Yêu cầu học sinh vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật.
 Hướng dẫn để học sinh phân tích lực thành hai lực nằm trên hai phương của hai sợi dây.
 Hướng dẫn để học sinh áp dụng hệ thức lượng trong tam giác từ đó tính ra góc a.
 Vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật.
 Phân tích lực thành hai lực thành phần trên hai phương của hai sợi dây.
 Ap dụng hệ thức lượng trong tam giác từ đó tính ra góc a.
Bài 1:trang 40.Phân tích lực thành hai lực và nằm dọc theo phương của hai sợi dây treo. Vì vật ở trạng thái cân bằng nên : F1 = P1 ; F2 = P2. Ap dụng hệ thức lượng trong tam giác thường ta có : P2 = P12 + P22 + 2P1P2cosa
→cosa = 
= = 0,5 →a = 60o
Hoạt động 2 (phút) : Giải bài tập về cân bằng của vật chị tác dụng của ba lực đồng quy .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh vẽ hình và xác định các lực tác dụng lên đầu A của sợi dây.
 Yêu cầu học sinh viết điều kiện cân bằng.
 Hướng dẫn để học sinh chiếu phương trình cân bằng lên các trục từ đó giải hệ phương trình để tính ra góc a.
Vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên đầu A của sợi dây.
 Viết phương trình cân bằng.
 Viết các phương trình chiếu.
 Giải hệ phương trình để tính góc a.
Bài 2 trang 40.
 Đầu A của sợi dây chịu tác dụng của 3 lực : Trọng lực lực kéo và lực căng của sợi dây.
 Điều kiện cân bằng : ++ = 
 Chiếu lên phương thẳng đứng, chọn chiều dương từ dưới lên ta có :
T.cosa - P = 0 (1)
 Chiếu lên phương ngang, chọn chiều dương cùng chiều với ta có :
F – T.sina = 0 (2)
 Từ (1) và (2) suy ra : 
tana = = 0,58
a = 30o
Hoạt động 3 (phút) : Giải bài tập về cân bằng của vật chị tác dụng của ba lực đồng quy .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh vẽ hình và xác định các lực tác dụng lên đầu O của chiếc cọc.
 Hướng dẫn để học sinh căn cứ vào hình vẽ để tính F3 và góc a
Vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên đầu O của chiếc cọc.
 Dựa vào hình vẽ xác định lực F3.
 Dựa vào hình vẽ xác định góc a.
Bài 3 trang 41.
 Đầu O của chiếc cọc chịu tác dụng của 3 lực : hướng nằn ngang, áp lực hướng thẳng đứng lên và lực căng hướng nghiêng xuống hợp với mặt đất góc a. Ta có : 
F3 = 
 = 291 (N)
 tana = = 1,67 => a = 59o
Hoạt động 4 (. phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Yêu cầu học sinh nêu phương pháp giải bài tập dạng cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của nhiều lực.
 Nêu phương pháp giải bài toán cân bằng của vật rắn.
IV.Rút kinh nghiệm:
.
Soạn ngày 
Tiết 40
Bài 28.QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG
CỦA MỘT VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA BA LỰC SONG SONG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Nắm vững được quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều và trái chiều cùng đặt lên vật rắn.
- Biết phân tích một lực thành hai lực song song tùy theo điều kiện của bài toán.
- Nắm được điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song và hệ quả.
- Có khái niệm về ngẫu lực và momen của ngẫu lực
2.Kỹ năng:
- Vẽ hình tổng hợp và phân tích lực.
- Rèn luyện tư duy logic.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Biên soạn các câu hỏi kiểm tra bài cũ ; củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm theo nội dung câu hỏi 1-3 SGK.
- Chuẩn bị thí nghiệm theo hình 28.1 SGK.
2.Học sinh
- Ôn tập kiến thức về lực, tổng hợp lực.
3.Gợi ý ứng dụng CNTT
- GV có thể biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng.
- Chuẩn bị những hình ảnh cân bằng của các vật.
- Mô phỏng các lực cân bằng theo các hình vẽ 
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu câu hỏi.
Yêu cầu một HS lên bảng trả lời vẽ hình
Nhận xét kết quả.
HS lên bảng trả lời vẽ hình.
Hoạt động 2 (phút): Tìm hiểu quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Nội dung
Cùng HS làm thí nghiệm.
Hướng dẫn lập bảng kết quả.
Gợi ý rút ra kết luận.
Yêu cầu HS trình bày quy tắc.
Cho HS thảo luận, hướng dẫn giải thích trọng tâm của vật rắn.
Cho HS xem hình vẽ.
Hướng dẫn phân tích.
Hướng dẫn giải bài tập SGK.
Nhận xét kết quả.
Trình bày quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều.
Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song?
Vẽ hình minh họa?
Quan sát thí nghiệm hình 28.1
Lập bảng kết quả.
Vẽ hình H 28.2.
Thảo luận đưa ra quy tắc tìm hợp lực của nhiều lực song song cùng chiều áp dụng giải thích trọng tâm của vật rắn?
Thảo luận: phân tích một lực thành hai lực song song.
Làm việc cá nhân:bài tập vận dụng phần 2. e) SGK. Thực hiện câu hỏi C1.
1. Thí nghiệm tìm hợp lực của hai lực song song:
- Hai lực song song cùng chiều và tác dụng vào thước tại O1 và O2.
- đặt tại O có tác dụng giống hệt tác dụng đồng thời của đặt tại O1 và đặt tại O2 với P=P1+P2
àlà hợp lực cùa và .
2. Quy tắc hợp lực hai lực song song cùng chiều:
a) Quy tắc: Hình 28.2
Hợp lực của hai lực và song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật rắn, là một lực song song, cùng chiều với hai lực có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó. F=F1+F2.
Giá của hợp lực nằm trong mặt phẳng của , và chia trong khoảng cách giữa hai lực này thành những đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó.
 (chia trong)
b)Hợp nhiều lực: 
Hợp lực tìm được sẽ là một lực song song cùng chiều với các lực thành phần, có độ lớn:
F=F1+F2+F3+...+Fn
Lí giải về trọng tâm vật rắn:
Chia vật rắn thành nhiều phần tử nhỏ, các trọng lực nhỏ tạo thành một hệ lực song song cùng chiều đặt lên vật. Hợp lực của chúng là trọng lực tác dụng lên vật có điểm đặt là trọng tâm của vật.
d) Phân tích một lực thành hai lực song song:
Có vô số cách phân tích một lực đã cho thành hai lực và song song. Khi có những yếu tố đã được xác định thì phải dựa vào đó để chọn cách phân tích thích hợp.
e) Bài tập vận dụng:
Một thanh sắt có khối lượng 50kg được kê bởi hai giá đỡ O1 và O2 ở hai đầu. Đường thẳng đứng qua trọng tâm G chia đoạn thẳng O1O2 theo tỉ lệ . Tính lực của thanh sắt đè lên từng giá đỡ.
Bài giải
Theo qui tắc hợp lực:
F = F1 + F2 ;
à F1 = 2/3 F = 2/3 .50.9,81=327N
F2 = 1/3 F = 163N
Hoạt động 3 (phút): Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song.Quy tắc hợp hai lực song song trái chiều.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu: HS xem hình vẽ, đọc phần 3 thảo luận về điều kiện cân bằng.
Gợi ý cách suy luận.
Nhận xét kết quả.
Cho HS xem hình, hướng dẫn suy luận tìm hợp lực của hai lực song song trái chiều.
Xem hình H 28.6 đọc phần 3 SGK, thảo luận rút ra điều kiện cân bằng:
Tổng hợp lực?
Chứng minh hệ ba lực đồng phẳng?
Phân tích điểm đặt của chúng?
Trình bày kết quả
Xem phần 4 SGK, xem hình 28.7, tìm cách suy luận để đưa ra quy tắc hợp hai lực song song trái chiều.
3. Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song:Hình 28.6
Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực , , song song là hợp lực của hai lực của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba 
4. Quy tắc hợp hai lực song song trái chiều:Hình 28.7
Hợp lực của hai lực song song trái chiều là một lực có các đặc điểm sau:
- song song và cùng chiều với lực thành phần có độ lớn lớn hơn lực thành phần kia ()
- có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần: F = F3 – F2
- Giá của hợp lực nằm trong mặt phẳng của hai lực thành phần, và chia ngoài khoảng cách giữa hai lực này thành những đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó.
 (chia ngoài)
Hoạt động 4 (phút): Tìm hiểu về ngẫu lực
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Cho HS tìm hiểu phần 5.
Hướng dẫn thảo luận đưa ra khái niệm ngẫu lực và momen ngẫu lực.
Nhận xét các ví dụ.
Xem hình H 28.8.
Thảo luận về tác dụng của ngẫu lực.
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay là momen ngẫu lực?
Lấy ví dụ minh họa.
5. Ngẫu lực:
- Ngẫu lực là hệ hai lực và song song ngược chiều, có cùng độ lớn F, tác dụng lên một vật, nhưng khác giá. Vd tuanơvit làm xoay đinh ốc.
- Ngẫu lực có tác dụng làm cho vật rắn quay theo một chiều nhất định.
- Ngẫu lực không có hợp lực.
- Momen của ngẫu lực đặc trưng cho tác dụng làm quay của ngẫu lực và bằng tích của độ lớn F của một lực và khoảng cách d giữa hai giá của hai lực M=F.d
Hoạt động 5 (phút): vận dụng, củng cố.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu: Nêu câu hỏi.Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dungcâu 1-3 (SGK).
Làm việc cá nhân giải bài tập 2(SGK)
Hoạt động 6 (..phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu bài tập về nhà:1, 2, 3 SGK.
Yêu cầu :HS chuẩn bị bài sau.
Ghi nhận kiến thức : Tổng hợp hai lực song song cùng chiều và trái chiều. Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song. Momen ngẫu lực.
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
Những sự chuẩn bị cho bài sau
IV.Rút kinh nghiệm:
.
Soạn ngày 
Tiết 41
Bài 29. MOMEN CỦA LỰC.
ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT RẮN CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH.
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biết được định nghĩa momen lực, công thức tính momen lực trong trường hợp lực vuông góc với trục quay.
- Biết điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.
- Vận dụng giải thích một số hiện tượng vật lí và một số bài tập đơn giản.
2.Kỹ năng:
- Phân tích lực tác dụng lên vật rắn.
- Vận dụng giải thích các hiện tượng và giải bài tập.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Biên soạn các câu hỏi kiểm tra bài cũ; củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm theo nội dung câu hỏi 1-4 SGK.
- Chuẩn bị thí nghiệm theo hình 29.3 SGK.
2.Học sinh
- Ôn tập các kiến thức về đòn bẩy.
3.Gợi ý ứng dụng CNTT
- GV có thể biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng.
- Chuẩn bị những hình ảnh cân bằng của các vật.
- Mô phỏng các lực cân bằng theo các hình vẽ 
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đặt câu hỏi cho HS. Cho HS lấy ví dụ.
Nhận xét các câu trả lời.
Quy tắc hợp lực của hai lực song song cùng chiều.
Momen ngẫu lực?
Hoạt động 2 (phút): Tìm hiểu tác dụng của một lực lên một vật rắn có trục quay cố định.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Cho HS đọc SGK, xem hình vẽ, thảo luận trả lời câu hỏi.
Nhận xét cách trình bày.
Rút ra kết luận
Đọc phần 1, xem hình H29.1
Thảo luận: Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trình bày kết quả?
- Quan sát thí nghiệm H 29.3
- Theo dõi kết quả thí nghiệm
1. Nhận xét về tác dụng của một lực lên một vật rắn có trục quay có định:
- Các lực có giá song song với trục quay hoặc cắt trục quay thì không có tác dụng làm quay vật.
- Các lực có phương vuông góc với trục quay và có giá càng xa trục quay thì tác dụng làm quay vật càng mạnh.
- Vậy, tác dụng làm quay của một lực lên vật rắn có trục quay cố định từ trạng thái đứng yên không những phụ thuộc vào độ lớn của lực mà còn phụ thuộc khoảng cách từ trục quay tới giá (cách tay đòn) của lực.
Hoạt động 3 (phút): Tìm hiểu định nghĩa momen của lực đối với trục quay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Cùng HS làm thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm.
Hướng dẫn HS rút ra kết luận.
Vẽ hình H 29.4, nêu câu hỏi C1.
Nhận xét các câu trả lời.
Cho HS đọc SGK.
Yêu cầu HS trình bày định nghĩa.
Nêu ý nghĩa vật lý của momen.
- Phát biểu quy tắc momen.
Cho HS xem hình, thảo luận.
Nêu câu hỏi C2.
Nhận xét kết quả.
- Nhận xét kết quả về tác dụng làm quay của lực để đưa ra khái niệm momen của lực. Xem hình H 29.4.
- Trả lời câu hỏi C1.
- Đọc phần 2.b, trình bày định nghĩa momen của lực.
- Đơn vị của momen lực? ý nghĩa vật lí của nó?
Đọc phần 4, mô tả hoạt động của cân đĩa, cuốc chim hình H 29.5,H 29.6
-Trả lời câu hỏi C2.
2. Momen của lực đối với một trục quay:
a) Thí nghiệm:
b)Momen của lực: Hình 29.4
Xét một lực nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay Oz. Momen của lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực và cánh tay đòn. M = F.d
- d: cánh tay đòn (tay đòn) là khoảng cách từ trục quay tới giá của lực (m)
- M: momen của lực (N.m)
3. Điều 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_10_NC.doc