CHƯƠNG I : ĐIỆN HỌC
Tiết 1 – Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Nêu được dạng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa U, I từ số liệu thực nghiệm.
- Phát biểu được kết luận .
2. Về kĩ năng:
- Vẽ và sử dụng đồ thị của học sinh.
- Thu thập được thông tin từ đồ thị biêu diễn sự phụ thuộc của I vào U
3. Về thái độ:
- Rèn luyện tính độc lập, trung thực, tinh thần hợp tác trong học tập.
TRÒ NỘI DUNG Hoạt động1: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của loa điện (15’) - GV yêu cầu HS đọc phần a, tìm hiểu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm. - HS quan sát máy chiếu Có hiện tượng gì xảy ra với ống dây? Hiện tượng đó chứng tỏ điếu gì? - Di chuyển con chạy ống dây ntn? _ Loa điện được cấu tạo ntn? - GV cho HS quan sát cấu tạo của loa điện trên mô hình và tranh 26.2 - Chỉ rõ các bộ phận -> hoạt động - HS quan sát máy chiếu tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của loa điện Hoạt động 2: Rơle điện từ. (10’) - GV yêu cầu HS quan sát máy chiếu? - Rơle điện từ là gì? Chỉ ra các bộ phận chủ yếu của nó. - Nêu tác dụng của mỗi bộ phận? Hoạt động 3: Vận dụng (8’) - HS thảo luận nhóm trả lời C3; C4 - HS khác nhận xét. - GV chốt lại. - GV: ? Kể 1 số ứng dụng khác của nam châm? I – LOA ĐIỆN 1. Nguyên tắc hoạt động Loa điện hoạt động dựa vào tắc dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua a, Thí nghiệm: H26.1/ 70 b, Kết luận: - Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động - Tăng hoặc giảm I qua ống dây, ống dây chuyển động dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm 2. Cấu tạo của loa điện - Cấu tạo: (hình vẽ) - Hoạt động: (SGK) II – RƠLE ĐIỆN TỪ Rơle điện từ là 1 thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện. 1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ a, Cấu tạo: Chủ yếu gồm 1 thanh nam châm và 1 thanh sắt non. b, Nguyên tắc hoạt động: C1: Khi đóng khoá K, có dòng điện chạy qua mạch 1, nam châm điện hút sắt đóng mạch điện 2. II – VẬN DỤNG C3: đưa nam châm lại gần mắt để hút mạt sắt. C4: tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên làm thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S, làm cho mạch điện tự động ngắt. 4. Củng cố (4’) - Đọc ghi nhớ, “có thể em chưa biết” - GV chốt lai kiến thức trọng tâm của bài. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Học thuộc ghi nhớ, nắm vững hoạt động của loa điện - BTVN: 26 (SBT). - Đọc trước bài 27. Lực điện từ. Ngày soạn:20/11/2017 Tiết 30 Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Nêu được kết luận về từ trường tác dụng lực lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. - Phát biểu được quy tắc bàn tay trái, xác định chiêu của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy đặt trong từ trường đếu và không song với đường sưc từ. 2. Về kĩ năng: - Vẽ và xác định được chiều đường sức từ, lực điện từ, chiều dòng điện - Vận dụng được qui tắc bàn tay trái để xác định một trong 3 yếu tố khi biết hai yếu tố còn lại. 3. Về thái độ: Thấy được vai trò to lớn của Vật lí học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của GV& HS 1. GV: Máy chiếu (Nam châm chữ U, nguồn, dây dẫn, biến trở, giá thí nghiệm, ampe kế). 2. HS: Học bài, nghiên cứu trước nội dung bài mới. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (6’) *Kiểm tra: Nêu một thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ? (hình 22.1). * Đặt vấn đề: dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm. Ngược lại, nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề đó. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tác dụng của lực từ lên dây dẫn có dòng điện (13’) GV: Yêu cầu HS quan sát màn hình nêu - dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm - Quan sát TN nêu hiện tượng xẩy ra với dây dẫn AB? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì? HS trả lời C1 GV: Lực tác dụng lên dây dẫn AB làm dây dẫn AB chuyển động theo chiều nào thì đó là chiều của lực điện từ. - Thay đổi vị trí dây dẫn AB trong từ trường (dây AB đặt song song với đường sức từ) có hiện tượng gì xẩy ra không? - Từ thí nghiệm rút ra kết luận gì? - HS trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu chiều của lực điện từ, quy tắc bàn tay trái (13’) - Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào? - HS nêu dự đoán GV: Yêu cầu HS quan sát màn hình: Đổi chiều dòng điện qua dây dẫn hiện tượng gì xẩy ra? - GV: Vậy làm thế nào để xác định được chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện - GV :H 27.2 qui tắc bàn tay trái xác định chiều của lực điện từ . GV hướng dẫn HS vận dụng quy tắc BTT Hoạt động 3: Vận dụng (7’) - HS thực hành vận dụng quy tắc trả lời C2 -> C4. - GV giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn. - Các HS khác nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. I. TÁC DỤNG CỦA LỰC TỪ LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN 1. Thí nghiệm: (H27.1) - Đóng công tắc K, dây AB bị hút vào trong lòng nam châm (hoặc bị đẩy ra ngoài nam châm) C1: chứng tỏ đoạn dây dẫn AB chịu tác dụng của một lực nào đó. 2. Kết luận: * Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ II. CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ, QUY TẮC BÀN TAY TRÁI 1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc yếu tố nào? a, Thí nghiệm: (H27.1/ 73) - Đổi chiều dòng điện -> Chiều lực điện từ thay đổi. - Đổi cực nam châm -> Chiều lực điện từ thay đổi. b, Kết luận: * Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào: - Chiều dòng điện - Chiều đường sức từ 2. Quy tắc bàn tay trái: (SGK/ 74) III. VẬN DỤNG C2: Trong đoạn dây dẫn AB dòng điện có chiều đi từ B đến A. C3: Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên trên. C4: - Hình 27.5a: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều kim đồng hồ. - Hình 27.5b: Cặp lực điện từ không có tác dụng làm khung quay . - Hình 27.5c: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay ngược với 4. Củng cố (4’) - GV : Qua bài học này cần ghi nhớ gì. - y/c HS đọc ghi nhớ Hướng dẫn “Có thể em chưa biết”. - Chữa bài tập 27.1 và 27.2 (SBT). 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Học thuộc quy tắc bàn tay trái, vận dụng trong các trường hợp. - BTVN: 27.3 -> 27.5 (SBT). - Đọc trước bài 28. Động cơ điện một chiều. Ngày soạn:20/11/2017 Tiết 31 Bài 28: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều. - Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện. - Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng khi động cơ điện hoạt động. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành thí nghiệm. - Kỹ năng vận dụng quy tắc bàn tay trái. 3. Về thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận trong thực hành thí nghiệm. - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của GV& HS 1. GV: + 01 Mô hình động cơ điện một chiều, có thể hoạt động được với nguồn điện 6V. + 01 nguồn điện 6V. 2. HS: Học bài, nghiên cứu trước nội dung bài mới. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (6’) *Kiểm tra: - Phát biểu quy tắc bàn tay trái ? - Làm bài tập 27.3 ( SBT - 162) - Có lực từ tác dụng lên cạnh BC của khung dây không ?Vì sao ? * Đặt vấn đề: Nếu đưa liên tục dòng điện vào trong khung dây thì khung dây sẽ liên tục chuyển động quay trong từ trường của nam châm, như thế ta sẽ có một động cơ điện một chiều. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi nghiên cứu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều (15’) - GV quan sát H 28.1( SGK - 76) kết hợp với mô hình - Nêu các bộ phận chính của động cơ điện một chiều ? - Tác dụng của từng bộ phận? GV: Động cơ hoạt động dựa tren tác dụng nào củadòng điện? GV yêu cầu học sinh thực hiện C1. C1: Lực từ tác dụng lên đoạn AB và CD của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được biểu diễn như hình vẽ. C2? Có hiện tượng gì xảy ra khi đó ? - Cặp lực điện từ vừa vẽ được có tác dụng gì đối với khung dây ? C2: Khung dây sẽ quay do tác dụng của hai lực. GV: Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - Nhắc lại: Động cơ điện một chiều có các bộ phận gì ? nó hoạt động dựa theo nguyên tắc nào ? Hoạt động 2 : Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện (5’) - Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? - HS thảo luận và trả lời. Hoạt động 3 : Vận dụng (12’) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời C5, C6, C7 vào vở. HS: Thực hiện. Gọi lần lượt HS trả lời miệng C5, C6, C7. GV chốt lại kiến thức. I. NGUYÊN TẮC CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU. 1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều: + Nam châm. + Khung dây (cuộn dây) . + Bộ góp điện. 2. Hoạt động của động cơ điện một chiều: - Dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng địên chạy qua đặt trong từ trường. C3: 3) Kết luận Động cơ điện một chiều có 2 bộ phận chính: + Nam châm (bộ phận đứng yên) tạo ra từ trường . + Khung dây(cuộn dây) dẫn có dòng điện chạy qua ( bộ phận quay) * Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto. - Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường dưới tác dụng của lực điện từ làm khung dây quay. III. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN. - Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá điện năng thành cơ năng. IV. Vận dụng: C5: Dựa vào quy tắc bàn tay trái => khung quay ngược chiều kim đồng hồ. C6: Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện . C7: Động cơ điện có mặt trong các dụng cụ gia đình phần lớn là động cơ điện xoay chiều như quạt điện, máy bơm, động cơ trong máy khâu, trong tủ lạnh, máy giặt.... Ngày nay, động cơ điện một chiều có mặt trong phần lớn các bộ phận quay của đồ chơi trẻ em. 4. Củng cố (5’) - GV: + Nêu các bộ phận chính của động cơ điện một chiều ? + Động cơ điện một chiều hoạt động như thế nào ? + Khi hoạt động động cơ điện một chiều điện năng được chuyển hoá thành dạng năng lượng nào? - GV: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ. - HS đọc lại phần Ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Xem lại nội kiến thức của bài. - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Làm bài tập 28 (SBT) - Chuẩn bị cho giờ sau: Thực hành. Ngày soạn:25/11/2017 Tiết 32 BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Vận dụng được quy tắc nắm bàn tay phải xác định được chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với dường sức từ hoặc chiều đường sức từ(chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố nói trên. 2. Về kĩ năng: Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ cách suy luận lô gíc, biết vận dụng kiến thức vào thực tế. 3. Về thái độ: - Rèn tính nghiêm túc, chấp hành đúng các quy tắc về an toàn trong sử dụng các thiết bị điện trong thí nghiệm. II. Chuẩn bị của GV& HS 1. GV: Chuẩn bị một số dạng bài tập. 2. HS: ôn tập quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra *Kiểm tra: 15 phút - Phát biểu quy tắc bàn tay trái ? - Xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều đường sức từ và tên cực từ trong các trường hợp sau? Nội dung BT số 2-SGK trang 83 * Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ, còn quy tắc bàn tay phải dùng để xác định chiều của lực điện từ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vận dụng những kiến thức đó để làm một số bài tập. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Bài tập 1 (10’) GV: yêu cầu HS vận dụng quy tắc để thực hiện bài 1 sgk tr 82. - Xác định được tên cực của ống dây. - Xét tương tác giữa ống dây và nam châm. => Hiện tượng. - Đổi chiêù dòng điện qua ống dây, thì có hiện tượng gì sảy ra? GV: Vẽ lại hình vẽ. HS: đổi chiều dòng điện trên hình-> xác định lại từ cực -> Nhận xét sự tương tác giữa ống dây và nam châm -> hiện tượng? - Qua nội dung bài tập 1, chúng ta cần ghi nhớ nội dung kiến thức nào? Và rèn luyện kĩ năng gì? GV: Khẳng định lại: - Nắm chắc và thuộc quy tắc nẵm bàn tay phải. Có kĩ năng thành thạo xác định từ cực của ống dây khi biết chiều của đường sức từ. Hoạt động 2: Bài tập 2 (12’) Nội dung kiểm tra 15 phút GV: yêu cầu HS dọc nôi dung bài tập 2 sgk tr 83. HS: Đọc. GV: Treo bảng phụ vẽ sẵn hình 30.2 sgk tr 83 lên bảng. - để xác định chiều của lực từ( chiều của dòng điện) tác dụng lên dây dẫn trong hình ta làm như thế nào? Vận dụng quy tắc nào? HS: Trả lời. GV: yêu cầu HS thực hiện BT 2. GV: yêu cầu HS dưới lớp nhận xét. Hoạt động 3: Bài tập 3 (12’) GV: Vẽ hình 30.3 sgk tr 84 lên bảng - HS hoạt động cá nhân làm bài 3. HS: 1 HS lên bảng thực hiện. - Tóm lại: Giải bài tập vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải , bàn tay trái gồm những bước nào? Bài 1 (SGK - 82): N S S N a) Nhận xét: Nam châm bị hút vào ống dây. S N N S b) A B Nhận xét: Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa đầu B, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây S S S • • + N N N Bài 2 (SGK - 83): F F a) b) F c) Bài 3 (SGK - 83): a) Lực và được biểu diễn như hình vẽ: b) Quay ngược chiều kim đồng hồ. c) Khi có lực , có chiều ngược lại. Muốn vậy phải đổi chiều dòng điện trong khung dây hoặc đổi chiều từ trường. 4. Củng cố (5’) S S N N + Xác định chiều của lực điện từ lên dây dẫn có dòng điện chạy qua trên các hình vẽ sau: 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Xem lại các bài tập đã chữa. - Đọc trước bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Ngày soạn:26/11/2017 Tiết 33 Bài 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Làm được thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng địên cảm ứng. - Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. - Sử dụng được đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng địên từ. 2. Về kĩ năng: quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. 3. Về thái độ: nghiêm túc, trung thực trong học tập. III. Chuẩn bị của GV& HS 1. GV: Mỗi nhóm + 01 cuộn dây có gắn bóng đèn LED + 01 thanh nam châm thẳng. 2. HS: ôn tập quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (2’) *Kiểm tra: (lồng vào trong giờ học). * Đặt vấn đề: Ta đã biết muốn tạo ra dòng điện, phải dòng dòng điện là pin hoặc ac quy. Em có biết trong trường hợp nào không dùng pin hoặc ac quy mà vẫn tạo ra dòng điện được không? Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp (6’) - Quan sát H31.1chỉ ra các bộ phận chính của điamô xe đạp. - Dự đoán xem bộ phận nào tạo ra dòng điện? => II/. Hoạt động 2: Dùng nam châm để tạo ra dòng điện (22’) Quan sát H31.2 - Nêu nguyên tắc hoạt động của đèn LED? Hai đèn mắc song song ngược chiều có tác dụng gì? Chú ý + Cuộn dây dẫn phải được nối kín. + Động tác nhanh, dứt khoát. - Yêu cầu học sinh trả lời C1, C2. ( Không yêu cầu giải thích) - HS làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Quan sát hiện tượng=> Rút ra kết luận ? Chuyển ý: Nam châm điện có thể tạo ra dòng điện hay không? Quan sát H31.3 hoặc quan sát màn hình, nêu các dụng cụ cần thiết => tiến hành thí nghiệm. HS thảo luận nhóm => Trả lời C3. ( Khi đóng hay ngắt mạch điện thì từ trường của nam châm điện thay đổi như thế nào? - Qua thí nghiệm, em có nhận xét gì? Hoạt động 3: Hiện tượng cảm ứng điện từ (8’) Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK để hiểu về thuật ngữ: Dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ. Cho HS trả lời C4, C5. HS trả lời. HS khác nhận xét, GV nhận xét và chốt lại. I. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIAMÔ Ở XE ĐẠP. * Cấu tạo: + Bộ phận chính của điamô xe đạp là một nam châm và một cuộn dây có thể quay quanh trục. II. DÙNG NAM CHÂM ĐỂ TẠO RA DÒNG ĐIỆN. 1. Dùng nam châm vĩnh cửu: * Thí nghiệm: C1: Trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng khi: + Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây. + Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây. C2: Trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng. *Nhận xét 1: - Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi đưa một đàu của nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây và ngược lại 2) Dùng nam châm điện. *Thí nghiệm 2: C3: Dòng điện xuất hiện: + Trong khi đóng mạch điện hoặc ngắt mạch điện của nam châm điện. *Nhận xét 2: - Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi đóng hoặc cắt mạch điện.( Trong thời gian từ trường biến thiên) III. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ . C4: Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng xuất hiện. C5: Đúng là nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện. 4. Củng cố (5’ ) - GV: Thế nào là dòng điện cảm ứng? Thế nào được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. - y/c HS đọc phần “Ghi nhớ” (SGK - 86). 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Xem lại nội kiến thức. - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Làm bài tập (SBT) - Tự ôn tập lại các kiến thức đã học Ngày soạn:1/12/2017 Tiết 34: ÔN TẬP – BÀI TẬP I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Ôn tập lại kiến thức từ tiết 1 đến tiết 33. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tái hiện kiến thức cũ. 3. Về thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của GV& HS 1. GV: câu hỏi và bài tập. 2. HS: Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học ở học kì I. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (2’) *Kiểm tra: Lồng trong thời gian ôn. * Đặt vấn đề: Vậy là chúng ta đã nghiên cứu xong chương trình học kỳ I. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau hệ thống và củng cố lại tất cả các kiến thức đã học để chuẩn bị làm bài thi kiểm tra học kỳ I. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Ôn lý thuyết (15’) - Các kiến thức, công thức tính I, R, P , A, Q..? - NC có đặc điểm gì? - Thế nào là từ phổ, đường sức từ? - Ứng dụng của NC trong đời sống và kinh tế? - Nêu 2 quy tắc ...? (Lưu ý: Vận dụng giải BT) - Hiện tượng cảm ứng điện từ? Hoạt động 2: Bài tập (21’) Bài 1: Cho 2 đèn có R1 = 12; R2 = 8 hai đèn sáng BT khi được mắt nối tiếp với nhau và với 1 biến trở Rx. Cho I1 = I2 = 0,5A; U = 12V. a) Tính Rx. b) p = 1,1 . 10-6m ; S = 0,2mm2 = 0,2 . 10-6m2 Tính l = ? - GV yêu cầu HS đọc, tóm tắt bài tập. - Gọi 1 HS vẽ sơ đồ mạch điện, 1 HS PT sơ đồ mạch điện. - Biết R1, R2 muốn tính Rx cần biết thêm yếu tố nào? (Tính RAB = ) -Theo đầu bài XĐ IAB = ? l = ?