Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Hình 8

Câu 1 (Tiết 1§1. Tứ giác)

Nêu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi?

Đáp án: Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng.

Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong 1 nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.

Câu 2: (Tiết 1§1. Tứ giác)

Nêu định lí về tổng các góc của 1 tứ giác.

Tứ giác ABCD có . Tính số đo góc C và D

Đáp án: Tổng các góc của một tứ giác bằng 360o

Theo định lí tổng các góc của một tứ giác, ta có:

Mà nên

 

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Hình 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI “NHẬN BIẾT” CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I
PHẦN HÌNH HỌC
CHƯƠNG I : TỨ GIÁC
Câu 1 (Tiết 1§1. Tứ giác)
Nêu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi?
Đáp án: Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong 1 nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
Câu 2: (Tiết 1§1. Tứ giác)
Nêu định lí về tổng các góc của 1 tứ giác.
Tứ giác ABCD có . Tính số đo góc C và D
Đáp án: Tổng các góc của một tứ giác bằng 360o
Theo định lí tổng các góc của một tứ giác, ta có:
Mà nên 
Câu 3: (Tiết 1§1. Tứ giác)
	Tổng các góc của một tứ giác bằng:
	A. 900	B. 1800	C. 2400	D. 3600
Hướng dẫn/đáp số: D
Câu 4: (Tiết 1 §1. Tứ giác)
	Tứ giác ABCD có = 1200; = 800 ; = 1000 tính =? 
* Hướng dẫn/đáp số: 
	 = 600 
Câu 5: (Tiết 2 –§2 Hình thang)
	Cho hình thang ABCD có đáy AB và CD.Biết góc A= 100 , góc C = 140.Tính góc B và góc D ? 
Hướng dẫn / Đáp số: Góc B =.40 ; Góc D = 80
Câu 6: (Tiết 2 –§2 Hình thang)
	Cho ABCD là hình thang vuông có AB //CD.Biết góc A= 90.Khi đó góc D bằng:
	A.40 ; B .90 ; C.70 ; D .100
 Hướng dẫn / Đáp số: Câu B.90 
Câu 7. (Tiết 3 §3. Hình thang cân)
Hình thang có thêm điều kiện gì để trở thành hình thang cân?
Trả lời: Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân. 
Câu 8. (Tiết 3 §3. Hình thang cân)
Nêu dấu hiệu nhận biết hình thang cân
Đáp án:
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân
Câu 9: (Tiết 3 –§3 Hình thang cân)
 	Hình thang cân ABCD.Biết góc A= 80 , góc B = 80 , góc C = 100 .Tính góc D =? 	Em có nhận xét gì về hai góc đối của hình thang cân ?
Hướng dẫn / Đáp số : Góc D =100
	Nhận xét: Hai góc đối của hình thang cân thì bù nhau.	
Câu 10 :(Tiết 6 §4. Đường trung bình của tam giác, hình thang)
 Nêu định nghĩa đường trung bình của tam giác, của hình thang?
Đáp án: Đường trung bình của tam giác là đường thẳng nối trung điểm 2 cạnh của tam giác.
Đường trung bình của hình thang là đường thẳng nối trung điểm 2 cạnh bên của hình thang.
Câu 11 . (Tiết 6 §4. Đường trung bình của tam giác, hình thang)
Cho tam giac ABC như hình bên biết BC = 12cm. Tính DE ?
Đáp án:
DE = 
Câu 12: (Tiết 6 §4. Đường trung bình của tam giác, hình thang)
Một tam giác có;
một đường trung bình
Hai đường trung bình
3 đường trung bình
Có vô số đường trung bình
Đáp án: C
Câu 13 : (Tiết 6 §4. Đường trung bình của tam giác, hình thang)
	Cho hình vẽ. Biết AB // DC và AB = 3 cm ; DC = 7cm.
 	Hỏi EF = ? 
* Hướng dẫn/đáp số: 
	EF = 5cm
Câu 14: (Tiết 6-& 4 Đường TB của tam giác ,của hình thang)
	Cho tam giác ABC , D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Xác định đường trung bình của tam giác ABC ?
Hướng dẫn / Đáp số: Đường trung bình của tam giác ABC chính là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.
Câu 15: (Tiết 6 -& 4 Đường TB của tam giác ,của hình thang)
 	Cho hình thang ABFE ( AB//CD//EF ) .Biết AB = 4cm , EF = 12cm.Thì độ dài đường trung bình CD của hình thang bằng bao nhiêu ?
Hướng dẫn / Đáp số: CD = 
Câu 16 ( tiết 8 &6 Đối xứng trục ) 
 Điền vào dấu chấm để được khẳng định đúng.
 Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
Trả lời: đường trung trực
Câu 17 ( tiết 8 &6 Đối xứng trục ) 
Tam giác đều và đường tròn tâm O có bao nhiêu trục đối xứng ?
Đáp án:
Tam giác đều có 3 trục đối xứng
Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng
Câu 18: ( Tiết 8 – Bài 6. Đối xứng trục) 
 	Nếu d là đường trung trực của A A’ thì A có mỗi quan hệ gì với A’ qua d?
	Đáp án: Nếu d là đường trung trực của A A’ thì A đối xứng với A’ qua d.
Câu 19 : (Tiết 8 – Bài 6. Đối xứng trục) 
	Các câu sau câu nào đúng câu nào sai:
	a. Hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục thì có chu vi bằng nhau.
	b.Một đoạn thẳng chỉ có một trục đối xứng.
	c. Một đương tròn có vô số trục đối xứng.
Đáp án: a) Đúng , b) Sai , c) Đúng
Câu 20: (Tiết 8 – Bài 6. Đối xứng trục)
 Hình thang cân ABCD có: 
	A, Một trục đối xứng. 
	B Hai trục đối xứng. 
	C Bốn trục đối xứng.
	Đáp số : A. Một trục đối xứng
Câu hỏi 21 ( Tiết 10 §7. Hình bình hành)
 Hai đáy của hình thang có thêm điều kiện gì để trở thành hình bình hành?
Trả lời: Hình thang có hai đáy bằng nhau là hình bình hành.
Câu hỏi 22: ( Tiết 10 §7. Hình bình hành)
	Các Câu hỏi sau đúng hay sai ?
Hình thang có hai đáy bằng nhau là hình bình hành
Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành
Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành
Hướng dẫn/đáp số: 	a), b) đúng
 Câu hỏi 23 : (Tiết 10 §7. Hình bình hành)
	Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình gì?
 * Hướng dẫn/đáp số: 
	Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành
 Câu hỏi 24 (Tiết 10 §7. Hình bình hành)
 Nêu các tính chất của hình bình hành
Đáp án: Trong hình bình hành
Các cạnh đối bằng nhau
Các góc đối bằng nhau
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Câu hỏi 25: (TiÕt 12 : §8. Đối xứng tâm )
Trong các chữ cái sau chữ nào có tâm đối xứng?
G, H, I, O, N, L
Hướng dẫn/đáp số:
Các chữ có tâm đối xứng là: H, I, O
 Câu hỏi 26 (Tiết 14 §9. Hình chữ nhật)
Các câu sau đúng hay sai ? 
1-Tam giác ABC vuông tại A thì A thuộc đường tròn đường kính BC
2-Hình chữ nhật là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau.
Đáp án : 1. Đúng 2. Đúng
Câu hỏi 27 (Tiết 14 §9. Hình chữ nhật)
Nêu các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Đáp án:
Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật
Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật
Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
Câu hỏi 28: 	(Tiết 14 §9. Hình chữ nhật)
 Hình chữ nhật là tứ giác: 
A. Có hai cạnh vừa song song vừa bằng nhau. 
B. Có bốn góc vuông.
C. Có bốn cạnh bằng nhau. 
D. Có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc vuông
Hướng dẫn/đáp sô: C
Câu hỏi 29: (Tiết 18 §11. Hình thoi) 
	Cho hình thoi MNPQ có MN = 7cm. Tính chu vi của hình thoi MNPQ.
* Hướng dẫn/đáp số: 
	 = 4.7 = 28 (cm)
Câu hỏi 30: ( Tiết 20 §12. Hình vuông)
 Cho hình vẽ. 
 Tứ giác ABCD là hình gì? 
 Vì sao? 
* Hướng dẫn/đáp số: 
	Tứ giác ABCD là hình vuông vì = = 900 và AB = BC = CD = DA
Câu hỏi 31: Tiết 20 §12. Hình vuông)
 Hình vuông là tứ giác: 
A. Có hai cạnh vừa song song vừa bằng nhau. B. Có bốn góc vuông.
C. Có bốn cạnh bằng nhau. D. Có bốn góc vuông và bèn cạnh bằng nhau. 
Hướng dẫn/đáp số: D
CHƯƠNG II: ĐA GIÁC. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
 Câu 1: 	(Tiết 25 §1. Đa giác. Đa giác đều)
 	Thế nào là đa giác đều:
A. Là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau
	B. Là đa giác có tất cả các góc bằng nhau
	C. Là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau, có tất cả các góc bằng nhau.
	D. Các Câu hỏi đều sai.
Hướng dẫn/đáp số: C
Câu 2 (Tiết 25 §1. Đa giác. Đa giác đều)
Thế nào là đa giác lồi ?
Đáp án :
Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác đó
Câu 3 (Tiết 25 §1. Đa giác. Đa giác đều)
Xác định tính đúng ,sai ?
Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau ?
Đáp án : Sai
Câu 4 (Tiết 25 §1. Đa giác. Đa giác đều)
Cho ví dụ về đa giác không đều trong mỗi trường hợp sau :
a.Có tất cả các góc bằng nhau
b.Có tất cả các cạnh bằng nhau
 Đáp án : a. Hình chữ nhật
 b.Hình thoi 
Câu 5 . (Tiết 25 §1. Đa giác. Đa giác đều ) 
Khoanh tròn vào đáp án đúng.
Đa giác có 6 cạnh bằng nhau gọi là hình gì?
A . Tứ giác đều B. Lục giác đều C. Lục giác D. Ngũ giác đều
Trả lời: B. Lục giác đều
Câu 6 . Tính diện tích hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh kề nhau lần lượt có độ dài là 4cm và 6cm
 Giải: S = 4. 6= 24cm 
Câu 7 : (Tiết 26 §2. Diện tích hình chữ nhật)
	Tính diện tích hình chữ nhật ABCD biết AB = 5cm, CD = 8cm.
* Hướng dẫn/đáp số: 
	 = 5.8 = 40 ()
Câu 8: (Tiết 26 §2. Diện tích hình chữ nhật)
	Tính diện tích hình chữ nhật biết chiều dài là 2m, chiều rộng là 150cm
Hướng dẫn/đáp số: 2m = 200cm S = 200.150 =30 000cm2
Câu 9: (Tiết 26 §2. Diện tích hình chữ nhật)
	Tính diện tích hình vuông có độ dài một cạnh là 8cm 
* Hướng dẫn/đáp số: 
	S = = 64 ( )
Câu 10 (Tiết 26 §2. Diện tích hình chữ nhật)
Tính diện tích của mảnh đất biết chiều rộng bằng 8m, chiều dài gấp đôi chiều rộng
Đáp án: Diện tích của mảnh đất lá :128
Câu 11 (Tiết 26 §2. Diện tích hình chữ nhật)
Tính diện tích của mảnh đất biết chiều rộng bằng 8m, chiều dài gấp đôi chiều rộng
Đáp án: Diện tích của mảnh đất lá :128
Câu 12 (Tiết 26 §2. Diện tích hình chữ nhật)
Tính diện tích của mảnh đất biết chiều rộng bằng 8m, chiều dài gấp đôi chiều rộng
Đáp án: Diện tích của mảnh đất lá :128
 Câu 13 . (Tiết 27 §3. Diện tích tam giác)
Viết công thức tính diện tich tam giác. Áp dụng tính diện tích tam giác có đường cao h = 2cm, cạnh đáy ứng với đường cao đó là a = 3cm
 Trả lời: Công thức tính diện tích tam giác S = a.h
 Áp dụng: S = a.h = . 3 . 2 = 3 cm 
 Câu 14 : (Tiết 27 §3. Diện tích tam giác)
Hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông có độ dài là 5cm, 6cm. Vậy diện tích tam giác vuông là: 
 A. 10cm2	B. 15cm2	C. 30cm2
Hướng dẫn/đáp số: B
Câu 15 ( tiết 27 &3 Diện tích tam giác ) 
Nêu định lý cách tính diện tích tam giác
Đáp án: Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó 
Câu 16 ( tiết 27 &3 Diện tích tam giác ) 
Cho tam giác ABC có BC = 15 cm; đường cao AH bằng 10 cm. Diện tích tam giác là:
A. 150 m2 B. 75 cm2 C. 150 cm2 D. 750 m2
 Đáp án : B. 75 cm2 
Câu 17. Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AB = 3cm, CD = 4cm, chiều cao AH = 2cm. Tính diện tích hình thang ABCD
 Giải: S = (3 + 4). 2= 7cm 
Câu 18 ( tiết 31 §4. Diện tích hình thang ) 
 Tính diện tích của thửa ruộng hình thang biết đáy nhỏ bằng 10m, đáy lớn 15m, chiều cao 5m
Đáp án: Diện tích thửa ruộng là :
Câu 19 : (Tiết 32 §5. Diện tích hình thoi)
Nêu công thức tính diện tích hình thoi
Đáp án: Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo: 
Câu 20. Cho hình thoi ABCD có AC = 6cm, BD = 8cm tính diện tích hình thoi ABCD
 Giải: S = 6.8=24cm 
Câu 21: : (Tiết 32 §5. Diện tích hình thoi)
Diện tích hình thoi bằng bao nhiêu nếu độ dài hai đường chéo là: 6cm và 8 cm? 
 Đáp án: S = 24 cm 
Câu 22: (Tiết 32 §5. Diện tích hình thoi)
Diện tích hình thoi có đường chéo bằng 4cm và 8cm là :
A. 32	cm2	B. 12 cm2	C. 16 cm2	D. Kết quả khác
Hướng dẫn/đáp số : C
Câu 23: (Tiết 34 §6. Diện tích đa giác)
Ngũ giác đều được chia thành mấy tam giác:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Hướng dẫn/đáp số: B

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh hoc - lop 8.doc