Giáo dục công dân 7 - Nguyễn Sĩ Điền

Câu 2: Em hãy chọn đúng.

Bạn An kể tên các cơ quan Nhà nước cấp cơ sở như sau:

a. HĐND xã (phường, thị trấn)

b. UBND xã (phường, thị trấn)

c. Trạm y tế xã (phường, thị trấn)

d. Công an xã (phường, thị trấn)

e. Ban văn hoá xã (phường, thị trấn)

f. Đoan TNCSHCM xã (phường, thị trấn) .

g. Mặt trận tổ quốc xã (phường, thị trấn)

h. Hợp tác xã dệt thành len.

i, Hợp tác xã nông nghiệp.

j. Hội cựu chiến binh.

k. Trạm bơm.

doc 104 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1627Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục công dân 7 - Nguyễn Sĩ Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững gia đình sau đây có ảnh hưởng đến con cái như thế nào?
- Gia đình bị phá vỡ (Bố, mẹ li thân hoặc ly hôn).
- Gia đình giáu có không chú ý đến con cái.
- Gia đình nghèo khó nhưng quan tâm đến con cái.
- Gia đình có chức có quyền.
- Gia đình có cha, mẹ làm ăn bất chính.
3. Bài mới: (tiết 2) 
Hoạt động 1: Rút ra bài học và ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
GV: Cho HS tự thảo luận.
HS: Ghi ý kiến vào phiếu học tập
Nội dung:
1. Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm những nội dung gì?.
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống là gì?.
3. Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Cần phên phán biểu hiện sai trái gì?
HS: Ghi câu hỏi vào phiếu học tập theo sự hướng dẫn của GV.
GV: Phân công theo dãy bàn, mỗi em chỉ trả lời một câu hỏi.
HS: Trả lời:
GV: Hết thời gian mời HS trả lời cá nhân.
HS: Lên bảng trình bày.
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Chốt lại bài học trên (bảng phụ)
HS: Ghi vào vở.
GV: Chuyển ý
2. Nội dung bài học
1. Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp về.
- Học tập
- Lao động
- Nghề nghiệp
- Đạo đức
- Văn hoá
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là:
- Bảo vệ
- Tiếp nối
- Phát riển
- Làm rạng rỡ truyền thống
3. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ để:
- Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh
- Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc.
4. Chúng ta phải:
- Trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống.
- Sống trong sạch, lương thiện
- Không bảo thủ, lạc hậu
- Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập
GV: Nêu bài tập: (Bảng phụ)
Nội dung:
?. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?. 
Vì sao?
1. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp.
2. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, t tiên.
3. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.
4. Không cần giữ truyền thống gia đình vì đó là những gì lạc hậu.
5. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
HS: Trình bày ý kiến cá nhân vào phiếu.
GV: Mời 1 HS trả lời, còn lại GV thu đại diện 5 bài nhanh nhất
GV: Chữa bài tập, cho điẻm HS khá nhất để động viên.
Bài tập
Đáp án: 1, 2, 5
4. Củng cố.
Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố bài học
GV: Cho HS giải thích các câu tục ngữ sau:
+ Cây có cội, nước có nguồn
+ Chim có tổ, người có tông.
+ Giấy rách phải giữ lấy lề.
HS: Thảo luận cả lớp
GV:+ Nhận xét, bổ sung
 + Cho HS làm tiếp bài tập thực hành
Nội dung:
 Em hãy kể về truyền thống của gia đình, dòng họ em; truyền thống trường ta?
GV: Tổng hợp ý kiến của HS và nhắc nhở các em tìm hiểu được nhiều ý hơn.
Gv: Tổng kết toàn bài:
Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của ông cha ta ngày trước. Lấp lánh trong mỗi trái tim chúng ta là hình ảnh "Dân tộc Việt Nam anh hùng". Chúng ta phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ thầy cô, học sinh để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn.
5. Dặn dò:
- Bài tập còn lại SGK
- Sưu tầm: Tranh ảnh, câu chuyện về truyền thống gia đình, dòng họ em
- Sưu tầm những câu ca dao ,tục ngữ nói về truyền thống gia đình và dòng họ
- Soạn và chuẩn bị bài 11: “Tự tin”
* Tư liệu tham khảo :
 Tục ngữ: 
- “Con hơn cha là nhà có phúc”
- “Chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”.
 Khẩu hiệu: -Vì nước quên thân, vì dân phục vụ:
ab&ab
Tiết 14 
Ngày soạn:28/10/2010
Bài 11: Tự tin
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là tự tin?
- ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.
- Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin
2. Thái độ:
- Tự tin vào bản thân và có ý vươn lên trong cuộc sống.
- Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải.
3. Kĩ năng:
 - Biết được những biểu hiện của tính tự tin ở những người xung quanh.
 - Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
B. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm
C. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh.
- Bài tập - Tình huống
- Ca dao, tục ngữ nói về lòng tự tin
- Tài liệu sách báo, tạp chí nói về truyền thống văn hoá.
D. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi:
1. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
2. Bản thân em đã và sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?
3 . Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a) Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. (Đ)
b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. (Đ)
c) Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.
d) Không cần giữ truyền thống gia đình vì đó là những gì lạc hậu.
e) Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.( Đ )
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Cho HS giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Có cứng mới đứng đầu gió.
HS: Giải thích:
Câu 1: Khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chin bước.
Câu 2: Nhờ có lòng tự tin và quyết tâm thì con người mới có khả năng và dám đương đầu với khó khăn và thử thách.
GV: Như vậy lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm lên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay để biết được điều này
Hoạt động 2:
Hướng dẫn tìm hiểu truyện: Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xing-ga-po
GV: Gọi 1 HS đọc truyện sau đó chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS cùng nhau thảo luận về các nội dung a, b, c SGK trang 34.
HS: Thảo luận sau đó lần lượt các nhóm của đại diện lên trình bày ý kiến.
GV: Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
GV: Hướng dẫn HS liên hệ thức tế.
 + Chia lớp thành bốn nhóm và yêu cầu HS cùng thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Nhóm 1 và 2: Nêu một việc làm mà bạn trong nhóm em đã hành động một cách tự tin.
- Nhóm 3 và 4: Kể một việc làm do thiếu tự tin nên không hoàn thành công việc.
HS: Cử đại diện lên trình bày.
1. Truyện đọc
1. Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh:
- Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát sét cũ kĩ.
- Không đi học thêm, chỉ học SGK, học sách nâng cao và học theo chương trình dạy tiếng Anh trên ti vi.Cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài.
2. Bạn Hà được đi du học ở nước ngoài là do:
- Là một học sinh giỏi toàn diện.
- Nói tiếng Anh thành thạo
- Đã vượt qua kì thi tuyển chon của người Xing-ga-po.
- Là người chủ động và tự tin 
3. Biểu hiện của sự tự tin ở bạn Hà
- Bạn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
- Bạn chủ động trong học tập: Tự học
- Bạn là người ham học
GV: Nhận xét phần trình bày của HS và kết luận: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáng tạo và làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học
GV: Đặt câu hỏi: 
?. Dựa vào nội dung câu truyện và phần thảo luận trên để rút ra bài học: Tự tin là gì? ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?
GV: ?. Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào?
2. Nội dung bài học
1. Tự tin là: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
2. ý nghĩa:
Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
3. Rèn luyện tính tự bằng cách:
- Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể
- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
GV: Chuẩn bị bài trên bảng phụ
 - Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu trong các câu hỏi trên.
HS: Thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy to. Hết thời gian thảo luận, các nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến, các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến
1. Hãy phát biểu ý kiến của em về các nội dung sau:
a. Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và không cần hợp tác với ai.
b. Em hiểu thế nào là tự học, tự lập, từ đó nêu mối quan hệ giữa tự học, tự tin và tự lập?
c. Tự tin khác với tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè, ba phải, a dua?.
GV: Định hướng
a. Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và không hợp tác với ai là không đúng vì: có ý kiến đóng góp, xây dựng của người khác sẽ có tác dụng lớn đến công việc. Sự hợp tác đúng sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh và kinh nghiệm.
b. Tự lực là tự làm lấy và giải quyết các công việc của bản thân mình.
c. Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa vào người khác.
d. Tự tin, tự lập, tự lực có mối quan hệ chặt chẽ, người có tính tự tin mới có tính tự lập, tự lực trong cuộc sống
Hoạt động 5: Luyện tập củng cố
HS: Làm việc cá nhân - Trình bày
GV: Để suy nghĩ và phát biểu ý kiến cá nhân.
 Để tự tin con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập không ngừng vươn lên nâng cao nh/thức và năng lực để có khả năng hành động một cách chắc chắn.
4. Dặn dò
- Nêu yêu cầu học và làm bài ở nhà.
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập a, c, d.
- Chuẩn bị nội dung thực hành tiết 15
* Tư liệu tham khảo
 Tục ngữ
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo 
- Có cứng mới đứng đầu gió
ab&ab
Tiết 15: 
Ngày soạn: 02/11/2010
Bài : Thực hành ngoại khoá
A - Mục tiêu cần đạt:
Làm cho hs hiểu sâu thêm về nội dung kiến thức đã học.
Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương.
Phát triển KT-XH; tệ nạn xã hội: môi trường.
Chủ yếu: Cho h/s liên hệ thực tế nội dung đã học, lấy ví dụ minh họa.
B - Phương pháp: 
 Đàm thoại, thảo luận, phân tích, chứng minh, giải quyết vấn đề.
C - Tài liệu, phương tiện: Sgk - Sgv; Tài liệu tham khảo, ca dao, tục ngữ.
D - Các hoạt động trên lớp:
1) ổn định lớp:
2) Kiểm tra:
3) Bài mới: Tiến hành thực hành;
Gv. đưa ra nội dung cho h/s thảo luận.
* Chủ đề:
+ Đạo đức và kỷ lụât.
+ Tôn sư trọng đạo.
+ Văn hóa giáo dục.
+ Trật tự an toàn giao thông ở địa phương.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội.
* Chủ điểm:
Các ngày lễ lớn trong năm.
M/đích của các ngày lễ lớn.
ý nghĩa của các ngày lễ đó.
GV: Cùng học sinh đàm thoại, thảo luận, phân tích từng nội dung, từng vấn đề.
4) Dặn dò:
GV: Hướng dẫn học sinh học tập.
Về nhà làm các bài bài tập .
Học tất cả nội dung bài học:
Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ.
Chuẩn bị nội dung bài sau. Thực hành ngoại khoá
ab&ab
Tiết 16: 
Ngày soạn: 12/11/2009
Bài : Thực hành ngoại khoá
A - Mục tiêu cần đạt:
Làm cho hs hiểu sâu thêm về nội dung kiến thức đã học.
Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương.
Phát triển KT-XH; tệ nạn xã hội: môi trường
Chủ yếu: Cho h/s liên hệ thực tế nội dung đã học, lấy ví dụ minh họa
B - Phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận, phân tích, chứng minh, giải quyết vấn đề.
C - Tài liệu, phương tiện: 
- Sgk - Sgv; 
- Tài liệu tham khảo, ca dao, tục ngữ
D - Các hoạt động trên lớp:
1) ổn định lớp:
2) Kiểm tra:
3) Bài mới: Tiến hành thực hành;
Gv. đưa ra nội dung cho h/s thảo luận.
* Chủ đề:
+ Đạo đức và kỷ lụât.
+ Tôn sư trọng đạo.
+ Văn hóa giáo dục.
+ Trật tự an toàn giao thông ở địa phương.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội.
* Chủ điểm:
Các ngày lễ lớn trong năm.
M/đích của các ngày lễ lớn.
ý nghĩa của các ngày lễ đó.
GV: Cùng học sinh đàm thoại, thảo luận, phân tích từng nội dung, từng vấn đề.
4) Dặn dò:
GV: Hướng dẫn học sinh học tập.
Về nhà làm các bài bài tập .
Học tất cả nội dung bài học:
Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ.
Chuẩn bị nội dung bài. “Ôn tập học kỳ I”.
ab&ab
Tiết 17 Ngày soạn : 22/11/2010
Ôn tập Học Kỳ I
A. Mục tiêu của bài học.
1. Kiến thức : Sau bài ôn tập, học sinh cần nắm được 
Nắm khái quát kiến thức đã học trong chương trình đã học
Trình bày các kiến thức cơ bản về vấn đề đạo đức như: Đoàn kết tương trợ, sống giản dị, giữu gìn và phát huy truyền thống gia đình và dòng họ, xây dựng gia đình văn hoá
2. Kỹ năng : 
Rèn luyện củng cố kĩ năng phân tích các tình huống thực tế
Tìm hiểu và noi theo nững tấm gương người tốt việc tốt, rút ra những bài học cho bản thân
B. Phương tiện dạy học.
Bảng phụ
Phiếu học tập 
Tài liệu về những tấm gương người tốt việc tốt
C. Nội dung ôn tập
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
 Đánh dấu x vào ă biểu hiện để em rèn luyện đức tính giản dị. ? 
 Kết quả của việc rèn luyện ấy như thế nào?
1. Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp	ă
2. Tác phong gọn gàng lịch sự	 ă
3. Trang phục, đồ dùng không đắt tiền	ă
4. Sống hoà đồng với bạn bè	ă 
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét
GV : Kết luận 1,2,4 là bbiểu hiện giúp em rèn luyện tính giản dị 
3. Nội dung :
 Hoạt động 1: Lý thuyết
 Hệ thống toàn bộ kiến thức đã học trong chương thình
- GV: đặt câu hỏi : Hãy nêu những nội dung đã học trong chương trình 
- Học sinh làm viêc cá nhân sau đó trả lời , học sinh khác nhận xét bổ sung hoàn thiện hệ thống kiến thức từ bài 1 đến bài 11
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1 :
 GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo nội dung: Tìm hiểu biểu hiện của lối sống giản dị và trái với giản dị.
 GV: Chia HS thành 5 nhóm và nêu yêu cầu thảo luận: Mỗi nhóm tìm 5 biểu hiện trái với giản dị? Vì sao em lại lựa chọn như vậy?
 HS: thảo luận, cử đại diện ghi kết quả ra giấy to.
 GV: Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
 HS: Các nhóm khác bổ sung.
 GV: Chốt vấn đề trên bảng phụ chuẩn bị trước và nhấn mạnh kiến thức
 - Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rống. Lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh
Bảng phụ:
Biểu hiện của lối sống giản dị
Trái với giản dị
- Không xa hoa lãng phí
- Không cầu kì kiểu cách.
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
- Thẳng thắn, chân thật, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
- Sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp.
Bài tập 2: 
 Câu hỏi: 
 Hãy nêu những tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá và những biểu hiện của gia đình không văn hoá? Liên hệ với gia đình em. 
- Học sinh suy nghĩ và trả lời cá nhân
- Giáo viên liệt kê ý kiến của HS trên bảng phụ
Tiêu chuẩn cụ thể về xây dựng gia đình văn hoá:
Biểu hiện trái với gia đình văn hoá:
+ Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
+ Nuôi con khoa học ngoan ngoãn, học giỏi.
+ Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định.
+ Thực hiện bảo vệ môi trờng.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Hoạt động từ thiện.
+ Tránh xa và bài trừ tệ nạn xã hội.
- Coi trọng tiền bạc.
- Không quan tâm giáo dục con.
- Không có tình cảm đạo lí.
- Con cái hư hỏng.
- Vợ chồng bất hoà, không chung thủy.
- Bạo lực trong gia đình.
- Đua đòi ăn chơi.
* Nguyên nhân:
- Cơ chế thị trường.
- Chính sách mở cửa, ảnh hưởng tiêu cực của nền văn hoá ngoại lai.
- Tệ nạn xã hội.
Bài tập 3: 
Cho các tình huống sau:
 a) Trung là bạn cùng tổ, lại gần nhà Thuỷ, Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc gì?
 b) Tuấn và Hưng cùng học một lớp, Tuấn học giỏi toán còn Hưng học kém. Mỗi khi có bài tập về nhà, Tuấn làm hộ Hưng. Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao?
 c) Trong giờ kiểm tra toán, có một bài khó. Hai bạn ngồi cạnh nhau đã góp sức để cùng làm bài. Suy nghĩ của em về việc làm của hai bạn như thế nào?
GV: Cho HS tự phát biểu ý kiến.
HS: Tự bộc lộ suy nghĩ của mình.
GV: Nhận xét bổ sung ý kiến của HS và cho điểm HS có ý kiến xuất sắc.
Đáp án
 a) Nếu em là Thuỷ em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn.
 b) Em không tán đồng việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn.
 c) Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm bài.
Bài tập 4:
- Giáo viên tổ chức trò chơi
- Hình thức tổ chức trò chơi: "Nhanh mắt, nhanh tay" với câu hỏi:
Những câu tục ngữ sau, câu nào nói về đoàn kết tương trợ?
1. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm
ă
2. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
ă
3. Chung lưng đấu cật
ă
4. Đồng cam cộng khổ
ă
5. Cây ngay không sợ chết đứng
ă
6. Lời chào cao hơn mâm cỗ
ă
7. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
ă
GV yêu cầu HS làm bài sau đó nhận xét và cho điểm HS làm tốt nhất
4. Dặn dò:
- Làm và bổ sung các bài tập trong chương trình đã học ở sách bài tập và sách giáo khoa
- Tự tìm hiểu và xây dựng các tình huống có liên quan đến nội dung bài học, qua đó xử lí và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
- Ôn tập kĩ các nội dung đã học để làm bài kiểm tra học kì I
ab&ab
Tiết 18 
Kiểm tra Học Kì i
A. Mục tiêu :
 Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức của HS trong HKI 
 Thấy rõ mức độ tiếp thu bài và ý thức học tập của từng HS trên cơ sở đó cho điểm chính xác.
 Rèn tính kỉ luật nghiêm túc học tập của HS .
B. Tiến trình :
Giáo viên chuẩn bị giấy cho HS 
Đề bài kiểm tra : 
Lấy tại hội đồng thi 
Kiểm tra theo đề và lịch chung của phòng GD. 
ab&ab
Học kỳ II
Tiết 19 
 Ngày soạn: 09/01/2011
Bài 12 (2 tiết)
 Sống và làm việc có kế hoạch
 A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức : 
Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
 2. Thái độ
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
3. Kĩ năng
- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
B. Phương pháp
- Tổ chức luyện tập
- Thảo luận
- Sắm vai.
C. Tài liệu và phương tiện
- Bài tập tình huống.
- Mẫu kế hoạch GV vẽ trên khổ giấy lớn (3 mẫu)
- Kịch bản, tiểu phẩm.
D. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV: Giới thiệu tình huống.
Dũng quê ở Thái Nguyên về sống cùng bác ruột ở Hà Nội, Dũng học ở một trường THCS nội thành. Thời gian đầu đến lớp, Dũng sợ sệt, rụt rè mặc cảm mình là học sinh ở quê ra. Mặc dù rất hiểu bài, giải bài tập nhanh, học thuộc nhiều thơ...nhưng Dũng không dám phát biểu. Sau một thời gian, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo, sự động viên của bạn bè, Dũng đã mạnh dạn hơn, hăng hái phát biểu, tranh luận khi gặp bài khó và cương quyết giữ ý kiến đúng đắn của mình. Kết thúc năm học Dũng đạt học sinh giỏi toàn diện.
Em có nhận xét gì về câu chuyện trên?
- HS: Quan sát, suy nghĩ và nhận xét
 - GV: Nhận xét cho điểm
3. Bài mới (tiết 1) 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV: Đưa ra tình huống:
Nội dung: 
 Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng vẫn chưa thấy An về mặc dù giờ tan học đã lâu. An về nhà muộn với lí do mượn sách của bạn để làm bài tập. Cả nhà đang nghỉ trưa thì An ăn xong, vội vàng nhặt mấy quyển vở trong đống vở lộn xộn để đi học thêm. Bữa cơm tối cả nhà sốt ruột đợi An. An về muộn với lí do đi sinh nhật bạn. Không ăn cơm, An đi ngủ và dặn mẹ: "Sáng sớm mai gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập".
Câu hỏi: 
1) Những câu từ nào chỉ về việc làm của An hằng ngày?
2) Những hành vi đó nói lên điều gì?
GV: Nhận xét, bổ sung và chuyển ý vào bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - tìm hiểu thông tin
GV: Kẻ bảng kế hoạch trong SGK/36 ra giấy khổ to treo lên để HS quan sát, phân tích với sự hướng dẫn của GV.
GV: Đặt câu hỏi: 
1. Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình?
2. Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
3. Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì?
GV: Chia lớp thành 3 nhóm 
 Để học sinh trả lời đúng trọng tâm. cần gợi ý cho các em nhận xét:
- Cột ngang, cột dọc của bản kế hoạch.
- Thời gian tiến hành công việc (thời gian cần cho công việc đó).
- Nội dung đã đối chiếu giữa:
+ Nội dung giáo dục toàn diện ở nhà trường, gia đình và XH.
+ Học văn hoá với các hoạt động khác.
+ Bản kế hoạch của Bình có hợp lí hay thiếu gì không, chỗ nào quá thừa?
HS: Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Cả lớp quan sát, nhận xét và bổ sung ý kiến.
GV: Gạch chân các từ cần ghi nhớ để học sinh nắm khái niệm, ý nghĩa của phần bài học.
HS: Nhận xét trao đổi ý kiến cá nhân
GV: Bổ sung, chốt lại ý kiến trả lời các câu hỏi: mặt tốt và mặt chưa tốt. Lưu ý khai thác câu mở đầu: "Ngay sau ngày khai giảng đã lên lịch làm việc, học tập" để làm rõ tính cách của Hải Bình
Gạch chân các ý chính để chốt lại bài học.
GV: Kết luận phần tìm hiểu chuyện đọc.
1. Thông tin:
Câu 1: Nhận xét thời gian biểu của Hải Bình:
- Nội dung kế hoạch nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí (thư viện, câu lạc bộ)
- Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu:
+ Thời gian hằng ngày từ 11h30 - 14h từ 17 - 19h.
+ Lao động giúp gia đình quá ít.
+ Thiếu ăn, ngủ, thể dục.
+ Xem ti vi nhiều
Câu 2: Em hiểu về tính cách của Hải Bình: 
- ý thức tự giác. ý thức tự chủ
- Chủ động làm việc có kế hoạch không cần ai nhắc nhở.
Câu 3: Kết quả làm việc có kế hoạch của Hải Bình:
- Hải Bình chủ động trong công việc.
- Không lãng phí thời gian.
- Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
Hoạt động 3: Xác định yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch công việc
GV: Treo lên bảng kế hoạch của bạn Vân Anh.
HS: ghi ý kiến vào phiếu học tập.
GV: Đặt câu: (Bảng phụ)
Nội dung:
1) Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh?
2) So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh.
GV: Cho học sinh lên bảng trình bày.
HS: Ghi kết quả trong phiếu lên bảng
Cả lớp quản sát nhận xét ý kiến của bạn.
GV: Chốt lại như nhận xét, so sánh bảng kế hoạch Hải Bình và Vân Anh.
 - Hướng dẫn h

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo dục công dân 7 - Nguyễn Sĩ Điền - Trường THCS Hành Phước.doc