được tính như thế nào? Lưu ý: đổi đơn vị đo Bài 2: (Bài 13.6 - SBT) Tóm tắt Khu dân cư có 500 hộ P = 120W t = 4.30 (h) a) Ptb =? b) T1 = ? (Trong 30 giây) c) T1 = ? T2 = ? Giá 700 đ/kw. I. LÝ THUYẾT: A- Chương I: Điện học Xem lại phần ôn tập chương I. B- Chương II: Điện từ học 1. Đặc điểm của NC. 2. Từ phổ, đường sức từ. 3. Chế tạo NC vĩnh cửu và NC điện dựa trên đặc điểm sự nhiễm từ của sắt, thép. 4. Ứng dụng của NC trong đời sống và kĩ thật. 5. Quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái và vận dụng. 6. Dòng cơ điện 1 chiều. 7. Hiện tượng cảm vứng điện từ và điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. II- BÀI TẬP Bài 1: Cho 2 đèn có R1 = 12; R2 = 8 hai đèn sáng BT khi được mắt nối tiếp với nhau và với 1 biến trở Rx. Cho I1 = I2 = 0,5A; U = 12V. a) Tính Rx. b) f = 1,1 . 10-6m ; S = 0,2mm2 = 0,2 . 10-6m2 Tính l = ? Giải Đ 1 Đ 2 Rx A B PT MĐ : (Đ 1 nt Đ 2) nt Rx a) Vì (Đ 1 nt Đ 2) nt Rx => IAB = I1 = I2 = 0,5A => RAB = Mặt khác: RAB = R1 + R2 + Rx => Rx = RAB -(R1 + R2) = 24 - (12+8)= 4() b) Từ CT: R = p.l/S =>l = R.S/p Thay số ta được: l = ĐS Bài 2: (Bài 13.6 - SBT) a) Công suất điện trung bình của cả khu dân cư Ptb = P .500 = 120 . 500= 60000(W) = 60(KW) b) Điện năng mà khu dân cư này SD trong 30 ngày là: A = Ptb . t = 60 . 4 . 30 = 7200 (KWh) c) Tiền điện mỗi hộ: T1 = (7200 : 500) . 700 = 10080 (đồng) Tiền điện của cả khu: T2 = 7200 . 700 = 5040000 (đồng) ĐS: a) 60(KW); b) 7200 (KWh) c) 5040000 (đồng) 4. Củng cố (5’) - Gv nhắc lại các kiến thức cần nhớ. - Giáo viên hướng dẫn bài 19 Bài 19: - Tính Qi = cm (); - Tính Q = ; t = 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Ôn lại kiến thức từ đầu năm học. - Xem lại các bài tập đã chữa. Ngày soạn:2/12/2017 Tiết 35 ÔN TẬP - BÀI TẬP I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức:Củng cố cho HS về hiện tượng cảm ứng điện từ, điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. 2. Về kĩ năng: Vận dụng được hiện tượng cảm ứng điện từ, điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để giải thích hiện tượng, giải bài tập. 3. Về thái độ: nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của GV& HS III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (3’) *Kiểm tra: - Thế nào là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng ntn ? - Nêu điều kiện xuất hiện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín ? * Đặt vấn đề: Ở các giờ học trước, chúng ta đã được nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ, điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng ... Hôm nay chúng ta sẽ cùng vận dụng những kiến thức đó để làm một số bài tập. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1:Chữa bài tập trong bài 31 (15’) Cho HS làm bài tập 31.1( SBT) - Có thể tạo ra dòng điện cảm ứng bằng cách nào. HS: Trả lời Bài tập 31.2 (SBT) HS đọc đề bài. GV cho HS trả lời miệng làm bài. Bài tập 31.3 (SBT) -Trong thí nghiệm ở hình 31.3 SGK làm thế nào có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín nếu để công tắc của nam châm điện luôn đóng. HS: Thảo luận và trả lời. Hoạt động 2: Chữa bài tập trong bài 32 (25’) Bài tập 32.1 (SBT) GV treo bảng phụ ghi săn đề bài tập lên bảng. Gọi 1HS lên bảng điền. HS lớp nhận xét. GV nhận xét, sửa sai(nếu có). Bài tập 32.2 (SBT) HS đọc đề bài. Trường hợp nào, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? HS: Chọn phương án C Bài tập 32.3 (SBT) - Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình 32.1 thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. HS: Trả lời. Bài tập 31.1 (SBT): Có thể tạo ra dòng điện cảm ứng bằng cách đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. Bài tập 31.2 (SBT): Có. Trường hợp nam châm quay quanh một trục t
Tài liệu đính kèm: