Giáo án Vật lý lớp 9 - Trường THCS Sơn Định - Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

Bài 8:

SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.

2. Kĩ năng :

- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.

3. Thái độ:

- Có tinh thần tự lập và đoàn kết trong làm việc, đảm bảo an toàn điện khi thực hành.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Giáo viên:

- Giáo án word.

- Cho mỗi nhóm hs: 2 dây điện trở có cùng chiều dài làm bằng cùng một loại vật liệu một nhưng có tiết diện lần lượt S1, S2(tương ứng với đường kính d1, d2);1 ampekế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A; Vôn kế GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V, 1 công tắc, 1 nguồn điện 6V; 7 đoạn dây nối mỗi đoạn 30 cm; 2 chốt kẹp nối dây.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 9 - Trường THCS Sơn Định - Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30-09-2017
Ngày dạy: 02-10-2017
Lớp: 9A
Tiết CT: 08
Bài 8:
SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.
2. Kĩ năng : 
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.
3. Thái độ: 
- Có tinh thần tự lập và đoàn kết trong làm việc, đảm bảo an toàn điện khi thực hành.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên: 
- Giáo án word.
- Cho mỗi nhóm hs: 2 dây điện trở có cùng chiều dài làm bằng cùng một loại vật liệu một nhưng có tiết diện lần lượt S1, S2(tương ứng với đường kính d1, d2);1 ampekế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A; Vôn kế GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V, 1 công tắc, 1 nguồn điện 6V; 7 đoạn dây nối mỗi đoạn 30 cm; 2 chốt kẹp nối dây.
2.Học sinh: - Nội dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:(1 phút). Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
GV: Gọi 02 học sinh:
- Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện, cùng chất liệu thì phụ thuộc vào chiều dài của dây dẫn đó như thế nào?
3. Tiến trình dạy học:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
ND DẠY HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:(2 phút)
- Các dây dẫn có thể được làm từ cùng một vật liệu, chẳng hạn như bằng đồng, nhưng có tiếp diện khác nhau, có dây tiết diện lớn, có dây tiết diện nhỏ. Nếu các dây dẫn này có cùng chiều dài thì điện trở của chúng phụ thuộc vào tiết diện như thế nào? để tìm hiểu chúng ta vào bài mới 
- HS làm theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 2: Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện:(10’)
 - Đề nghị hs nhớ lại kiến thức ở bài 7. Để xét sự phụ thuộc của R dây dẫn vào tiết diện thì phải sử dụng dây dẫn loại nào? 
- Đề nghị hs quan sát các mạch điện trong hình 8.1 và thực hiện lệnh C1.
Thông báo: Có các dây dẫn có cùng chiều dài l, làm cùng một vật liệu tiết diện S do đó chúng hoàn toàn như nhau có điện trở là R.
- Hãy tính điện trở tương đương R2 của hai dây trong hình 8.1 b; điện trở tương đương R3 của ba dây trong hình 8.1 c.
- Giới thiệu R1, R2, R3 trong các mạch điện hình 8.2 SGK và đề nghị hs thực hiện C2 
Khi chập sát lại vào nhau thành một dây dẫn duy nhất thì thì dây dẫn ở hình b có tiết diện là 2S, hình c có tiết diện là 3S vậy giữa R2 và R3 có mối liên hệ gì với tiết diện của nó?
- Đề nghị từng nhóm hs nêu dự đoán theo yêu cầu C2 và GV ghi lên bảng dự đoán đó .
- Các hs thảo luận xem cần phải sử dụng dây dẫn loại nào để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn phụ thuộc vào tiết diện của chúng.
- Làm việc tập thể trả lời lệnh C1.
+ Điện trở hình a: R1=R.
+ Điện trở tương đương hình b: 
+Điện trở tương đương hình c - Làm việc cá nhân trả lời C2: Dây dẫn làm cùng một vật liệu , cùng chiều dài dây dẫn có tiết diện lớn gấp mấy lần thì điện trở tương đương của dây dẫn đó nhỏ gấp bấy nhiều lần.
S2= 2S1 thì R2 = R/2 có nghĩa 
- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
I. Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn :
C1: R2=R/2, R3=R/3.
C2: Tiết diện tăng gấp hai lần thì điện trở giảm gấp hai lần R2=R/2.
- Tiết diện tăng gấp ba lần thì điện trở giảm gấp ba lần: R3=R/3.
Hoạt động 3: Thí nghiệm kiểm tra:(10’)
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm TN kiểm tra việc mắc mạch điện, đọc và ghi kết quả vào bảng 1 SGK trong từng lần TN. 
- Cho hs mắc mạch điện như hình 8.3.
- Lần 1: Mắc mạch điện như hình vẽ với dây dẫn có tiết diện là S1 (tương ứng có tiết diện đường kính d1) đọc và ghi kết quả vào bảng 1.
- Lần 2: Mắc mạch điện như hình vẽ với dây dẫn có tiết diện là S2 (tương ứng có tiết diện đường kính d2) đọc và ghi kết quả vào bảng 1.
- Sau khi tất cả các nhóm hoàn thành bảng 1 SGK, yêu cầu mỗi nhóm đối chiếu kết quả thu được với dự đoán đã nêu. Yêu cầu hs nhận xét về tỉ số:
 và so sánh tỉ số 
- Đề nghị một vài hs rút ra kết luận về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện của dây dẫn .
- Từng nhóm mắc mạch điện có sơ đồ nhừ hình 8.3 SGK tiến hành làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 1 SGK. 
 KQĐ
LTN
HĐT (V)
CĐDĐ
(A) 
R dây dẫn Ù
S1
U1=
I1=
R1=
S2
U2=
I2=
R2=
- Làm tương tự với dây dẫn có tiết diện S2 
- Tính tỉ số : và so sánh tỉ số từ kết quả bảng 1 SGK 
- Đối chiềú với dự đoán và rút ra kết luận. 
Kết luận: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây
II. Thí nghiệm kiểm tra :
1.Mắc mạch điện có tiết diện S1:
2.Thay tiết diện S1= S2 
3.Nhận xét:
4. Kết luận: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
Hoạt động 4: Vận dụng:(10’)
- Gợi ý cho hs trả lời C3:
+ Tiết diện của dây thứ hai lớn gấp mấy lần của dây thứ nhất? 
- Vận dụng kết luận trên đây so sánh độ lớn của hai điện trở của hai dây.
- Gợi ý hs trả lời C4: Tương tự như trên. 
- Từng hs trả lời C3: 
- Từng hs trả lời C4: =
III. Vận dụng:
C3: Ta có:
C4: Điện trở của dây dẫn thứ hai là:
= vậy
4. Củng cố bài học: 2’
- Cho hs trả lời câu hỏi: Muốn giải bài tập về vận dụng định luật ôm cho các loại đoạn mạch cần tiến hành theo mấy bước (Có thể cho hs ghi phần này như thông tin bổ sung)
5. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: (5’)
 	- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
 	- Cho hs đọc phần có thể em chưa biết.
 - Làm bài tập SBT.
b. Bài sắp học: 
Chuẩn bị bài học mới: Bài 9: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8 Ly 9.doc