Giáo án Vật lý lớp 8 - Trường PTDTBT Đắk Long

CHƯƠNG I: CƠ HỌC

Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I. MỤC TIÊU

 1) Về kiến thức:

- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

- Nêu được ví dụ tính tương đối giữa chuyển động và đứng yên, biết xác định trạng thái của vật đối với vật làm mốc.

- Nêu dược ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp.

 2) Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tư duy vận dụng kiến thức lấy ví dụ.

 3) Về thái độ:

- Thái độ hợp tác, cẩn thận, kiên nhẫn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1) Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.

- Tranh vẽ hình H1.1, H1.2,H1.3.Bảng phụ ghi sẵn nội dung điền từ câu C6.

 2) Chuẩn bị của học sinh:

- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK.

 

doc 52 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 922Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 8 - Trường PTDTBT Đắk Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụ chứng tỏ khi chịu tác dụng của lực cân bằng vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên?
*Trả lời: HS tự lấy ví dụ.
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 6: 
LỰC MA SÁT
Giáo viên giới thiệu vào bài như phần mở bài trong SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực lực ma sát (18ph)
PP: Trực quan; thảo luận.
I. KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT? 
Kể tên các loại lực ma sát thường gặp? (HS Khá ; G)
Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt? Kể tên một số ví dụ?
HS lấy 3 VD. HS cả lớp nhận xét.
GV hỏi: Khi bắn bi trên mặt sàn, hòn bi có lăn mãi không => hình thành sự tồn tại của lực ma sát lăn.
HS : Quan sát, thảo luận trả lời..
GV cho HS quan sát hình 6.1 (SGK) 
Thảo luận cho biết trường hợp nào có lực ma sát trượt? Trường hợp nào có lực ma sát lăn ? (HS Khá; G)
Nhận xét gì về cường độ của ma sát trượt và cường độ của ma sát lăn.
Phát dụng cụ cho HS làm TN 6.2.
Khi chưa kéo số chỉ là bao nhiêu? lúc này xuất hiện lực nào chưa.
Khi kéo vật, tại sao vật chưa chuyển động? (HS Tb ; K)
Lực ma sát nghỉ lúc này có cường độ bằng bao nhiêu?
Tìm thêm Fms nghỉ trong thực tế đời sống.
1) Lực ma sát trượt:
Lực ma sát xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
VD: Khi phanh xe, bánh xe ngừng quay mặt lốp trượt trên đường xuất hiện ma sát trượt làm xe nhanh chóng dừng lại.
2) Lực ma sát lăn:
Lực ma sát lăn xuât hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. 
VD: có ma sát nên bi lăn một lúc rồi dừng lại.
3) Lực ma sát nghỉ:
Lực cân bằng với lực kéo ở thí nghiệm trên gọi là lực ma sát nghỉ.
Lực ma sát nghỉ giúp cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về ích lợi và tác hại của lực ma sát trong đời sông và kí thuật (10ph)
PP: Vấn đáp ; trực quan ; làm việc với SGK.
II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KÍ THUẬT
GV: Hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ trong SGK để tìm tòi, phát hiện các tác hại của ma sát và các biện pháp khắc phục.
HS: Làm việc theo nhóm để trả lời. 
Tìm cách khắc phục (HS Khá, G)
Cho HS quan sát các hình 6.4a,b,c, giới thiệu đó là những lợi ích của lực ma sát trong đời sông và kĩ thuật.
Yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác.
GV: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng cho HS ghi bài.
1) Lực ma sát có thể có hại:
C6: a) lực ma sát làm mòn đĩa. Cần phải tra dầu mỡ để làm giảm ma sát.
b) lực ma sát làm mòn trục => cản trở chuyển động. Cần thay bằng trục quay có ổ bi, khi đó lực ma sát giảm được 20 đến 30 lần lúc chưa có ổ bi.
c) lực làm giảm chuyển động của thùng. Cần dùng bánh xe để đẩy.
2) Lực ma sát có thể có lợi:
VD: Lực ma sát sinh ra giữa má phanh và vành xe khi thắng làm cho xe dừng lại được.
Hoạt động 4: Vận dụng (9ph)
PP: Thảo luận.
III. VẬN DỤNG.
Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu C8; C9.
Thảo luận trả lời.
C8: (HS Tb, Y).
C9: (HS Khá, G). Ổ bi có tác dụng thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn, nhờ đó làm giảm được lực cản lên các vật chuyển động, khiến cho các máy móc chuyển động dễ dàng góp phần đẩy nhanh sự phát triển CNH, HĐH của đất nước.
C8: a) ma sát là có lợi; b) ma sát là có lợi; c) ma sát là có hại; d) ma sát là có lợi; e) ma sát là có lợi.
C9: Ổ bi có tác dụng thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn, nhờ đó làm giảm được lực cản lên các vật chuyển động, khiến cho các máy móc chuyển động dễ dàng góp phần đẩy nhanh sự phát triển CNH, HĐH của đất nước.
 4) Củng cố (2ph)
 5) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (1ph)
 - Yêu cầu HS về học bài. 
	- Xem lại nội dung kiến thức từ đầu năm để tiết sau ôn tập.
 6) Rút kinh nghiệm:
	 + Ưu điểm: 	
	 + Tồn tại: 	
	 + Cách khắc phục: 	
Tuần: 7	Ngày soạn: 23/9/2017
Tiết: 7	Ngày dạy: 26/9/2017
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
 1) Kiến thức:
Củng cố hệ thống hoá kiến thức từ bài 1 đến bài 9. Khắc sâu một số kiến thức cơ bản về chuyển động cơ học (tính tương đối, vtb ... ) lực, quán tính và áp suất. 
 2) Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng giải bài tập.
 3) Thái độ:
Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp vấn đáp, tích hợp, hoạt động nhóm, luyện tập.
III. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên: 
Bảng tổng kết chương trình từ đầu năm học đến giờ.
 2) Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Ôn tập theo câu hỏi đã ra.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1) Ổn định lớp (1ph) 
GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (4ph)
Kiểm tra việc ôn tập ở nhà của học sinh.
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức (10ph)
PP: Luyện tập; vấn đáp.
I. Hệ thống kiến thức.
GV: Đưa ra hệ thống câu hỏi để củng cố ôn tập phần kiến thức đã học.
Yêu cầu HS trả lời.
Chuyển động cơ học là gì?
Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động?
Hãy nêu cách biểu diễn lực?
Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào?
Hãy nêu công thức tính áp suất chất rắn, nói rõ các đại lương trong công thức?
Chuyển động cơ học:
 - Sự thay đổi vị trí của một vật (So với vật khác theo thời gian) 
- Chuyển động đều: 
- Chuyển động không đều: vtb= S/t
 - Biểu diễn lực ta biểu diễn các yếu tố: 
 Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng (25ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
Bài 1: 
 HS trả lời câu hỏi:
 Do xe đang đi, đối với người ngồi trên xe thì vị trí cây bên đường thay đổi so với người và xe nên ta thấy cây bên đường chuyển động tương đối so với người và xe theo chiều ngược lại.
Bài 2: 
Tóm tắt
s1= 125m
t1= 25s
s2= 30m
vtb2 = 10,8km/h= 3 m/s
a) vtb1=? 
b) vtb=?
Bài làm:
Vận tốc trung bình trên đoạn đường đầu là: 
 vtb1= S1/t1= 125/25 = 5 (m/s)
b) Thời gian đi hết đoạn đường còn lại là: 
 vtb2= S2/t2
 suy ra t2 = S2/vtb2= 30/3 = 10 (s)
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
vtb=S/t 
 = (S1+S2)/(t1+t2)
=(125+30)/(25+10)=4,4 (m/s)
Đáp số: a) vtb1= 5 m/s 
 b) vtb= 4,4 m/s
HS diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hai hình:
Bài 1:
Người ngồi xe đang đi, ta thấy cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này?
GV: Định hướng:
Vật nào chọn làm vật mốc?
Vị trí của cây so với người như thế nào? 
Bài 2: 	
	Một người đi xe đạp 125m đầu hết 25s. Sau đó người ấy đi tiếp 30m với vận tốc10,8 km/h rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của người đi xe:
 a) Trên đoạn đường đầu.
 b) Trên cả quãng đường.
GV: Yêu cầu HS phân tích bài toán. Một HS khác tóm tắt?
Trên đoạn đường đầu vận tốc trung bình được tính bằng công thức nào? Quãng đường đầu dài bao nhiêu? thời gian để đi hết quãng đường đầu là bao nhiêu ? Yêu cầu HS áp dụng công thức để tính HS khác nhận xét .
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường được tính bởi công thức nào?
 (vtb=S/t)
S dài bao nhiêu? được tính như thế nào? các đại lượng đã biết chưa?
t được tính như thế nào? Thời gian đi trên đoạn nào đã biết, đoạn nào chưa biết? 
Vậy, muốn xác định được t ta cần tính được tg đi hết đoạn đường còn lại t2. t2 được tính bởi công thức nào?
vtb=(vtb1+vtb2)/2 có được không?
Vì sao? 
 4) Củng cố (4ph)
	GV củng cố kiến thức cơ bản trong bài.
 5) Dặn dò (1ph)
Về nhà ôn tập lí thuyết . 
Xem và giải lại các bài tập ,chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
 6) Rút kinh nghiệm:
	 + Ưu điểm: 	
	 + Tồn tại: 	
	 + Hướng khắc phục: 	
Tuần: 8	Ngày soạn: 1/10/2017
Tiết: 8	Ngày KT: 3/10/2017
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Đánh giá trình độ tiếp thu kiến thức của từng học sinh, điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng.
 2) Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học.
- Rèn kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế.
 3)Về thái độ:
- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đề, đáp án, thang điểm được duyệt theo đúng qui định.
- Phô tô đề cho học sinh làm.
 2) Chuẩn bị của học sinh: 
- Ôn tập theo đề cương ôn tập.
- Dụng cụ làm bài kiểm tra: bút, thước, máy tính bỏ túi, giấy nháp.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Kiểm tra, đánh giá.
IV. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
Ổn định lớp.
- GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
Tiến hành kiểm tra:
Hình thức kiểm tra: TNKQ: 30%
 TNTL: 70%
Nhận xét – Dặn dò – Hướng dẫn về nhà.
- GV nhận xét về thái độ làm bài của học sinh.
- Yêu cầu học sinh về tập giải lại các bài tập trong bài.
- Xem trước bài mới: Bài 7: Áp suất.
Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
 + Tồn tại: 	
 + Cách khắc phục: 	
Tuần: 9	 Ngày soạn: 8/10/2017
Tiết: 9	 Ngày dạy: 10/10/2017
Bài 7: ÁP SUẤT
I. MỤC TIÊU 
 1) Về kiến thức:
Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.
Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
 2) Về kỹ năng:
Vận dụng công thức 
Nêu cách làm đơn giản để tăng, giảm áp suất trong cuộc sống và vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
 3) Về thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần hợp tác.
Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Một chậu đựng cát mịn hoặc bột mịn.
Ba miếng kim loại khối hình hộp chữ nhật.
Bảng phụ 7.1.
III. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, thảo luận nhóm, thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1) Ổn định tổ chức (1ph)
GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (Không)
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt dộng 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 7: 
ÁP SUẤT
GV giới thiệu vào bài như phần mở bài trong SGK.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm áp lực (10ph)
PP: Vấn đáp.
I. Áp lực là gì?
Yêu cầu HS tham khảo SGK trả lời:Áp lực là gì?
HS: Tham khảo SGK trả lời (HS Tb, Y).
Yêu cầu HS thảo luận trả lời C1.
Nhận xét, chốt câu trả lời đúng cho HS ghi vở.
Ghi bài.
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C1: 
+ lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường.
+ Lực của tay tác dụng lên đầu đinh.
+ Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ.
VD: HS tự lấy.
Hoạt động 3: Tìm hiểu áp suất (18ph)
PP : Làm TN ; thảo luận.
II. ÁP SUẤT.
GV: Phát dụng cụ, hướng dẫn các nhóm làm TN. 
HS: Làm TN theo hướng dẫn của GV.
Treo bảng phụ cho HS điền thông tin.
Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN rút ra kết luận (C3).
Ghi kết quả TN vào bảng phụ 7.1/SGK.
Hoàn thành kết luận câu C3 (HS khá, G).
Giới thiệu về công thức và đơn vị của áp suất.
Nghe giảng, ghi bài.
GV: Nhận xét, chốt ý cho HS ghi bài.
1) Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
* Thí nghiệm: (SGK)
Áp lực (F)
Diện tích bị ép (S)
Độ lún (h)
F2 F1
S2 S1
h2 h1
F3 F1
S3 S1
h3 h1
* Kết luận: 
C3: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích mặt bị ép càng nhỏ.
2. Công thức tính áp suất:
 Trong đó:
p là áp suất; F là áp lực tác dụng; S là diện tích mặt bị ép.
* Đơn vị của áp suất là N/m2, hoặc là Pa (pascan)
1N/m2 = 1Pa
Hoạt động 4: Vận dụng (12ph)
PP: Thảo luận.
III. VẬN DỤNG
Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập vận dụng và câu C5.
BTVD: Tính áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế là 32cm2, tổng khối lượng của ghế và bao gạo đặt trên ghế là 64kg.
Làm bài tập vận dụng (HS Tb, Y). 
Nhắc lại cho HS kiến thức toán:
1m2 = 1000000 cm2 = 106 cm2.
Công thức: 
Làm C5. (HS khá, G)
Đổi 250cm2 = 250.10-6 m2.
+ Áp suất của xe tăng tác dụng lên mặt đường là:
+ Áp suất của ôtô tác dụng lên mặt đường là:
 Vì áp suất của ôtô lớn hơn rất nhiều so với áp suất của xe tăng nên ôtô khó đi ở những đường mềm.
BTVD: 
Đổi: 32(cm2) = 32.10-6 (m2)
Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất:
 trong đó: F = P = 10m = 10.64 = 640N.
Thay số: 
Đáp số: 20.106 Pa
C5:
Đổi 250cm2 = 250.10-6 m2.
+ Áp suất của xe tăng tác dụng lên mặt đường là:
+ Áp suất của ôtô tác dụng lên mặt đường là:
 Vì áp suất của ôtô lớn hơn rất nhiều so với áp suất của xe tăng nên ôtô khó đi ở những đường mềm.
 4) Củng cố (2ph)
 5) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (1ph)
Yêu cầu HS về nhà học bài, học Ghi nhớ/SGK .
Trả lời các BT 7.3 ; 7.14 trong SBT.
6) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
+ Tồn tại: 	
+ Cách khắc phục: 	
Tuần: 10	 Ngày soạn: 15/10/2017
Tiết: 10	 Ngày dạy: 17/10/2017
Bài 7: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG 
I. MỤC TIÊU 
 1) Về kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
 2) Về kỹ năng:
- Vận dụng được công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
 3) Về thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, có tinh thần hợp tác.
- Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên:
- Dụng cụ thí nghiệm H 8.4/SGK.
- Bảng phụ câu H 8.3; C7.
 2) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Dụng cụ: Chuẩn bị dụng cụ như hình 8.4/SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đặt vấn đề; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm, làm thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1) Ổn định tổ chức (1ph)
GV kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (4ph)
	*Câu hỏi: Thế nào là áp lực? Viết công thức tính áp suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức?
	*Trả lời:
	+ Áp lực là lực ép có phương vuông gốc với mặt bị ép.
	+ Công thức tính áp suất: 
 p=FS	
	Trong đó: p là áp suất (Pa); F là áp lực (N); S là diện tích mặt bị ép (m2).
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 7: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG 
Giáo viên tổ chức giới thiệu vào bài như phần mở bài trong SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất chất lỏng (18ph)
PP: Vấn đáp; trực quan.
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG.
Treo bảng phụ H 8.3 cho HS quan sát.
Hướng dẫn HS rút ra nhận xét về tác dụng của chất lỏng ở các điểm A, B, C.
Cá nhân trả lời (HS Khá, G).
Phát dụng cụ cho các nhóm làm TN 8.4
Quan sát GV làm TN. Rút ra nhận xét từ kết quả TN.
Nhận xét, chốt ý đúng cho học sinh ghi bài.
1) Thí nghiệm 1:(Sgk)
2) Thí nghiệm 2:(Sgk)
3) Kết luận:
Chất lỏng không chỉ tác dụng áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật chìm trong lòng chất lỏng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính áp suất chất lỏng (16ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận. 
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG.
Yêu cầu HS dựa vào công thức tính áp suất đã học để chứng minh công thức tính áp suất chất lỏng.
Làm việc nhóm theo yêu cầu của GV.
Yêu cầu HS trả lời C6.
Cá nhân trả lời (HS Tb).
Treo bảng phụ C7 cho HS làm.
Thảo luận làm C7 (HS Khá)
Lưu ý cho HS trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
HS : Làm bài tập 8.3/SBT: Áp suất tại điểm A là lớn nhất; tại điểm E là nhỏ nhất) (HS Khá ; G)
Công thức: p = d.h
Trong đó: p là áp suất ở đáy chất lỏng (Pa hoặc N/m2); d là trọng lượn riêng của chất lỏng (N/m3); h là chiều cao cột chất lỏng (m).
C6: Vì khi lặn xuống sâu thì nước biển tác dụng một áp suất lên đến hàng nghìn N/m2 do vậy người thợ lặn phải mặc bộ áo quần "đặc biệt" để tránh tác dụng của áp suất này.
C7: + Áp suất tác dụng lên đáy bình: p1 = d.h1 = 10000.1,2 = 12000(Pa)
+ Áp suát tác dụng lên điểm cách đáy bình 0,4m là: p2 = d.h2 (với h2 = 1,2 – 0,4 = 0,8m)
Vậy: p2 = d.h2 = 10000.0,8 = 8000(Pa)
Bài 8.3/SBT : Áp suất tại điểm A là lớn nhất; tại điểm E là nhỏ nhất.
 4) Củng cố (3ph)
 5) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (2ph)
 Yêu cầu HS về học bài theo vở ghi và phần Ghi nhớ về Áp suất chât lỏng.
Đọc trước nội dung phần III, IV để tiết sau học.
 6) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
+ Tồn tại: 	
+ Hướng khắc phục: 	
Tuần: 11	 Ngày soạn: 21/10/2017
Tiết: 11	 Ngày dạy: 24/10/2017
Bài 7: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
 1) Về kiến thức:
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
 2) Về kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng vật lí đơn giản trong đời sống.
 3) Về thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận trong giờ học, có tinh thần hợp tác trong khi thảo luận nhóm.
- Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Bảng phụ 8.6.
Tranh về máy thủy lực.
III. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1) Ổn định tổ chức (1ph)
GV kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (2ph)
* Câu hỏi: Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Giải thích các đại lượng có trong công thức?
*Trả lời: 
+ Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h
	 p là áp suất chất lỏng (Pa).
	d là trọng lượng riêng chất lỏng (N/m3).
	h là độ cao cột chất lỏng (m).
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 7: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU (Tiết 2)
 Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một úng dụng rất thông dụng được áp dụng nhiều trong đời sống, đó là nguyên tắc của bình thông nhau và máy nén thủy lực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau (16ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
III. Bình thông nhau.
GV: Nhắc lại kiến thức về áp suất chất lỏng.
GV: Yêu cầu HS dựa vào công thức p = d.h để làm C5 (HS Khá)
Giới thiệu cấu tạo bình thông nhau.
Giải thích: khi chất lỏng đứng yên thì áp suất tại các điểm A, B bằng nhau.
HS: Làm theo nhóm câu C5.
(a. ta có: pA = d.hA; pB = d.hB. Vì hA > hB nên pA > pB.
CM tương tự cho các trường hợp b và c ta có:b. pA < pB; c. pA = pB)
A
B
A
B
A
B
 a) pA > pB; b. pA < pB; c. pA = pB
GV : Hướng dẫn học sinh dựa vào kết quả câu C5 để rút ra kết luận về nguyên tắc bình thông nhau.
HS : Thảo luận dựa vào C5 để rút ra kết luận.
GV : Nhận xét, chốt ý đúng cho HS ghi bài.
C5: 
 a) pA > pB;
 b) pA < pB; 
c) pA = pB.
*Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
Hoạt động 3: Tìm hiểu máy thủy lực (12ph)
PP: Trực quan; thảo luận.
IV. Máy thủy lực.
GV: Treo cho HS quan sát mô hình máy thủy lực.
HS: Quan sát mô hình máy nén thủy lực.
GV: Yêu cầu HS kết hợp quan sát mô hình với SGK tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy thủy lực.
Làm việc theo nhóm để trả lời. 
+ Cấu tạo (HS Tb, Y).
+ Nguyên lí hoạt động (HS Khá, G).
1) Cấu tạo :
Gồm hai xi – lanh (một lớn, một nhỏ) chứa cùng chất lỏng được nối thông với nhau và được đậy kín bằng hai pít –tông.
2) Nguyên lí hoạt động:
Khi tác dụng một lực f lên pít – tông nhỏ có diện tích s, lực này gây ra áp suất p = f/s. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn đên pít – tông lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pít – tông này, với:
F = p.S = (f.S)/s
Hay: 
Như vậy: Diện tích S lớn hơn diện tích s bao nhiêu lần thì lực F sẽ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần.
Hoạt động 4: Vận dụng (10ph)
PP: Thảo luận.
V. Vận dụng.
Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu C8; C9; C10.
HS: Thảo luận trả lời.
C8: (HS Tb, Y).
GV hướng dẫn HS dựa vào nguyên lí của bình thông nhau để trả lời C8 và C9. Dựa vào công thức để làm câu C10.
HS: C9 + C10: (HS Khá, G).
C8: Ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn (dựa vào nguyên lí của bình thông nhau).
C9: Dựa vào nguyên lí bình thông nhau: một nhánh làm bằng chất liệu trong suốt, mực chất lỏng trong bình kín luôn luôn bằng mực chất lỏng mà ta nhìn thấy ở phần trong suốt. Thiết bị này gọi là ống đo mực chất lỏng.
C10: Ta có công thức: 
Thay số vào ta được: 
Suy ra: S = 50s.
 4) Củng cố (2ph)
- Gọi học sinh đọc ‘‘Ghi nhớ’’ và ‘‘Có thể em chưa biết’’.
- Giáo viên củng cố lại kiến thức của bài.
 5) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (1ph)
- Yêu cầu HS về học bài. Đọc trước nội dung ‘‘Bài 9. Áp suất khí quyển’’ để tiết sau học.
 6) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
+ Tồn tại: 	
+ Hướng khắc phục: 	
Tuần: 12	 Ngày soạn: 29/10/2017
Tiết: 12	 Ngày dạy: 31/10/2017
Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. MỤC TIÊU 
 1) Về kiến thức:
Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
 2) Về kỹ năng:
Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lí đơn giản thường gặp.
 3) Về thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận trong giờ học, có tinh thần hợp tác trong khi thảo luận nhóm.
Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
Một ống nhựa dài khoảng 10 – 15cm, tiết diện 2 – 3mm.
III. PHƯƠNG PHÁP
Đặt vấn đề, vấn đáp, làm TN, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1) Ổn định tổ chức (1ph)
GV kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (2ph)
*Câu hỏi: Nêu cấu tạo và viết công thức của máy thủy lực?
*Trả lời:
	+ Cấu tạo: Gồm hai xi – lanh (1 lớn; 1 nhỏ) chứa cùng 1 chất lỏng nối thông với nhau và được đậy kín bằng 2 pít – tông.
	+ Hoạt động: Khi tác dụng 1 lực f vào xi – lanh nhỏ, nhờ áp suất chất lỏng truyền nguyên vẹn lực F đến xi – lanh lớn .Ta có: f/F = S/s. 
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
GV giới thiệu bài như phần mở bài trong SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển (26ph)
PP: Vấn đáp; làm TN; thảo luận.
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
GV: Giới thiệu về lớp khí quyển của Trái Đất.
Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự tồn tại của khí quyển.
HS: Suy nghĩ trả lời.
Cho HS quan sát TN 9.2; 9.3.
HS: Quan sát. 
Thảo luận trả lời các câu C1 đến C4.
HS: Đại diện học sinh lên bảng trả lời. 
Cả lớp quan sát, bổ xung nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ xung câu trả lời của học sinh, chốt ý đúng cho học sinh ghi bài.
HS: Ghi bài.
 Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất chịu áp suất của không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.
1) Thí nghiệm 1:
C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.
2) Thí nghiệm 2:
C2: Nước sẽ chảy ra khỏi ống vì áp suất khí quyển bên trên cộng với áp suất của cột nước lớn hơn áp suất khí quyển bên dưới.
3) Thí nghiệm 3:
C3: Rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0.
+ Vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển làm hai bán cầu ép chặt vào nhau.
Hoạt động 3: Vận dụng (12ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
II. VẬ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12223028.doc