Giáo trình Tin học văn phòng

1.1. Các khái niệm cơ bản

1. Khái niệm Tin học

Khi xã hội càng phát triển, khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng nhiều. Do đó việc cập nhật, xử lý, lưu trử, tìm kiếm hay truyền tải thông tin . đòi hỏi phải nhanh chóng và độ chính xác cao.

Tin học (Informatics) là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và các kỹ thuật xử lý thông tin một cách tự động.

 

doc 43 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tin học văn phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u.
Kết quả sau khi được CPU xử lý xong được chứa trở lại trong bộ nhớ trong.
Kết quả cuối cùng được xuất ra màn hình.
Câu hỏi trắc nghiệm
1. 	Dữ liệu đưa vào bộ nhớ RAM máy vi tính:
Phải thông qua bàn phím.	
Phải được lưu trử trên đĩa mềm.
Sẽ bị mất khi tắt màn hình.	
Sẽ bị mất khi tắt nguồn máy tính.
Bộ nhớ có thể đọc và ghi được trong máy vi tính gọi là:
 	A. RAM 	B. ROM	 
	C. CD-ROM	D. ROM-BIOS
3. Bộ nhớ trong của máy vi tính gồm thành phần nào?
	A. Đĩa từ	B. ROM	 
	C. RAM và đĩa từ	D. RAM và ROM
4. Một byte bằng bao nhiêu bits?
	A. 8 bits 	B. 16 bits
	C. 210 bits = 1024 bits	D. 512 bits
5. 	Một Kilô Byte bằng bao nhiêu Bytes ?
	A. 1024 bytes 	B. 210 Kb	
	C. 1000 bytes	D. 212 bytes
6. 	Thiết bị nhập chuẩn của máy vi tính là thiết bị nào?
	A. Màn hình và bàn phím	
	B. Màn hình và đĩa từ
	C. Bàn phím
	D. Con chuột & máy quét
7. 	Một trong những thiết bị xuất của máy vi tính là:
	A. RAM	 	B. Màn hình	
	C. ROM 	D. Máy quét
8. 	Dung lượng của đĩa cứng (thường được tính bằng Mega byte), dùng để chỉ:
	A. Khả năng chứa dữ liệu 	
	B. Tốc độ làm việc của đĩa
	C. Tốc độ đọc/ghi đĩa 	
	D. Tốc độ đọc dữ liệu
9.	Một đĩa mềm 3.5” HD có dung lượng bao nhiêu?
	A. 720 KB	 	B. 360 KB	
	C. 1.2 MB	 	D. 1.44 MB
10. Phát biểu nào sau đây đúng:
Dữ liệu khi đưa vào bộ nhớ RAM phải thông qua bàn phím
Người sử dụng có thể ghi và đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM
Dữ liệu khi đưa vào bộ nhớ RAM sẽ hiện lên màn hình
Cả A, B, C đều sai
11. Hai bộ phận chinh của bộ vi xử lý (Micro Proccessor Unit) là:
	A. CU & ALU	 	B. RAM & HardDisk
	C. ROM & CU	 	D. RAM & ROM
12. Phát biểu nào sau đây đúng:
Dữ liệu khi đưa vào bộ nhớ RAM máy vi tính sẽ được xuất lên màn hình.
Một lập trình viên có thể đọc và ghi dữ liệu trên bộ nhớ chính.
Các thành phần vật lý của một máy vi tính gọi chung là phần cứng . 
Máy tính dùng để giải quyết các bài toán mà con người không làm được.
 	Chương 2
2.1. Giới thiệu
Windows là hệ điều hành do hãng Microsoft sản xuất và được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Nó dễ học, dễ sử dụng hơn DOS nhờ giao diện đồ hoạ thông qua hệ thống thực đơn và các hộp hội thoại với hình thức thẩm mỹ cao.
Trong giáo trình này sẽ trình bày Windows XP (Windows Experience), được xây dựng trên nền tảng của Windows NT và 2000 vốn có độ ổn định cao hơn nhiều so với Win9x.
Yêu cầu hệ thống đối với Windows XP
CPU: Tối thiểu là Pentium 233 MHz. Nên có Pentium II trở lên
Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 64 MB, nên có 256 MB
Dung lượng đĩa cứng: 2 GB, tối thiểu khi nâng cấp từ Windows ME là 900Mb.
Có thể cài mới (clean install) khi cài từ dấu nhắc Dos hay nâng cấp từ Win9x/ME/NT/2000 khi cài trong Windows đã có.
Chú ý: 
Trong qúa trình cài đặt Windows XP, nếu bạn cài đè vào thư mục Windows đã có, trình Setup sẽ xoá toàn bộ Windows cũ trước khi cài.
Nếu muốn chạy song song WindowsXP và Windows 9x, bạn nên dùng FAT32 cho đĩa cứng, đừng chuyển qua NTFS (không tương thích với Win9x). 
2.2. Khái niệm về tập tin và thư mục
Tập tin (File) 
a) 	Khái niệm: Tập tin là tập hợp các thông tin có liên quan với nhau được lưu trử trên bộ nhớ ngoài. Cụ thể chúng chính là các chương trình, dữ liệu được lưu trử trên đĩa. Để phân biệt giữa các tập tin với nhau, mỗi tập tin có một tên.
b) Quy tắc đặt tên tập tin: Tên tập tin có dạng như sau :
 º [.] 
Trong đó phần tên chính (file name) là bắt buộc phải có; phần mở rộng (extension) dùng để định loại tập tin và có thể có hoặc không. Phần mở rộng được phân cách với phần tên bởi dấu chấm (.). 
Ví dụ : Quyet toan 1.xls, Tong-ket-qui1-2004.doc, Turbo.exe
Chú ý : 
Các ký tự không được dùng để đặt tên tập tin là / \ * ? ;
Các tập tin có phần mở rộng là EXE, COM, BAT thường là các tập tin chương trình.
Các tập tin có phần mở rộng là SYS thường là các tập tin hệ thống chứa các thông tin liên quan đến phần cứng, khai báo thiết bị 
Các tập tin có phần mở rộng là DOC, TXT, HTM thường là các tập tin văn bản.
Các tập tin có phần mở rộng là PAS, PRG, C là các tập tin chương trình nguồn của ngôn ngữ PASCAL, FOXPRO, C.
Trong phần tên chính hay phần mở rộng của tập tin có thể dùng ký tự * hoặc ? để chỉ một họ tập tin thay vì một tập tin.
Ký tự * đại diện cho một nhóm ký tự tùy ý kể từ vị trí của *.
Ký tự ? đại diện cho một ký tự tùy ý tại vị trí của ?.
Ví dụ : *.PAS là nhóm tập tin có phần mở rộng là PAS, còn phần tên chính là tùy ý. DATA?.DOC là tên của các tập tin có ký tự thứ 5 tùy ý, đó là nhóm tập tin có tên như : DATA1.DOC, DATA2.DOC, DATAT,... 
MS-DOS và Windows dành những tên sau để đặt tên cho một số thiết bị ngoại vi, không dùng những tên này đặt cho tên File.
Tên dành riêng
Thiết bị
CON
LPT1 (PRN) 
LPT2, LPT3 
COM1 (AUX) 
COM2 
CLOCKS
NUL
Bàn phím, màn hình (Console) 
Parallel Port 1 (Máy in song song 1) 
Parallel Port 2,3 (Máy in song song 2, 3) 
Serial Port 1 (Port nối tiếp 1) 
Serial Port 2 	(Port nối tiếp 2) 
Đồng hồ của máy
Thiết bị giả 	(Dummy Device) 
Thư mục (Folder/Directory) 
Thư mục là một phân vùng hình thức trên đĩa để việc lưu trử các tập tin có hệ thống. Người sử dụng có thể phân một đĩa ra thành nhiều vùng riêng biệt, trong mỗi vùng có thể là lưu trử một phần mềm nào đó hoặc các tập tin riêng của từng người sử dụng ... Mỗi vùng gọi là một thư mục. 
Mỗi đĩa trên máy tương ứng với một thư mục và được gọi là thư mục gốc (Root Directory). Trên thư mục gốc có thể chứa các tập tin hay các thư mục con (Sub Directory). Trong mỗi thư mục con có thể chứa các tập tin hay thư mục con khác. Cấu trúc này được gọi là cây thư mục.
Tên của thư mục (Directory Name) được đặt theo đúng quy luật đặt tên của tập tin, thông thường tên thư mục không đặt phần mở rộng.
Thư mục gốc là thư mục cao nhất được tổ chức trên đĩa và được tạo ra trong quá trình định dạng đĩa bằng lệnh Format, do đó ta không thể xóa thư mục này.
Thư mục hiện hành (Working Directory) là thư mục mà tại đó chúng ta đang chọn hay đang làm việc.
Thư mục rỗng (Empty Directory) là thư mục trong đó không chứa tập tin hay thư mục con.
Ví dụ: Theo sơ đồ cấu trúc của cây thư mục hình trên ta thấy:
Thư mục gốc C:\ chứa các thư mục BC4, BP, DYNEDWIN,  
Trong thư mục con cấp 1 WINDOWS chứa các thư mục con ALL USERS, APPLICATION DATA, 
Trong thư mục con cấp 2 COMMAND chứa thư mục con cấp 3 EBD và các tập tin ANSI.SYS, ATTRIB.EXE, 
Đường dẫn (Path):
Khi trên đĩa đã có một tổ chức thư mục thì việc quản lý các tập tin dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi đó người sử dụng muốn truy nhập đến một đối tượng (một tập tin hay một thư mục con) không chỉ đơn giản là đưa ra tên của nó (vì có thể có nhiều tập tin hay thư mục con trùng tên trên các thư mục khác nhau) mà phải xác định thật rõ ràng về vị trí của đối tượng cần truy nhập.
Ví dụ : Vị trí của tập tin ANSI.SYS được xác định đầy đủ như sau :
	 C:\WINDOWS\COMMAND\ANSI.SYS
trong đó : Tên ổ đĩa là C, tên thư mục là WINDOWS, COMMAND. Tên tập tin cần truy nhập là ANSI.SYS.	
Đường dẫn (path) là một chuỗi tên các thư mục mà ta cần phải đi qua để đến được tập tin cần dùng. Trong đường dẫn tên các thư mục được cách nhau bởi dấu \ (dấu sổ trái), trong đó thư mục đứng sau phải là con của thư mục đứng ngay trước nó. 
Ví dụ: 
C:\WINDOWS\ASYM\RUNTIME là đường dẫn đến thư mục RUNTIME trong thư mục C:\ WINDOWS\ASYM.
C:\WINDOWS\COMMAND\ANSI.SYS là đường dẫn đến tập tin ANSI.SYS trong thư mục C:\WINDOWS\COMMAND.
Các thành phần cơ bản của Windows
Màn hình Windows 
biểu tượng 
Màn hình nền
nút Start
ứng dụng đang chạy
thanh tác vụ
Màn hình giao diện của Windows gồm có màn hình nền (Desktop), trên nền màn hình là các biểu tượng (Icon) chứa các đường dẫn đến các chương trình ứng dụng, số lượng các biểu tượng tùy theo các chương trình được cài đặt, ta có thể thêm hoặc xóa các biểu tượng. Có hai loại biểu tượng: biểu tượng mặc nhiên, được tạo sẵn ngay sau khi cài đặt Windows, và biểu tượng đường tắt (có dấu mũi tên ở góc dưới bên trái hình vẽ biểu tượng) do người dùng tạo ra. 
Sau đây là một số biểu tượng mặc nhiên quan trọng trên màn hình nền thường có sẵn sau khi cài đặt:
 My computer: Xem các tài nguyên có trong máy tính đang dùng, quản lý các tập tin và thư mục.
 Internet Explorer: Kết nối với Internet.
 Outlook Express: Gửi và nhận thư điện tử.
 Recycle Bin: Lưu trử tạm thời các tập tin bị xóa, các tập tin đã xóa lưu vào đây có thể phục hồi lại được.
Dưới đáy màn hình là Taskbar với biểu tượng là nơi khởi đầu của hầu hết các công việc trong Windows; thanh Quick Launch để khởi động nhanh các chương trình bằng một cái Click chuột, khi đang làm việc trong cửa sổ của bất kỳ ứng dụng nào, muốn trở ra màn hình Destop chỉ cần Click vào biểu tượng Show Desktop trên thanh Quick Launch; cuối cùng bên phải của Taskbar là đồng hồ để hiển thị giờ, Double Click nút này sẽ mở hộp thoại Date and Time Properties hiển thị lịch và cho phép bạn thay đổi ngày tháng; và khoảng còn lại ở giữa của Taskbar để dành hiển thị biểu tượng các ứng dụng đang hoạt động.
Ghi chú : Sử dụng chuột trong Windows	
Công cụ làm việc chính trong Windows là chuột và bàn phím. Sau đây là một số dạng con trỏ chuột:
	 khi chọn lệnh hoặc khi di chuyển trong vùng làm việc.
	 khi đang thực hiện lệnh.
 ó, ô, ö khi đang thay đổi kích thước cửa sổ.
Các thao tác cơ bản với chuột:
Nhấp chuột (Click): bấm nút trái chuột (hoặc nút phải chuột nếu chỉ rõ) một lần rồi thả ra.
Nhấp đúp chuột (Double Click): bấm nhanh hai lần liên liếp nút trái chuột rồi thả ra.
Rê chuột (Drag): bấm và giữ nguyên nút chuột trong khi di chuyển chuột, nhả tay khi chấm dứt Drag.
2. Cửa sổ (Window): 
Windows hiển thị các thông tin trên màn hình thông qua một khung gọi là cửa sổ (Window). Khi khởi động một ứng dụng thường xuất hiện một cửa sổ tương ứng. Trên đỉnh cửa sổ là thanh tiêu đề (Title Bar), giữa thanh tiêu đề là tên ứng dụng đang chạy và tên tập tin. Phía phải thanh tiêu đề có ba nút để điều khiển cửa sổ: Nút cực tiểu để cực tiểu hóa cửa sổ ứng dụng đưa về thành một biểu tượng trên Taskbar, nút cực đại để phóng to cửa sổ ra toàn màn hình (khi nút có một hình chữ nhật ) hoặc thu nhỏ cửa sổ về kích thước lúc trước khi phóng (khi trên nút có hai hình chữ nhật ). Nút Close để đóng cửa sổ ứng dụng. Các thao tác trên có thể thực hiện thông qua một hộp điều khiển (Control Menu Box) ở đầu góc trái thanh tiêu đề bằng cách Click vào biểu tượng của nó.
 Trở về kích thước ban đầu của cửa sổ
 Di chuyển cửa sổ	
 Thay đổi kích thước cửa sổ
 Cực tiểu hóa của sổ thành một biểu tượng
 Phóng to cửa sổ ra toàn màn hình
 Đóng cửa sổ ứng dụng
Trong một số cửa sổ có thực đơn ngang (Menu Bar) gồm danh sách các lệnh (mục), mỗi mục ứng với một thực đơn dọc (Menu Popup) và nằm ngay sát dưới thanh tiêu đề. Để mở một Menu Mopup, bạn Click vào tên mục hoặc gõ Alt+kí tự đại diện của tên mục. Sau đây là Menu Bar của cửa sổ chương trình Microsoft Word: 
Nếu cửa sổ không đủ rộng để hiện tất cả các thông tin, xuất hiện thanh cuốn ở cạnh bên phải và cạnh đáy của cửa sổ, ta có thể kéo nút cuốn hoặc nháy các nút mũi tên trên thanh cuốn để hiện thông tin cần xem. 
Click vào đây để cực tiểu hoá cửa sổ
Click vào đây để đóng cửa sổ
Control Menu Box
Menu bar
Click vào để cuốn lên
Click vào để cuốn sang phải
Click vào để cuốn xuống
Click vào để cuốn sang trái
Để di chuyển cửa sổ, Drap tại thanh tiêu đề của cửa sổ để di chuyển.
3. Hộp thoại: 
Hộp thoại trong Windows giúp cho người dùng có thể thực hiện các lựa chọn và ra quyết định hành động. Dòng trên cùng của hộp thoại là thanh tiêu đề mà trên đó ghi tên hộp thoại. 
Text Box
Tab
Control Box
Check Box
Trên hộp thoại thường có các thành phần thường gặp sau:
Nút đóng hộp thoại : nằm ở cuối góc phải thanh tiêu đề.
Nút ấn (Push Button): là những nút hình chữ nhật trên đó có ghi chữ. Các nút thường dùng: 
 khẳng định các lựa chọn.
 hủy bỏ các lựa chọn và thoát khỏi hộp thoại.
	 nút có chữ với 3 dấu chấm, chọn sẽ sinh ra hộp thoại mới.
Hộp kiểm tra (Check Box): là các ô nhỏ bên cạnh có chữ, Click để lựa chọn thì ô được đánh dấu bởi ký hiệu . Có thể lựa chọn nhiều nút kiểm tra trong một hộp thoại.
Nút đài (Radio Button): là những ô hình tròn bên cạnh có chữ, khi Click vào ô này để lựa chọn thì ô được đánh dấu bởi một chấm to màu đen . Khi xuất hiện nhiều nút đài thì chỉ có thể chọn được một.
nút đài
Hộp điều khiển kéo xuống (Control Box): là những nút mà bên phải nút có mũi tên. Khi Click vào mũi tên này, sẽ xuất hiện một Menu kéo xuống cho phép ta lựa chọn một mục.
Hộp văn bản (Text Box): khi Click vào hộp ta có thể đánh các ký tự vào. 	
Các lớp (Tab): một số hộp thoại được tổ chức thành nhiều lớp như các tấm bìa xếp chồng lên nhau, tên các lớp nằm ở phía trên đỉnh hộp thoại. Mỗi lớp lại tương ứng với các mục lựa chọn riêng, có thể coi mỗi lớp như là một hộp thoại con.
Nút trợ giúp : nằm ở phía trên bên phải cửa sổ, khi Click nút này, dấu chấm hỏi sẽ dính vào con trỏ chuột, di chuyển con trỏ chuột tới bất kỳ mục nào trong hộp thoại và Click thì ta sẽ được hướng dẫn trực tiếp của chính mục này.
4. Kết thúc Windows và tắt máy: 
Sau khi đóng mọi chương trình đang sử dụng, bạn Click nút Start, xuất hiện Menu Popup, rồi chọn và xuất hiện hộp thoại Turn off computer:
Chọn Turn Off: Máy sẽ hoàn tất mọi thủ tục dọn dẹp cần thiết trước khi bạn tắt máy. Để kết thúc làm việc và tắt máy ta chọn mục này. 
Chọn Restart: Máy sẽ khởi động lại máy tính và nạp lại hệ điều hành.
Chọn Stand By: Máy sẽ chuyển sang chế độ chờ, màn hình tự tắt để tiêu hao năng lượng ở mức thấp nhất, cho đến khi nào bạn chạm vào một phím bất kỳ hoặc di chuyển chuột, máy sẽ hoạt động lại bình thường.
Lưu ý: 
Ngoài ra còn chế độ tắt máy Hibernate sẽ giúp không những khởi động lại máy nhanh hơn mà còn trả lại nguyên vẹn những ứng dụng đang chạy trước khi tắt máy.
Để mở chức năng Hibernate, vào Control Panel | Power Option. Trong hộp thoại Power Option:
Vào lớp Hibernate, đánh dấu chọn cho Enable hibernation.
Vào lớp Advanced, trong khung When I press the power button on my computer, bấm vào mũi tên và chọn Hibernate.
Khi click Start để shutdown, nếu trên tuỳ chọn chưa có Hibernate, thì đưa trỏ chuột đến nút Standby, rồi ấn phím Shift để có tuỳ chọn này mà tắt máy.
 Các thao tác cơ bản trên Desktop và Taskbar
1. Điều chỉnh Menu Start
    Để sửa đổi menu Start phù hợp với ‎ý thích và thói quen của mình, bấm phím phải chuột lên nút start và chọn lệnh Properties trong menu shortcut. 
 Lớp Start Menu
    Start Menu của WindowsXP khác biệt nhiều so với Windows9x/2000 nên có thể làm nhiều người lúng túng khi sử dụng. Nếu bạn thích giao diện Start Menu theo kiểu Windows 9x, bạn hãy chọn Classic Start menu.
	Bạn chọn Start menu nếu thích giao diện của WindowsXP và bấm nút Customizer nếu muốn bỏ bớt các biểu tượng mặc định của Windows hay thay đổi kích thước biểu tượng để Start menu gọn gàng hơn.
Start Menu dành riêng một không gian lớn để liệt kê các chương trình bạn thường dùng nhất để giúp bạn có thể quay trở lại với chúng nhanh hơn trong phiên làm việc sau. Với bảng Customizer/General, bạn có thể xoá bỏ danh sách nầy bằng nút Clear List và chỉ định số lượng giới hạn lưu giữ trong danh sách (chương trình mới nhất sẽ thay thế chương trình cũ nhất).
 Lớp Taskbar:
- 	Lock the Taskbar: Không cho thay đổi vị trí và kích thước thanh Taskbar.
- Auto-hide the taskbar: Thanh Taskbar sẽ không hiển thị cho đến khi nào bạn di chuyển chuột vào đúng vị trí của thanh Taskbar (vị trí mặc định là cạnh dưới màn hình Desktop).
- Keep the taskbar on top of other windows: Thanh taskbar khi hiển thị luôn luôn nằm trên các cửa sổ ứng dụng trên màn hình Desktop.
- Group similar taskbar buttons: Gom biểu tượng các cửa sổ của cùng 1 ứng dụng lại thành 1 biểu tượng nhóm duy nhất trong thanh taskbar để đở choán chổ. Bạn bấm phím trái chuột vào biểu tượng để chọn mở các cửa sổ trong nhóm, bấm phím phải chuột để đóng tất cả cửa sổ trong nhóm (close group).
- Show Quick Launch: Hiển thị thanh mở nhanh chương trình. Bạn chỉ cần bấm phím trái chuột vào biểu tượng là chạy chương trình thay vì phải bấm kép đối với biểu tượng trên Desktop.
- Hide Inactive icons: Dấu bớt biểu tượng không cần thiết trong khay đồng hồ. Bấm nút Customize để mở hộp thoại cho phép bạn chỉ định: Hide when inactive (ẩn khi không hoạt động), Always hide (luôn luôn ẩn), Always show (luôn luôn hiện).
    Để hiện tất cả biểu tượng, bạn bấm chuột vào mũi tên kép của khay đồng hồ.
Thay đổi vị trí đặt và kích thước thanh Taskbar: 
Thanh Taskbar có thể đặt ở 1 trong 4 cạnh của màn hình bằng cách Click một điểm trống trên Taskbar và kéo đi. Thông thường Taskbar để ở đáy màn hình. Độ rộng của Taskbar có thể thay đổi bằng cách đưa chuột đến mép Taskbar khi nào thấy xuất hiện mũi tên hai chiều thì Drag nó.
Tạo shortcut: 
Bạn có thể tạo một biểu tượng ngay trên màn hình Desktop để nhanh chóng gọi một ứng dụng nào đó (ví dụ chương trình học tiếng Anh English Study) hoặc mở một tài liệu nào đó mà bạn thường xuyên sử dụng (ví dụ bài giảng toi-uu1.doc).
Tạo Shortcut cho ứng dụng trên Desktop:	
Tạo Shortcut: Giả sử bạn muốn tạo Shortcut trên Desktop để khởi động tập tin chương trình EngStd.exe ở thư mục C:\EngStd của phần mềm English Study, với tên Shortcut là “Học tiếng Anh”: 
Right click tại chỗ trống trên Desktop và chọn New | Shotcut, xuất hiện hộp thoại Create Shortcut;
Trong hộp thoại Create Shortcut, Click nút Browse. ở hộp thoại Brown For Folder, bạn dò đến thư mục EngStd ở đĩa C và chọn .
Ở hộp thoại kế, đặt tên cho Shortcut trong khung Type a name for the shortcut là “Hoc tieng Anh”. Sau đó Click nút .
Ngoài ra có thể lấy các biểu tượng trong Start Menu để đưa ra Desktop bằng cách:
Vào Start Menu để chọn biểu tượng cần đưa ra Desktop;
Right Click và chọn Send To | Desktop (create shortcut).
Thay đổi tên của Shortcut : chọn nó, Right Click, Rename.
Huỷ bỏ Shortcut: chọn nó, Right Click, Delete (hoặc bấm phím Delete). Shortcut chỉ là công cụ để tham chiếu chứ không phải bản thân tài liệu hay phần mềm, nên huỷ bỏ shortcut không gây ra việc xoá tập tin hay ứng dụng.
Tạo Shortcut cho tài liệu: 
Các bước tạo Shortcut cho tài liệu cũng giống như cho ứng dụng. Nếu Shortcut tham chiếu đến tập tin của ứng dụng (ví dụ EngStd.exe) thì khi kích hoạt Shortcut, sẽ mở cửa sổ ứng dụng; nếu tham chiếu đến tên một tài liệu của riêng bạn (ví dụ Toi-uu1.doc - văn bản được soạn thảo bởi Microsoft Word) thì Windows sẽ làm hai việc : trước hết khởi động phần mềm chủ quản của tài liệu (ở đây là Microsoft Word), sau đó giao phần mềm này mở tài liệu đó (Toi-uu1.doc).
Tạo Shortcut trên Start Menu: 
Tạo Shortcut trên Start Menu:
Right Click tại một điểm trống ở Taskbar, chọn Property, rồi chọn Start Menu;
Chọn vào Classic Start Menu. Nhấp nút ;
Bấm nút để xuất hiện hộp thoại Create Shortcut;
Gõ tên chương trình nếu biết chính xác đường dẫn hoặc Click nút để tìm; 
Lựa thư mục muốn đặt chương trình (hoặc có thể Click nút để tạo thư mục mới) rồi Click nút ;
Nhập tên vào hộp văn bản nếu muốn hoặc chấp nhận tên do Windows gợi ý;
Click nút để hoàn tất.
Gở bỏ Shortcut ra khỏi Start Menu:
Right Click tại một điểm trống ở Taskbar, chọn Property, rồi chọn Start Menu;
Chọn vào Classic Start Menu. Click nút ;
Click nút để xuất hiện hộp thoại Remove Shortcut | Folder;
ở hộp thoại Remove Shortcut | Folder, chọn nhóm cần loại bỏ và click . Lúc này một thông báo hiển thị hỏi bạn có muốn xóa nhóm không? Click nút Yes để xóa hay Click nút No để bỏ qua.
Lập lại bước trên để xóa các nhóm khác. Sau khi xóa nhóm, Click nút Close để đóng hộp thoại chọn nhóm cần xóa.
Lưu ý: Khi bạn xóa nhóm ra khỏi Start Menu thì ứng dụng đó chưa bị xóa.
Sắp xếp các cửa sổ ứng dụng: 
Right Click tại một điểm trống trên Taskbar, xuất hiện Menu Popup gồm các mục sau:
Cascade Windows: các cửa sổ ứng dụng đang mở xếp lợp lên nhau.
Tile Windows Horizontally: các cửa sổ ứng dụng xếp cạnh nhau theo chiều ngang.
Tile Windows Vertically: các cửa sổ ứng dụng xếp cạnh nhau theo chiều dọc.
Show the Desktop: hiển thị vùng Desktop.
Trong các cửa sổ đang mở sẽ có một cửa sổ đang hoạt động (Active Windows), cửa sổ này thanh tiêu đề sẽ có màu xanh (có thể màu khác tuỳ theo bạn định dạng trong windows XP), các cửa sổ còn lại sẽ có màu mờ. Muốn chuyển qua lại cửa sổ nào để làm việc, bạn chỉ cần Click vào bất kỳ chỗ nào trên cửa sổ đó hoặc Click vào biểu tượng cửa sổ trên Taskbar.
5. Thay đổi ảnh nền cho Desktop
Để thay đổi ảnh nền cho Desktop cho Windows, ta thực hiện như sau:
Right Click tại vị trí bất kỳ trên Desktop của Windows và chọn Properties.
Trong hộp thoại Display Properties, chọn lớp Desktop. Trong danh sách liệt kê Background bạn chọn ảnh muốn dùng làm ảnh nền. Nếu muốn chọn những ảnh không có sẵn trong danh sách Background thì Click nút Brown, sau đó tìm đến tập tin hình ảnh mà bạn muốn chọn rồi Double Click vào tập tin đó để bổ sung tập tin này vào Background.
Sau cùng Click nút OK hay Apply để xác định sự lựa chọn.
Bạn có thể chọn những chế độ hiển thị khác nhau: Center, Title hoặc Stretch trong Control Box Position.
6. Thiết lập màn hình tạm nghỉ (Screen Saver):
Sau một thời gian định trước, nếu không sử dụng bàn phím và chuột, màn hình Windows XP sẽ chuyển sang chế độ tạm nghỉ. Màn hình chỉ phục hồi khi có tín hiệu từ bàn phím hay chuột. Với tính năng này, người dùng có thể khóa dữ liệu của mình không cho người khác sử dụng đến. Để thiết lập chế độ này ta thực hiện như sau:
Right Click tại vị trí bất kỳ trên Desktop của Windows và chọn Properties.
Trong hộp thoại Display Properties, chọn lớp Screen Saver và chọn một kiểu bảo vệ màn hình, có thể xem trước bằng cách Click nút Preview. ứng với mỗi dạng Screen Saver khác nhau sẽ có những thông số khác nhau. Để thiết lập lại thông số này, click nút Settings bên cạnh khung Screen Saver. Trong hộp thoại tương ứng, thay đổi các giá trị cho đối tượng. Sau khi thay đổi giá trị, Click nút OK để chấp nhận các thay đổi.
Kế đến, chọn thời gian dừng cho hệ thống trong khung Wait, có nghĩa là sau thời gian bao lâu nếu không sử dụng máy tính thì chế độ Screen saver sẽ hoạt động. Muốn trở về chế độ làm việc, gõ phím bất kỳ hay tác động chuột để trở về màn hình làm việc. Nếu Click chọn On Resume, password Protect thì k

Tài liệu đính kèm:

  • docbg tin hoc van phong 1 - THCB.doc