Tiết 31 : THỰC HÀNH CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU
NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không.
2. Kĩ năng:
Biết dùng nam châm để xác định tên cực từ của ống dây có dòng điện chậy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây.
3. Thái độ:
Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả, biết xử lý và báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác các bạn trong nhóm, yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ:
Ngày soạn: 17/12/2017 Ngày dạy: 19/12/2017 Lớp: 9A Tiết CT: 31 Tiết 31 : THỰC HÀNH CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không. 2. Kĩ năng: Biết dùng nam châm để xác định tên cực từ của ống dây có dòng điện chậy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây. 3. Thái độ: Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả, biết xử lý và báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác các bạn trong nhóm, yêu thích môn học II.CHUẨN BỊ: 1. GV: hình vẽ bảng phụ Mỗi nhóm HS: - 1 nguồn 3V. - 1 nguồn 6V. - 2 đoạn dây dẫn một bằng thép, 1 bằng đồng dài 3,5m ; 0,4 mm. -2 ống dây loại 200 vòng và 300 vòng. -2 đoạn dây nilon dài 15cm. -1 công tắc, 1giá thí nghiệm, 1 bút d 2. HS: Mỗi HS chuẩn bị một báo cáo theo mẫu SGK. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp:- Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài học: HS1: Làm thế nào để cho một thanh thép nhiễm từ? Có những cách nào để nhận biết chiếc kim bằng thép đã bị nhiễm từ hay chưa? HS2: Nêu cách xác định tên từ cực của một ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy qua các vòng dây bằng một kim nam châm? 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Chuẩn bị thực hành -Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS: yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của các bạn trong nhóm. -Nêu tóm tắt mục tiêu cần làm của tiết thực hành?. - Nhắc nhở thái độ đoàn kết trung thực hợp tác và trật tự -Các nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo sự chuẩn bị ở nhà của các thành viên trong nhóm. -Xác định các mục tiêu của tiết thực hành - Trả lời các câu hỏi trong mẫu báo cáo Hoạt động 2: Thực hành chế tạo nam châm -Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết trình tự các bước thực hành. (cả bài). -Nhắc HS kiểm tra trước khi thực hành: đoạn thép và đồng có phải là nam châm không? -GV ghi tóm tắt các bước thục hành lên bảng. -Cho các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành theo nhóm - Theo dõi và uốn nắn hoạt động của các nhóm, giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn. Yêu cầu một HS tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 1 - Đến các nhóm theo dõi và uốn nắn hoạt động của các nhóm - Làm việc cá nhân nghiên cứu SGK để nắm vững nội dung thực hành. -Đại diện các nhóm nhận dụng cụ thực hành. - Làm việc theo nhóm: +Thử từ tính của hai đoạn dây thép và đồng. + Mắc mạch điện vào ống dây 200vòng, tiến hành chế tạo nam châm từ 2 đoạn dây thép và đồng : + Nối hai đầu ống dây với nguồn điện 3V đặt hai đoạn dây đồng và thép vào lòng ống dây từ 1 đến 2 phút + Thử từ tính để xác định đoạn dây nào đã trở thành nam châm: lấy hai đoạn dây ra khỏi ống dây lần lượt treo mỗi doạn nằm thăng bằng nhờ sợi chỉ không xoắn. Sau khi đứng yên nó nằm dọc theo phương nào + Nếu chúng đã định hướng Bắc Nam lại tiếp tục xoay 3 lần cho mỗi đoạn kim loại. + Ghi vào bảng báo cáo + Xác định cực từ nam châm vừa chế tạo dùng bút dạ đánh giá tên lực từ +Ghi vào bảng báo cáo I. Chế tạo nam châm: Hoạt động 3: Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện -Theo dõi và uốn nắn hoạt động của các nhóm. Chú ý hướng dẫn cách treo kim nam châm và theo dõi HS tự lực viết báo cáo thực hành. + Làm việc cá nhân nghiên cứu SGK để nắm vững nội dung thực hành phần 2: +Đặt ống dây 300 vòng nằm ngang, luồn qua lỗ tròn trên ống dây treo nam châm vừa chế tạo vào lòng ống dây sao cho nam châm song song với các mặt phẳng vòng dây +Làm việc theo nhóm tiến hành các bước của phần 2 trong tiến trình TH: - Đóng mạch điện quan sát hiện tượng: dựa vào chiều của nam châm trong lòng ống dây xác định tên cực từ của ống dây và chiều dòng điện chạy qua ống dây. Kiểm tra lại kết quả ghi lại vào bảng 2 -Đổi cực nguồn điện lặp lại công việc như trên. Ghi vào báo cáo + Từng HS ghi chép kết quả TH viết vào bảng báo cáo II. Nghiệm lại từ tính của ống dây: Hoạt động 4: Tổng kết tiết thực hành - Kiểm tra dụng cụ các nhóm nhận xét đánh giá sơ bộ kết quả và thái độ học tập - HS thu dọn và sắp xếp dụng cụ thí nghiệm Hoàn chỉnh bảng báo cáo và nộp cho thầy cô giáo 4. Củng cố bài học: Kiểm tra lại sản phẩm thực hành 5. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Học ôn phần lý thuyết qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái để tiết sau thực hiện tiết bài tập b. Bài sắp học: -Soạn 3 bài tập trang 82, 83, 84 SGK. HD:Bài 2 trang 82: . N S . N S + N S
Tài liệu đính kèm: