Giáo trình bài tập Pascal

Chương 1

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA

NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL

 Pascal là một ngôn ngữ lập trình bậc cao do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường Đại học kỹ thuật Zurich (Thụy Sĩ) đề xuất năm 1970. Ông lấy tên Pascal để kỷ niệm nhà toán học và nhà triết học người Pháp nổi tiếng Blaise Pascal.

1. Các tập tin cần thiết khi lập trình với Turbo Pascal

 Để lập trình được với Turbo Pascal, tối thiểu cần 2 file sau:

• TURBO.EXE: Dùng để soạn thảo và dịch chương trình.

• TURBO.TPL: Thư viện chứa các đơn vị chuẩn để chạy với TURBO.EXE.

 Ngoài ra, muốn lập trình đồ hoạ thì phải cần thêm các tập tin:

• GRAPH.TPU: Thư viện đồ hoạ.

• *.BGI: Các file điều khiển các loại màn hình tương ứng khi dùng đồ hoạ.

• *.CHR: Các file chứa các font chữ đồ họa.

 

doc 144 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình bài tập Pascal", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập 7.1: Viết chương trình thực hiện phép cộng 2 số phức.
Uses Crt;
Type Complex = 	Record
	a,b:Real;
	End;
Var	c1,c2,c3:Complex;
	dau:string;
Begin
	Writeln(‘Nhap so phuc c1:’);
	Write(‘Phan thuc a = ‘); Readln(c1.a);
	Write(‘Phan ao b = ‘); Readln(c1.b);
	Writeln(‘Nhap so phuc c2:’);
	Write(‘Phan thuc a = ‘); Readln(c2.a);
	Write(‘Phan ao b = ‘); Readln(c2.b);
	{Tính tổng 2 số phức}
	c3.a := c1.a + c2.a;
	c3.b := c1.b + c2.b;
	{In kết quả ra màn hình}
	Writeln(‘Tong cua 2 so phuc:’);
	If c1.b>=0 Then dau:=’+i’ else dau:=’-i’;
	Writeln(‘c1 = ‘, c1.a:0:2, dau, abs(c1.b):0:2); {Số phức c1}
	If c2.b>=0 Then dau:=’+i’ else dau:=’-i’;
	Writeln(‘c2 = ‘, c2.a:0:2, dau, abs(c2.b):0:2); {Số phức c2}
	Writeln(‘La so phuc:’);
	If c3.b>=0 Then dau:=’+i’ else dau:=’-i’;
	Writeln(‘c3 = ‘, c3.a:0:2, dau, abs(c3.b):0:2); {Số phức c3}
	Readln;
End.
Bài tập 7.2: Viết chương trình quản lý điểm thi Tốt nghiệp của sinh viên với 2 môn thi: Cơ sở và chuyên ngành. Nội dung công việc quản lý bao gồm:
Nhập điểm cho từng sinh viên.
In danh sách sinh viên ra màn hình.
Thống kê số lượng sinh viên thi đậu.
In ra màn hình hình danh sách những sinh viên bị thi lại.
Uses Crt;
Const Max=200;
Type SinhVien=Record
 Hoten:string[30];
 DiemCS,DiemCN:Byte;
 End;
Var SV:ARRAY[1..Max] Of SinhVien;
 n:Byte;
 c:Char;
Procedure NhapDanhSach;
Var ch:Char;
Begin
 Clrscr;
 Writeln('NHAP DANH SACH SINH VIEN');
 n:=0;
 Repeat
 n:=n+1;
 With SV[n] Do
 Begin
 Write('Ho ten: '); Readln(Hoten);
 Write('Diem co so: '); Readln(DiemCS);
 Write('Diem chuyen nganh: '); Readln(DiemCN);
 End;
 Writeln('Nhan phim bat ky de nhap tiep/Nhan de ket thuc!');
 ch:=Readkey;
 Until ch=#27;
End;
Procedure InDanhSach;
Var ch:Char;
 i:Byte;
Begin
 Clrscr;
 Writeln('DIEM THI TOT NGHIEP SINH VIEN');
 Writeln;
 WRITELN('STT Ho ten Diem Co so Diem Chuyen nganh');
 For i:=1 To n do
 With SV[i] Do
 Begin
 Writeln(i:3,'.',Hoten:20,DiemCS:5,DiemCN:20);
 End;
 ch:=ReadKey;
End;
Procedure DanhSachSVThilai;
Var ch:Char;
 i:Byte;
Begin
 Clrscr;
 Writeln('DANH SACH SINH VIEN THI LAI');
 Writeln;
 WRITELN('STT Ho ten Diem Co so Diem Chuyen nganh');
 For i:=1 To n do
 With SV[i] Do
 Begin
 If (DiemCS<5)OR(DiemCN<5) Then
 Writeln(i:3,'.',Hoten:20,DiemCS:5,DiemCN:20);
 End;
 ch:=ReadKey;
End;
Procedure ThongKeSVThiDau;
Var S,i:Byte;
 ch:Char;
Begin
 S:=0;
 For i:=1 To n Do
 If (SV[i].DiemCS>=5)AND(SV[i].DiemCN>=5) Then S:=S+1;
 Writeln('So sinh vien thi dau la: ',s);
 ch:=Readkey;
End;
Begin
 Repeat
 Clrscr;
 Writeln('CHUONG TRINH QUAN LY DIEM THI TOT NGHIEP SINH VIEN');
 Writeln('1. Nhap danh sach sinh vien');
 Writeln('2. In danh sach sinh vien');
 Writeln('3. Thong ke so sinh vien thi dau');
 Writeln('4. danh sach sinh vien thi lai');
 Writeln(': Thoat');
 c:=Readkey;
 Case c Of
 '1': NhapDanhSach;
 '2': InDanhSach;
 '3': ThongKeSVThiDau;
 '4': DanhSachSVThilai;
 End;
 Until c=#27;
End.
Bài tập 7.3: Viết chương trình nhập vào n đỉnh của một đa giác lồi S.
	a/ Tính diện tích của S biết:
dt(S)=
trong đó: (xi,yi) là tọa độ đỉnh thứ i của đa giác S.
	b/ Nhập vào thêm một điểm P(x,y). Hãy kiểm tra xem P nằm trong hay ngoài đa giác S.
Ý tưởng:
	Nối P với các đỉnh của đa giác S thì ta được n tam giác: Si= PPiPi+1, với Pn+1=P1.
	Nếu = dt(S) thì P Î S.
Uses Crt;
Type Toado=Record
 x,y:integer;
 end;
 Mang=array[0..30] of Toado;
Var n:Byte;
 A:Mang;
 P:ToaDo;
Procedure NhapDinh(var n:Byte; Var P:Mang);
Var i:Byte;
Begin
 Write('Nhap so dinh cua da giac n = '); readln(n);
 For i:=1 to n do
 Begin
 Write('P[',i,'].x = ');readln(P[i].x);
 Write('P[',i,'].y = ');readln(P[i].y);
 End;
End;
Function DienTichDaGiac(n:Byte;P:Mang):real;
Var i,j:integer;
 s:real;
Begin
 s:=0;
 for i:= 1 to n do
 begin
 if i=n then j:=1 else j:=i+1;
 s:=s+((P[i].x*P[j].y-P[j].x*P[i].y));
 end;
 DienTichDaGiac:=abs(s)/2;
end;
Function DienTichTamGiac(A,B,C:ToaDo):real;
Begin
 DienTichTamGiac:=abs(A.x*B.y-B.x*A.y+B.x*C.y-C.x*B.y+C.x*A.y-A.x*C.y)/2;
End;
Function KiemTra(PP:ToaDo;n:Byte;P:Mang):Boolean;
Var i,j:integer;
 s:real;
begin
 s:=0;
 For i:=1 to n do
 begin
 if i=n then j:=1 else j:=i+1;
 s:=s+DienTichTamGiac(PP,P[i],P[j]);
 end;
 If round(s)=round(DienTichDaGiac(n,P)) then KiemTra:=true
 else KiemTra:=false;
end;
Begin
 NhapDinh(n,A);
 Writeln('S=',DienTichDaGiac(n,A):0:2);
 Readln;
 Writeln('Nhap diem P:');
 Write('P.x = ');readln(P.x);
 Write('P.y = ');readln(P.y);
 If KiemTra(P,n,A) Then Writeln('Diem P nam trong da giac S.')
 Else Writeln('Diem P nam ngoai da giac S.');
 Readln;
End.
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài tập 7.4: Viết chương trình nhân hai số phức c1, c2.
Bài tập 7.5: Viết chương trình quản lý điểm thi học phần của sinh viên bao gồm các trường sau: Họ tên, Điểm Tin, Điểm ngoại ngữ, Điểm trung bình, Xếp loại. Thực hiện các công việc sau:
	a/ Nhập vào danh sách sinh viên của một lớp (không quá 30 người), bao gồm: Họ tên, Điểm Tin, Điểm Ngoại ngữ. Tính Điểm trung bình và Xếp loại cho từng sinh viên.
	b/ In ra màn hình danh sách sinh viên của lớp đó theo dạng sau:
	Họ tên
Điểm Tin
Điểm Ngoại ngữ
Điểm T.Bình
Xếp loại
Trần Văn An
8
9
8.5
Giỏi
Lê Thị Béo
7
5
6.0
T.Bình
............................
............
.....................
............
..............
	c/ In ra màn hình danh sách những sinh viên phải thi lại (nợ một trong hai môn).
	d/ In ra danh sách những sinh viên xếp loại Giỏi.
	e/ Tìm và in ra màn hình những sinh viên có điểm trung bình cao nhất lớp.
	f/ Sắp xếp lại danh sách sinh viên theo thứ tự Alphabet.
	g/ Sắp xếp lại danh sách sinh viên theo thứ tự giảm dần của điểm trung bình.
	h/ Viết chức năng tra cứu theo tên không đầy đủ của sinh viên. Ví dụ: Khi nhập vào tên Phuong thì chương trình sẽ tìm và in ra màn hình thông tin đầy đủ của những sinh viên có tên Phuong (chẳng hạn như: Pham Anh Phuong, Do Ngoc Phuong, Nguyen Nam Phuong...).
Bài tập 7.6: Viết chương trình quản lý sách ở thư viện gồm các trường sau: Mã số sách, Nhan đề, Tên Tác giả, Nhà Xuất bản, Năm xuất bản.
	a/ Nhập vào kho sách của thư viện (gồm tất cả các trường).
	b/ In ra màn hình tất cả các cuốn sách có trong thư viện.
	c/ Tìm một cuốn sách có mã số được nhập vào từ bàn phím. Nếu tìm thấy thì in ra màn hình thông tin đầy đủ của cuốn sách đó, ngược lại thì thông báo không tìm thấy. 
	c/ Tìm và in ra màn hình tất cả các cuốn sách có cùng tác giả được nhập vào từ bàn phím.
	d/ Lọc ra các cuốn sách được xuất bản trong cùng một năm nào đó.
	e/ Tìm và in ra màn hình các cuốn sách mà nhan đề có chứa từ bất kỳ được nhập vào từ bàn phím.
Chương 8
DỮ LIỆU KIỂU FILE
I. KHAI BÁO
Type	 = File of ;
Var	 : ;
hoặc khai báo trực tiếp:
Var	 : File of ;
Ví dụ:
Type	SanPham = File of Record
	Ten: String[20];
	SoHieu: Byte;
	End;
Var	f,g: SanPham;
hoặc khai báo trực tiếp:
Var	f,g: File of Record
	Ten: String[20];
	SoHieu: Byte;
	End;
Chú ý:
Pascal theo dõi các thao tác truy nhập thông qua con trỏ file. Mỗi khi một phần tử nào đó được ghi vào hay đọc từ file, con trỏ của file này được tự động chuyển đến phần tử tiếp theo.
Các biến kiểu file không được phép có mặt trong phép gán hoặc trong các biểu thức.
II. CÁC THỦ TỤC VÀ HÀM CHUẨN
2.1. Các thủ tục chuẩn
2.1.1. Gán tên file
	Cú pháp: Assign(F, Filename);
	Chức năng: Gán một file trên đĩa có tên là Filename cho biến file F, mọi truy xuất trên file cụ thể được thực hiện thông qua biến file này.
Chú ý:
	Filename bao gồm cả tên ổ đĩa và đường dẫn nếu file không nằm trong ổ đĩa, thư mục hiện thời.
2.1.2. Mở file mới
	Cú pháp: Rewrite(F);
	Chức năng: Tạo file mới có tên đã gán cho biến file F. Nếu file đã có trên đĩa thì mọi dữ liệu trên đó sẽ bị xoá và con trỏ file trỏ ở vị trí đầu tiên của file.
2.1.3. Mở file đã có trên đĩa
	Cú pháp: Reset(F);
	Chức năng: Mở file có tên đã gán cho biến file F. Nếu file chưa có trên đĩa thì chương trình sẽ dừng vì gặp lỗi xuất/nhập.
Chú ý: Kiểm tra khi mở file
{$I+}: Mở việc kiểm tra. Khi gặp lỗi Vào/ra chương trình sẽ báo lỗi và dừng lại
{$I-}: Không kiểm tra Vào/ra, chương trình không dừng lại nhưng treo các thủ tục Vào/ra khác cho đến khi hàm IOresult (hàm chuẩn của PASCAL). Hàm trả về giá trị true nếu việc mở file xảy ra tốt đẹp.
Ví dụ:
Procedure MoFile;
Var	ok:Boolean;
St:String;
F:Text;
Begin
Repeat
Write(‘Nhập tên tệp: ‘);readln(st);
Assign(F,st);
{$I-} (*Chuyển việc kiểm tra vào ra cho người dùng*)
Reset(F);
Ok:=IOResult;
{$I+}
if not OK then writeln(‘Không mở được ‘);
Until OK;
End;
2.1.4. Đọc dữ liệu từ file
	Cú pháp: Read(F, x);
	Chức năng: Đọc một phần tử dữ liệu từ file F ở vị trí con trỏ file và gán cho các biến x. 
2.1.5. Ghi dữ liệu lên file
	Cú pháp: Write(F, Value);
	Chức năng: Ghi giá trị Value vào file F tại vị trí hiện thời của con trỏ file.
2.1.6. Di chuyển con trỏ file
	Cú pháp: Seek(F, n);
	Chức năng: Di chuyển con trỏ file đến phần tử thứ n (phần tử đầu tiên có thứ tự là 0).
2.1.7. Đóng file
	Cú pháp: Close(F);
	Chức năng: Cập nhật mọi sửa đổi trên file F và kết thúc mọi thao tác trên file này.
2.1.8. Xoá file
	Cú pháp: Erase(F);
	Chức năng: Xoá file trên đĩa có tên gán đã được gán cho biến file F (file cần xoá là file đang đóng).
2.1.9. Đổi tên file
	Cú pháp: Rename(F, NewFile);
	Chức năng: Đổi tên của file đang gán cho biến file F thành tên file mới là NewFile.
2.2. Các hàm chuẩn
2.2.1. Hàm trả về vị trí con trỏ file
	Cú pháp: Filepos(F);
Chú ý: Con trỏ ở đầu file tương ứng vị trí 0.
2.2.2. Hàm kiểm tra cuối file
	Cú pháp: EOF(F);
	Chức năng: Hàm trả về giá trị True nếu con trỏ file đang ở cuối file, ngược lại hàm trả về giá trị False.
2.2.3. Hàm trả về kích thước của file
	Cú pháp: FileSize(F);
	Chức năng: Hàm trả về số lượng phần tử có trong file.
III. FILE VĂN BẢN (TEXT FILE)
	Thành phần cơ bản là ký tự, song có thể được cấu trúc thành các dòng, mỗi dòng được kết thúc bởi CR và LF, CR có mã ASCII là 13 và LF có mã 10. Cuối file sẽ có dấu kết thúc file Ctrl-Z có mã là 26. 
	Do các dòng có độ dài thay đổi nên không tính trước được vị trí của một dòng trong file. Vì vậy file dạng Text chỉ có thể đệoc xử lý một cách tuần tự.
3.1. Khai báo
	Var	: Text;
3.2. Các thủ tục và hàm chỉ tác động trên file dạng text
3.2.1. Thủ tục Append
	Cú pháp: Append(F);
	Chức năng: Mở file đã tồn tại để bổ sung nội dung vào cuối file.
3.2.2. Thủ tục Readln
	Cú pháp: Readln(F,x);
	Chức năng: Đọc một dòng từ vị trí con trỏ file và gán cho biến x. Thực hiện xong, con trỏ file sẽ chuyển về đầu dòng tiếp theo. Biến x có thể nhận các kiểu: Char, String hoặc kiểu số. 
3.2.3. Thủ tục Writeln
	Cú pháp: Writeln(F, x);
	Chức năng: Ghi giá trị x vào file ở vị trí con trỏ file. Kết thúc thủ tục, con trỏ file sẽ chuyển về đầu dòng sau.
Chú ý:
	Máy in được xem là một file dạng text, và biến được mở sẵn trong Unit Printer cho file này là LST. Vì vậy để in một dòng St ra máy in ta có thể dùng lệnh Writeln(LST,St).
3.2.4. Thủ tục Flush
	Cú pháp: Flush(F);
	Chức năng: Cập nhật nội dung của file có tên gán cho biến file F mà không cần dùng thủ tục Close và vẫn có thể thao tác trên file.
3.2.5. Thủ tục SetTextBuf
	Cú pháp: SetTextBuf(F, x);
	Chức năng: Thay đổi vùng nhớ đệm dành cho file dạng text với kích thước cho bởi biến x. Mặc định vùng nhớ này là 128 byte.
Chú ý:
	Thủ tục này phải được gọi trước các thủ tục mở file: Reset, Rewrite, Append.
3.2.6. Hàm EOLn
	Cú pháp: EOLn(F);
	Chức năng: Hàm trả về giá trị True nếu con trỏ đang ở cuối một dòng, ngược lại hàm trả về giá trị False.
Chú ý:
Các thủ tục và hàm không sử dụng được đối với file dạng text: Seek, FilePos, FileSize.
Sau đây là các thao tác cơ bản khi xuất nhập file:
Ghi dữ liệu vào file
Đọc dữ liệu từ file
ASSIGN(f,FileName);
REWRITE(f);
...
WRITE(f,value);
...
CLOSE(f);
ASSIGN(f,FileName);
RESET(f);
...
While Not EOF(f) Do
 Begin
 READ(f,x);
 ...
 End;
...
CLOSE(f);
IV. FILE KHÔNG ĐỊNH KIỂU (FILE VẬT LÝ)
4.1. Khái niệm
	File không định kiểu là file không xác định kiểu của mỗi thành phần trong file, mà được hiểu là một dãy byte, mỗi phần tử có kích thước k byte, quy định bởi người lập trình. File không định kiểu tương hợp với mọi kiểu file.
4.2. Khai báo
	Var	: File;
4.3. Các thủ tục và hàm có thể thao tác trên file không đinh kiểu
4.3.1. Mở file
	Mở file chưa có trên đĩa: Rewrite(F, k);
	Mở file đã có trên đĩa: Reset(F, k);
	Giá trị k mô tả số lượng byte sẽ được đọc ghi trong một thao tác. Kích thước của file phải là bội số của k.
4.3.2. Xuất/ nhập dữ liệu
	Cú pháp:	BlockRead(F, x, n [,Kq]);
	BlockWrite(F, x, n [,Kq]);
	Chức năng:
	- Đọc/ Ghi n “bản ghi”. Mỗi “bản ghi” được hiểu là một phần tử k byte.
	- x chứa nội dung đọc/ghi
	- Kq là số lương”bản ghi” được thực hiện.
Chú ý:
	File không định kiểu thường được dùng trong các thao tác sao chép với tốc độ cao.
BÁI TẬP MẪU
Bài tập 8.1: Tạo một file SINHVIEN.DAT để lưu thông tin của một lớp sinh viên. Mỗi sinh viên cần những thông tin sau: Họ tên, Ngày sinh, Quê quán, Điểm trung bình, Xếp loại (trường xếp loại do chương trình tự tính lấy dựa vào điểm trung bình như sau: nếu điểm trung bình < 5 thì xếp loại ‘D’, nếu 5 <= điểm trung bình < 6.5 thì xếp loai ‘C’, nếu 6.5 <= điểm trung bình < 8 thì xếp loại ‘B’, trường hợp còn lại xếp loại ‘A’).
Program Vi_du_1;
Type
 St20 = String[20];
 St10 = String[10];
 SinhVien = record
 Hoten: St20;
 Ngaysinh,Quequan: St10;
 DiemTb: real;
 Xeploai: Char;
 end;
Var
 f: File of SinhVien;
 filename:String;
 Sv: sinhvien;
 Bhoten:st20;
 i:word;
Begin
 write('Nhap ten file: ');
 readln(filename);
 assign(f,filename);
 rewrite(f);
 i:=1;
 repeat
 writeln('Nhap thong tin cua cac sinh vien');
 writeln('Thong tin cua sinh vien thu ', i);
 write('Ho ten: ');
 readln(Bhoten);
 if Bhoten '' then
 begin
 sv.hoten:= Bhoten;
 write('Ngay sinh (dd/mm/yyyy): ');
 readln(sv.ngaysinh);
 write('Quequan: ');
 readln(sv.quequan);
 write('Diem trung binh: ');
 readln(sv.diemtb);
 if sv.diemtb<5 then
 sv.xeploai:='D'
 else
 if sv.diemtb<6.5 then
 sv.xeploai:='C'
 else
 if sv.diemtb<8 then
 sv.xeploai:='B'
 else
 sv.xeploai:='A';
 write(f,sv);
 end;
 inc(i);
 until Bhoten = '';
 close(f);
end.
Bài tập 8.2: In toàn bộ nội dung của file SINHVIEN.DAT ra màn hình, nếu có, ngược lại thì thông báo “File khong ton tai”.
Program Vi_du_2;
Type
 St20 = String[20];
 St10 = String[10];
 SinhVien = record
 	Hoten: St20;
 	Ngaysinh,Quequan: St10;
 	DiemTb: real;
 	Xeploai: Char;
 	end;
Var
 f: File of SinhVien;
 Sv: sinhvien;
 Bhoten:st20;
 i:word;
Begin
 assign(f,'Sinhvien.dat');
 {$I-}
 reset(f);
 {$I+}
 if IOResult 0 then
 Begin
 writeln('File khong ton tai');
 exit;
 End;
 writeln(#32:10, 'DANH SACH SINH VIEN');
 writeln(#32:6,'HO TEN',#32:8,'NGAY SINH',#32:4,'QUE QUAN DTB');
 while not eof(f) do
 begin
 read(f,sv);
 with sv do
 writeln(hoten,#32:20,length(hoten),ngaysinh,#32:2,quequan,#32:10- length(quequan),Diemtb:5:2);
 end;
 close(f);
 readln;
End.
Bài tập 8.3: In danh sách tất cả sinh viên có thông tin lưu trong file SINHVIEN.DAT xếp loại khá (‘B’) trở lên.
Program Vi_du_3;
Type
 St20 = String[20];
 St10 = String[10];
 SinhVien = record
 	Hoten: St20;
 	Ngaysinh,Quequan: St10;
 	DiemTb: real;
 	Xeploai: Char;
 	end;
Var
 f: File of SinhVien;
 filename:String;
 Sv: sinhvien;
 Bhoten:st20;
 n:word;
Begin
 assign(f,'sinhvien.dat');
 {$I-}
 reset(f);
 {$I+}
 if IOResult 0 then
 begin
 writeln('File khong ton tai');
 exit;
 end;
 n:=0;
 writeln('Danh sach sinh vien dat loai kha tro len');
 while not Eof(f) do
 begin
 read(f,sv);
 with sv do
 if xeploai <= 'B' then { (xeploai = ‘B’) or (xeploai = ‘A’) } 
 begin
 writeln(hoten,ngaysinh,quequan,diemtb);
 inc(n);
 end;
 end;
	close(f); 
writeln('Danh sach nay gom ',n,' sinh vien');
 readln;
end.
Bài tập 8.4: Thông tin về điểm của sinh viên có họ tên là Bhoten, ngày sinh là Bngay và quê quán là Bquequan bị sai lệch. Hãy sữa điểm và xếp loại của sinh viên này với dữ liệu nhập từ bàn phím.
Program Vi_du_4;
Type
 St20 = String[20];
 St10 = String[10];
 SinhVien = record
 	Hoten: St20;
 	Ngaysinh,Quequan: St10;
 	DiemTb: real;
 	Xeploai: Char;
 	end;
Var
 f: File of SinhVien;
 filename:String;
 Sv: sinhvien;
 Bhoten:st20;
 Bngaysinh,Bquequan:St10;
Begin
 assign(f,'sinhvien.dat');
 {$I-}
 reset(f);
 {$I+}
 if IOResult 0 then
 begin
 writeln('File khong ton tai');
 exit;
 end;
 write('Ho ten sinh vien: ');
 readln(bhoten);
 write('Ngay sinh: ');
 readln(Bngaysinh);
 write('Que quan: ');
 readln(bquequan);
 while not Eof(f) do
 begin
 read(f,sv);
 with sv do
if (hoten=bhoten) and ((ngaysinh=bngaysinh) and (quequan=bquequan)) then
 begin
 write('Nhap dtb can sua: ');
 readln(diemtb);
 if diemtb <5 then
 xeploai:='D'
 else
 if diemtb <6.5 then
 xeploai:='C'
 else
 if diemtb <8 then
 xeploai:='B'
 else
 xeploai:='A';
 n:=filepos(f);
 seek(f,n-1);
 write(f,sv);
 exit;
 end;
 end;
	Close(f); 
readln;
End.
Bài tập 8.5: In ra màn hình toàn bộ nội dung của một file văn bản, tên file được được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình.
Program Vidu_5;
Var
	f: Text;
	filename,St: String;
Begin
	write(‘Nhap ten file: ‘);
	readln(filename);
	assign(f,filename);
	{$I-}
	reaset(f);
	{$I+}
	if IOResult 0 then
	begin
	writeln(‘File khong ton tai’);
	halt;
	end;
	writeln(‘Noi dung cua file ‘,filename)
	while not Eof(f) do
	begin
	readln(f,st);
	writeln(st);
	end;
	close(f);
	readln;
End.
Bài tập 8.6: Đếm số dòng, số ký tự trắng xúât hiện trong một file văn bản đã có trên đĩa, tên file được nhập từ bàn phím khi chạy chương trình.
Program Vidu_6;
Var
	f: Text;
	filename,St: String;
	NLines,NStr: word;
	i: byte;
Begin
	write(‘Nhap ten file: ‘);
	readln(filename);
	assign(f,filename);
	reaset(f);
	NBl:=0;
	NStr:=0;
	while not Eof(f) do
	begin
	readln(f,st);
	inc(NStr);
	for i:= 1 to length(St) do
	if St[i] = #32 then
	inc(NBl);
	end;
	Close(f);
writeln(‘So dong : ‘,NStr);
	writeln(‘So ky tu trang: ‘, NBl)
	readln;
End.
Bài tập 8.7: Sao chép nội dung của file SINHVIEN.DAT vào file văn bản SINHVIEN.TXT sao cho mỗi sinh viên lưu trong một dòng.
Program Vidu_7;
Type
 St20 = String[20];
 St10 = String[10];
 SinhVien = record
 	Hoten: St20;
 	Ngaysinh,Quequan: St10;
 	DiemTb: real;
 	Xeploai: Char;
 	end;
Var
 	f: File of SinhVien;
 	g:Text;
 	St:String;
 	Sv: sinhvien;
 	Bdiem: String[5];
Begin
 	assign(f,'sinhvien.dat');
 	{$I-}
 	reset(f);
 	{$I+}
 	if IOResult 0 then
 	begin
 	writeln('File khong ton tai');
 	exit;
 	end;
	rewrite(g);
	while not Eof(f) do
	begin
read(f, Sv);
with Sv do
	begin
	Str(diemtb,bdiem:5:2);
 	St:= hoten+#32+ngaysinh+#32+quequan+#32+Bdiem;
	writeln(g,St);
	end;
	end;	
	Close(f);
	Close(g);
	readln;
End.
Bài tập 8.8: Một ma trận mxn số thực được chứa trong một file văn bản có tên MT.INP gồm: dòng đầu chứa hai số m, n; m dòng tiếp theo lần lượt chứa m hàng của ma trận. Hãy viết chương trình đọc dữ liệu từ file MT.INP, tính tổng của từng hàng ma trận và ghi lên file văn bản có tên KQ.OUT trong đó, dòng đầu chứa số m, dòng thứ hai chứa m tổng của m hàng (m,n<=200).
MT.INP	Þ	KQ.OUT
5 4	5
3 8 –1 5 	15 4 8 12 12
5 7 –8 0
4 –3 1 6
2 4 –1 7
3 6 8 -5
Program Vidu_8;
Var
	f,g: Text;
	S:array[byte] of real;
	m,n,i,j: byte;
Begin
	assign(f,’MT.INP’);
	reset(f);
	readln(f,m,n);
	fillchar(S,m,0);
	for i:= 1 to m do
	begin
	for j:=1 to n do
	begin	
read(f,x);
S[i]:=S[i]+x;
	end;
	readln(f);
	end;
	close(f);
	assign(g,’KQ.OUT’);	
rewrite(g);
	writeln(g,m);
	for i:= 1 to m do
	write(g,S[i]:0:2,#32);
	close(g);
End.
Chú ý: 
Chương trình trên không kiểm tra sự tồn tại của file ‘MT.INP’, nếu cần có thể kiểm tra tương tự các ví dụ trên.
Tổng của mỗi hàng được lưu trong mảng một chiều S (phần tử S[i] lưu tổng của hàng i)
Bài tập 8.9: Cho 3 ma trận số nguyên A = (aịj)mxn, B = (bjk)nxp, C = (ckl)pxq, được chứa trong file MATRIX.INP gồm: dòng đầu chứa 4 số m, n, p, q. m+n+p dòng tiếp theo lần lượt chứa m hàng ma trận A, n hàng ma trận B và p hàng ma trận C. Viết chương trình đọc dữ liệu từ file MATRIX.INP và tính ma trận tích D = AxBxC rồi ghi lên file văn bản có tên MATRIX.OUT trong đó: Dòng đầu chứa m, q; m dòng tiếp theo chứa m hàng của ma trận D.
Program Vidu_9;
Var
	f,g: Text;
	A, B, C, D:array[1..100,1..100] of integer;
	m,n,p,q,i,j,k,l,r,s: byte;
Begin
	assign(f,’MATRIX.INP’);
	reset(f);
	readln(f,m,n,p,q);
	fillchar(D,mxq,0);
	for i := 1 to m do
	begin
for j:= 1 to n do read(f,A[i,j]);
readln(f);
end;	
	for j:= 1 to n do
begin
	for k:=1 to p do read(f,B[j,k]);
	readln(f);
	end;
	for k:= 1 to p do
begin
	for l:=1 to q do read(f,C[k,l]);
	readln(f);
	end;
	close(f);
	assign(g,’MATRIX.OUT’);
	rewrite(g);
	writeln(g,m,#32,q);
	for i:= 1 to m do
	begin	 	
	for l:=1 to q do
	begin
	for j:= 1 to n do
	 for k:=1 to p do	
	D[i,l] := D[i,l] + A[i,j]*B[j,k]*C[k,l];
	write(g,D[i,l], #32);
	end;
	writeln(g);
	end;
	close(g);
	readln;
End.
Chú ý: Công thức tính giá trị của các phần tử ma trận D = (dil)mxq như sau:
Bài tập 8.10: Một ma trận mxn số thực được chứa trong một file văn bản có tên DULIEU.INP gồm: dòng đầu chứa hai số m, n; m dòng tiếp theo lần lượt chứa m hàng của ma trận. Hãy viết chương trình đọc dữ liệu từ file DULIEU.INP, cho biết các hàng của ma trận có tổng phần tử trên hàng đó lớn nhất. Kết quả ghi lên file văn bản có tên DULIEU.OUT , trong đó dòng đầu chứa giá trị lớn nhất của tổng các phần tử trên một hàng, dòng thứ hai chứa chỉ số các hàng đạt giá trị tổng lớn nhất đó (m,n<=100). 
Chẳng hạn
DULIEU.INP	Þ	DULIEU.OUT
6 5	34
3 6 8 12 2	2 5 6
7 5 6 10 6
8 2 4 5 1
3 5 6 1 3
10 12 3 1 8
8 8 8 9 1
Program Vi_du_10;
Var
	f,g: Text;
	S:array[1..100] of real;
	T: Set of byte;
	GTMax: real;	
m,n,i,j: byte;
Begin
	assign(f,’DULIEU.INP’);
	reset(f

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI_LIEU_TIN_HOC.doc