Bài 33: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được sự phụ thuộc chiều dòng điện vào sự biến đổi đường sức từ
- Phát biểu được đặc điểm dòng điện xoay chiều.
- Bố trí thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều theo hai cách.
- Điều kiện chung xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
2. Kĩ năng: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
3.Thái độ: Ham hiểu biết, kiên trì, yêu thích môn học.
4. Hình thành năng lực cho học sinh: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: Đối với mỗi nhóm:
- 1 cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn led
- 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh 1 trục thẳng đứng.
- 1 mô hình cuộn dây quay trong từ trường tycủa nam châm
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài 33 SGK
Tuần: 21 Ngày soạn: 19/01/2018 Tiết: 41 Ngày dạy: 31/01/2018 Bài 33: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nêu được sự phụ thuộc chiều dòng điện vào sự biến đổi đường sức từ - Phát biểu được đặc điểm dòng điện xoay chiều. - Bố trí thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều theo hai cách. - Điều kiện chung xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. 2. Kĩ năng: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. 3.Thái độ: Ham hiểu biết, kiên trì, yêu thích môn học. 4. Hình thành năng lực cho học sinh: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên: Đối với mỗi nhóm: - 1 cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn led - 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh 1 trục thẳng đứng. - 1 mô hình cuộn dây quay trong từ trường tycủa nam châm 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài 33 SGK III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (6 phút) * Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tạo ra dòng điện cảm ứng? - GV nhận xét và cho điểm HS - GV đặt vấn đề vào bài như ở SGK 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (37 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu chiều của dòng điện cảm ứng (14 phút) Mục tiêu: Nêu được sự phụ thuộc chiều dòng điện vào sự biến đổi đường sức từ GV: Hướng dẫn h/s làm TN, động tác đưa NC vào ống dây, rút NC ra phải rứt khoát. HS: Làm TN hình 33.1-SGK GV: Yêu cầu HS quan sát hiên tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C1 HS: Quan sát ® trả lời câu hỏi C1 GV: Hãy so sánh số đst trong 2 trường hợp trên? HS: Trả lời GV: Chiều dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên có gì khác nhau HS: Trả lời GV: Khi nào dòng điện cảm ứng đổi chiều ? HS: Suy nghĩ ® trả lời GV: Kết luận theo nội dung SGK GV: Yêu cầu HS đọc mục 3_ tìm hiểu khái niệm dòng điện xoay chiều. HS: Đọc SGK: Nêu KN dòng điện xoay chiều. GV: Cho biết: Trên các dụng cụ điện có ghi AC 220V hoặc DC 60V thì AC có nghĩa là dòng điện xoay chiều, DC là dòng điện một chiều. * Rút kinh nghiệm: ........................................................................ ........................................................................ ........................................................................ I. Chiều của dòng điện cảm ứng. 1. Thí nghiệm C1: Khi đưa NC từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn LED sáng. - Khi đưa NC từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED kia sáng. - Dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên là ngược nhau (vì trong mỗi trường hợp chỉ có một đèn LED sáng, mà hai đèn mắc song song) 2. Kết luận (SGK/Tr 90) 3. Dòng điện xoay chiều - Dòng điện luân phiên đổi chiều được gọi là dòng điện xoay chiều. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện xoay chiều (16 phút) Mục tiêu: Bố trí thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều theo hai cách. GV: Yêu cầu HS phân tích hình 33.2 ® cho biết số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi ntn ? Chiều dòng điện cảm ứng có đặc điểm gì ? HS: Phân tích hình vẽ ® trả lời câu C2 GV: Dòng điện cảm ứng xuất hiện là dòng điện một chiều hay xoay chiều ? HS: Trả lời GV: Yêu cầu h/s làm TN kiểm tra dự đoán HS:Hđ nhóm làm TN ktra theo nhóm®rút ra KL GV: Yêu cầu h/s nghiên cứu câu C3 ® nêu lên dự đoán về chiều dòng điện cảm ứng trong cuộn dây ? Giaỉ thích ? HS: Nghiên cứu câu C3 ® nêu lên dự đoán GV: Làm TN hình 33.3, yêu cầu H/s quan sát hiện tượng xảy ra HS: Quan sát hiện tượng xảy ra GV: Yêu cầu h/s trả lời câu C3 HS: Trả lời câu C3 GV: TN trên có phù hợp với dự đoán không ? GV: Cho h/s phát biểu KL và giải thích thêm * Rút kinh nghiệm: ........................................................................ ........................................................................ ........................................................................ II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều 1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. C2: Khi cực N của NC lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây giảm. - Khi NC quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng là dòng điện xoay chiều. * TN kiểm tra. (Hình 33.2 SGK) 2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường * Thí nghiệm. (Hình 33.3 SGK) C3. Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 đến vị trí 2 thì số đường sức từ xuyện qua tiết diện S tăng, khi cuộn dây quay tiếp thì số đường sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S liên tục tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện là dòng điện xoay chiều. 3. Kết luận: SGK 3. Hoạt động luyện tập cũng cố kiến thức (2 phút) - Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm: -Hãy nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều ?- Gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ và có thể em chưa biết. 4. Hoạt động vận dụng Hoạt động 3: Vận dụng (7 phút) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời một số câu hỏi và bài tập đơn giản GV: Hướng dẫn hs làm TN theo nhóm hình 33.4_SGK ® trả lời câu C4 HS: Làm TN hình 33.4 SGK® trả lời câu C4 - GV nêu nội dung ƯPBĐKH: Dòng điện một chiều có hạn chế là khó truyền tải đi xa, việc sản xuất tốn kém và sử dụng ít tiện lợi. Dđ xoay chiều có ưu điểm hơn dđ một chiều và khi cần có thể điều chỉnh thành dòng điện một chiều bằng những thiết bị rất đơn giản. * Rút kinh nghiệm: ........................................................................ ........................................................................ ........................................................................ III. Vận dụng. C4. Khi khung dây quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung dây tăng. Trên nửa vòng tròn sau đó số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều đèn thứ 2 sáng. - Biện pháp: Tăng cương sản xuất và sử dụng dòng điện xoay chiều. Sản xuất các thiết bị chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để sử dụng cho các thiết bị điện một chiều 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................Tân Tiến, ngày tháng 11 năm 2016 Ký duyệt Hoàng Văn Nguyên ..............
Tài liệu đính kèm: