Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Ngữ văn 6

Câu 1: Bài 1 Tiết 1

 Thế nào là Truyện Truyền thuyết?

Đáp án: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

Câu 2: Bài 1 Tiết 1

 Nêu những đặc điểm của truyệnTruyền thuyết ?

Đáp án:

- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ

-Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo

-Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử

-Người kể, người nghe tin câu chuyện như có thật

- Thể hiên thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự việc và nhân vật lịch sử

 

doc 16 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p án: Với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng 
người Việt.
Câu 4: Bài 1 Tiết 1
Ý nghĩa của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là gì?
Đáp án: Hình tượng bọc trăm trứng có ý nghĩa: Các dân tộc Việt Nam đều là anh em
Câu 5: Bài 1 Tiết 2
 Bánh chưng, bánh giày mà Lang Liêu dâng lễ Tiên Vương tượng trưng cho điều gì?
Đáp án: Bánh chưng vuông tượng trưng cho trời, bánh giày tròn tượng trưng cho đất.
Câu 6: Bài 1 Tiết 2
Nhân vật Lang Liêu gắn với hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước?
A. Chống giặc ngoại xâm	
B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên
C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa.	
D. Giữ gìn ngôi vua
 Đáp án : C
Câu 7: Bài 1 Tiết 2
Lang Liêu làm bánh lễ Tiên Vương bằng nguyên liệu gì?
Đáp án: Lang Liêu làm bánh từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong.
Câu 8: Bài 2 Tiết 5,6
Thánh Gióng là truyền thuyết đời Hùng Vương thứ mấy?
A. Thứ 5 B . Thứ 6 C. Thứ 10 D. Thứ 18
Đáp án: B
Câu 9: Bài 2 Tiết 5,6 
Nêu những chi tiết kể về sự ra đời kì lạ của của Thánh Gióng?
Đáp án: 
- Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.
- 3 năm Gióng không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đấy.
Câu 10: Bài 3 Tiết 9,10
Văn bản nào đề cập đến cuộc đấu tranh chống thiên tai của cha ông ta?
Đáp án: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” 
Câu 11: Bài 3 Tiết 9,10	
Dòng nào dưới đây nêu không đúng về ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh?
A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên gian khổ mà hào hùng của cha ông ta.
B. Cuộc chiến đấu oanh liệt chống nạn bão lụt triền miên và ước mơ chế ngự thiên tai của cư dân Việt cổ.
C. Ca ngợi công lao dựng nước của các vị vua Hùng.
D. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các vị thần để tranh giành ngôi vua.
Đáp án: D
Câu hỏi 12: Bài 3 Tiết 9, 10
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ai tài hơn ai?
Đáp án: Ngang tài ngang sức
Câu 13: Bài 3 Tiết 9, 10
Có ý kiến cho rằng trong đồ sính lễ thách cưới, Hùng Vương đã thiên vị Sơn Tinh đúng hay sai?
A. Đúng B.Sai
Đáp án: A. 
Câu 14: Bài 4 Tiết 13
 Lê Lợi đã trả lại gươm thần ở đâu? 
Đáp án: hồ Tả Vọng. 
Câu 15. Bài 6 Tiết 21,22
Thạch Sanh thuộc loại nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật mồ côi B. Nhân vật thông minh, tài trí.
C. Nhân vật nghèo khổ gặp may mắn. D. Nhân vật anh hùng, dũng sĩ 
Đáp án: D
Câu 16: Bài 6 Tiết 21,22
Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thánh nào?
Đáp án
- Đi canh miếu thay cho Lý Thông và giết chằn tinh
- Xuống hang giết đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Phá cũi sắt, cứu thái tử con vua thủy tề.
- Bị hồn chằn tinh và đại bàng trả thù. Thạch Sanh bị bắt và bị hạ ngục
Câu 17. Bài 7 Tiết 25,26
 Trình bày ý nghĩa của truyện Em bé thông minh
A. Chế giễu sự kém thông minh của vua, quan, sứ thần
B. Đề cao trí thông minh của em bé
C. Đề cao trí thông minh của em bé - cũng là đề cao trí khôn dân gian
D. Tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống hằng ngày.
Đáp án: C, D.
Câu 18: Bài 7 Tiết 25,26
 Trong truyện Em bé thông minh, để giúp vua trả lời câu đố của sứ thần nước láng giềng em bé đã làm cách nào?
Đáp án: Hát một bài đồng dao dân gian có nội dung buộc chỉ vào con kiến, bôi mỡ vào một đầu con ốc, đầu còn lại bịt giấy. 
Câu 19: Bài 7 Tiết 25,26
Trong truyện Em bé thông minh, câu chuyện bắt đầu bằng sự việc gì?
Đáp án: Vua sai một viên quan đi khắp nước tìm người tài giỏi bằng cách ra những câu đố oái oăm
Câu 20: Bài 7 - Tiết 25)
 Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Cho biết nội dung của từng câu đố?
Đáp án: Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thánh qua 4 lần.
+ Lần 1:Trâu cày mỗi ngày được mấy đường.
+ Lần 2: Nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.
+ Lần 3: thịt một con chim sẻ bày thành ba mâm cỗ
+ Lần 4: Xâu một sơi chỉ mảnh xuyên qua một con ốc vặn rất dài
CHỦ ĐỀ 2: Truyện Cổ tích nước ngoài.
Câu 1. Bài 8 Tiết 30
Mơ ước của Mã Lương thời thơ ấu là gì ?
A. Mong có bút thần B. Mong có bút vẽ
C. Mong có giấy vẽ D. Mong có màu vẽ.
Đáp án: B
Câu 2. Bài 8 Tiết 30
 Mã Lương vẽ cho người nghèo những gì?
A. Thóc, gạo, ngô, khoai
B. Vàng bạc, châu báu
C. Cày, cuốc, đèn, thùng
D. Thuyền, biển.
Đáp án: C
Câu 3. Bài 8 Tiết 30
Mữ Lương đã vẽ những gì để trừng trị tên vua thâm lam, độc ác.
A. Biển, thuyền, sóng, gió B. Biển, sóng, gió 
C. Biển, thuyền, gió C. Biển, thuyền. 
Đáp án: A
Câu 4. Bài 9 Tiết 37
Văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích của nước nào?
A. Việt Nam B. Trung Quốc C. Nga D. Ấn Độ
Đáp án: C
Câu 5: Bài 9 - Tiết 37
Trong văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” mụ vợ bị trừng phạt vì tội gì ?
Đáp án: Tham lam, độc ác, bội bạc.
Câu 6: Bài 9 - Tiết 37
	Nhân vât ông lão trong câu chuyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã mấy lần ra biển cầu xin cá vàng giúp ?
 Đáp án: Năm lần 
CHỦ ĐỀ 3: Truyện cười, truyện ngụ ngôn
Câu 1: Bài 10 Tiết 38
 Nêu đặc điểm của truyện ngụ ngôn.
Đáp án: Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chuyện về chính con người để nói bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.
Câu 2: Bài 10 Tiết 38
 Cho biết Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện gì?
Đáp án: thuộc thể loại truyện ngụ ngôn
Câu 3: Bài 10 Tiết 38
Em chọn lí do nào trong những ý sau kể về việc ếch bị con trâu giẫm bẹp?
A. Vì ếch ta ra khỏi môi trường quen thuộc.
B. Vì ếch ta chủ quan, vênh váo, kiêu ngạo
C. Vì đường quá hẹp
D. Vì chân trâu rất to.
Đáp án: A, B 
Câu 4: Bài 10 Tiết 38
Bài học ngụ ngôn rút ra từ truyện này là gì?
A. Coi trời bằng vung B. Chủ quan tất bại
C. Kiêu ngạo tất chết D. Coi thường tất nguy.
Đáp án: C 
Câu 5: Bài 10 Tiết 39
Các ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi đã “xem” voi bằng cách nào?
Đáp án: Các thầy xem voi bằng cách sờ, mỗi thầy sờ một bộ phận.
Câu 6: Tiết 39. Bài 10
“Thầy bói xem voi” thuộc thể loại truyện nào?
A. Truyền thuyết B. Truyện ngụ ngôn
C. Truyện cổ tích D. Truyện thần thoại
Đáp án: B. 
Câu 7: Bài 10 Tiết 39
Dòng nào nói đúng nhất tính cách của năm ông thầy bói mù.
A. Bảo thủ qúa đáng 
B. Hung hăng, hống hách
C. Tự tin mù quáng.
D.Bảo thủ, tự tin mù quáng.
Đáp án: D
Câu 8. Bài 11 Tiết 43
 Sau khi bàn bạc Mắt, Chân, Tay rủ nhau làm gì?
A. Đến nhà lão Miệng nói cho lão biết sự bất công
B. Rủ thêm bác Tai cùng đến nhà lão Miệng nói thắng quyết định rồi kéo nhau về
C. Cả bọn cùng kéo nhau đến nhà lão miệng nói cho lão biết sự bất công
D. Cả bọn cùng chê lão miệng lười biếng.
Đáp án: B 
Câu 9: Bài 12 Tiết 49
Thế nào là truyện cười? 
Đáp án: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Câu 10 Bài 12Tiết 49
Treo biển, Lợn cưới áo mới thuộc thể loại truyện:
A. Truyện cười B. Truyền thuyết C. Ngụ ngôn D. Cổ tích 
Đáp án: A 
Câu 11: Bài 12 Tiết 49 
Truyện “Treo biển” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cười 
Đáp án: C
 CHỦ ĐỀ 4: Truyện Trung đại
Câu 1: Bài 14 Tiết 59
Em hãy nêu khái niệm truyện trung đại ?
Đáp án: Truyện trung đại là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán thời kì trung đại có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, cách viết không giống hẳn truyện với hiện đại . Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật .
Câu 2. Bài 14 Tiết 59
Cho biết đặc điểm của thể loại truyện trung đại?
Đáp án: Truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán có nội dung phong phú và thường mang tích chất giáo huấn. Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
Câu 3. Bài 14 Tiết 59
Sau khi đỡ đẻ xong cho hổ cái xong, bà đỡ Trần được hổ đực tặng cho thứ gì?
Đáp án: A. Một con hổ con B. Một cục vàng
	 C. Một cục bạc D. Hai cục bạc
Đáp án: D
Câu 4. Bài 14Tiết 59
Truyện Con hổ có nghĩa nhằm đề cao, khuyến khích điều gì trong cuộc sống con người?
A. Lòng biết ơn B. Lòng dũng cảm
C. Tình nghĩa thủy chung D. Sự giỏi giang
Đáp án: A 
Câu 5. Bài 15 Tiết 63
Văn bản Mẹ hiền dạy con được trích từ:
A. Truyện trung đại Việt Nam
B. Sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc
C. Tuyển tập cổ tích của A. Puskin- Nga
Đáp án: B
Câu 6 Bài 16 Tiết 65
Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của tác giả nào?
Đáp án: Hồ Nguyên Trừng
Câu 7: Bài 16 Tiết 65
Nêu hiểu biết của em về tgiả Hồ Nguyên Trừng?
Đáp án: Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) con trưởng Hồ Quý Ly từng chống giặc Minh và bị bắt về Trung Quốc - Làm tới chức thượng thư nhà Minh.
Câu 8: Bài 16 Tiết 65
 Ý nào không đúng khi nói về phẩm chất của Thái y lệnh họ Phạm?
A. Coi trọng y đức.
B. Đặt tính mệnh người dân trên tính mệnh mình
C. Có trí tuệ trong phép ứng xử.
D. Sợ quyền uy bề trên.
Đáp án: D
Câu 9 Bài 16 Tiết 65
Nêu nội dung của truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ?
Đáp án: Ca ngợi vị thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tâm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
B- Phần TIẾNG VIỆT.
 PHẦN 1: TỪ VỰNG.
 Chủ đề 1: Cấu tạo từ 
Câu 1: Bài 1 Tiết 3
Từ đơn, từ phức là gì? 
Đáp án:
 - Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn. 
 - Từ gồm hai tiếng gọi là từ phức. 
Câu 2: Tiết 3. Bài 1
“Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa” được gọi là:
A. Từ láy B. Từ ghép
C. Từ đồng nghĩa D.Từ trái nghĩa
 Đáp án: B
Câu 3: Tiết 3 Bài 1. 
Dòng nào dưới đây hoàn toàn là các từ láy?
A. Lòng khòng, liêu xiêu, lạ lùng, lanh chanh.
B. Xanh xanh, đo đỏ, đỏ đen, tim tím, trăng trắng.
C. Lúng túng, thập thò, vàng vọt, vàng tươi.
D. Bập bùng, thình thịch, căng thẳng, căng tin.
Đáp án: A. 
Câu 4: Bài 1 Tiết 3
Các từ: đất nước, sông núi, bánh chưng, bánh giầy, nem công, chả phượng, nhà cửa, học tập thuộc loại từ nào?
A. Từ láy B. Từ ghép C. Từ đơn D. Từ phức.
 Đáp án: B
Câu 5: Bài 1 Tiết 3
Trong đoạn văn sau có bao nhiêu từ láy? 
 "Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những cơn sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì"
A. Bốn từ B. Năm từ C. Sáu từ D. Bảy từ
Đáp án: C 
Câu 6. Bài 1 Tiết 3
 Điền từ ở cột A vào cột B sao cho phù hợp.
A
B
a. chập chững
1. Độ này da dẻ cụ có vẻ..........................hơn trước
b. khanh khách
2. Nói xong, cậu bé òa khóc.............
c. nức nở
3. Chim hót....................trong vườn
d. hồng hào
4. Tiếng cười............................vang lên
e. líu lo
5. Em bé..........................tập đi trong sân nhà
Đáp án: 1- d; 2-c; 3- e; 4- b; 5- a.
 Câu 7. Bài 1 Tiết 3
Trong câu thơ sau có bao nhiêu tiếng?
 Long lanh đáy nước in trời
 Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
A. Mười B. Mười hai C. Mười ba D. Mười bốn.
Đáp án: D
Câu 8. Bài 1 Tiết 3
Hãy tìm từ đơn, từ phức trong câu sau và xếp chúng vào hai nhóm:
 " Hôm nay, lớp chúng em đi lao động".
- Từ đơn:............................................................
- Từ phức:............................................................
 Đáp án:
- Từ đơn: lớp, đi
- Từ phức: hôm nay, chúng em, lao động.
Chủ đề 2: Các lớp từ.
 Câu 1) Bài 2 Tiết 7
Từ mượn là :
A. Từ được vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
B. Từ được vay mượn của tiếng nứơc ngoài để biểu thị những hiện tượng mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
C. Từ được vay mượn của tiếng nứơc ngoài để biểu thị những đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
D.Từ được vay mượn của tiếng nứơc ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
 Đáp án: D
Câu 2. Bài 2 Tiết 7
Trong tiếng Việt mượn từ tiếng nước nào là nhiều nhất?
A. Tiếng Nga B. Tiếng Anh C. Tiếng Pháp D. Tiếng Hán 
Câu 3. Tiết 7 Bài 2
Từ “In-tơ-nét” trong câu sau là mượn của ngôn ngữ nào?
 “Mạng In-tơ-nét đã xuất hiện ở cả vùng sâu, vùng xa.”
A. Tiếng Anh B. Tiếng Nga và tiếng Trung Quốc
C. Tiếng Pháp D. Tiếng Anh và tiếng Hán
Đáp án: A 
Câu 4. Bài 2 Tiết 7
Từ nào sau đây không phải là từ mượn Tiếng Hán?
A. Trường thọ B. Chài lưới C. Lễ phẩm D. Sính lễ.
Đáp án: B
Câu 5 Bài 2 Tiết 7
Từ nào sau đây không phải là từ mượn?
A. Ưu điểm B. Yếu điểm C. Khuyết điểm D. Điểm yếu
Đáp án: D
 Câu 6) Bài 2 Tiết 7
 Các từ ti vi, xà phòng, bình tông, ba toong được viết như từ thuần Việt, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai 
Đáp án: B
Chủ đề 3: Nghĩa của từ.
Câu 1) Bài 3 Tiết 11 
Nghĩa của từ là:
A. Nội dung sự vật mà từ biểu thị
B. Nội dung tính chất mà từ biểu thị
C. Nội dung khái niệm mà từ biểu thị
D. Nội dung ( sự vật,tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị
Đáp án: D
Câu 2) Bài 3 Tiết 11
Nối từ ở cột A với cách giải thích nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.
	A	
Nối
B
1. Học hỏi
a. là học và luyện tập để có sự hiểu biết và có kĩ năng
2. Học tập
b.tìm tòi, hỏi han để học tập
3. Học vẹt
c. học một cách gián tiếp những điều nghe hoặc thấy rồi làm theo, chứ không được ai dạy bảo trực tiếp.
4. Học lỏm
d. học thuộc từng câu, từng chữ nhưng không hiểu gì.
e. học để đối phó kiểm tra, thi cử.
Đáp án: 1- b; 2- a; 3- d; 4- c.
Câu 3: Bài 3 Tiết 11
Cho các từ: trung gian, trung niên, trung bình. Hãy điền vào chỗ trống trong những câu sau sao cho phù hợp.
A. .........................là ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
B. ............................... là ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật.
C. .................... là đã quá tuổi thanh niên nhưng vẫn chưa đến tuổi già.
Đáp án: A- trung bình; B- trung gian; C- trung niênCâu 4) Câu 4: Bài 3 Tiết 11
Nghĩa của từ " nghèo" trong câu "Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông" là:
A. Chỉ sự thiếu thốn về tinh thần
B. Chỉ sự thiếu thốn về vật chất
C. Chỉ sự giàu có về của cải vật chất
D. Chỉ sự đầy đủ về tinh thần.
Đáp án: B.
Câu 5: Bài 5 - Tiết 19
Từ trong tiếng Việt có một hay nhiều nghĩa?
Đáp án: Từ trong tiếng Việt có thể có một nghĩa hoặc có thể có nhiều nghĩa.
Câu 6: Bài 5 Tiết 19
 Cho các từ: Xe đạp, mũi, cà tím, hoa hồng, chân, toán học, già, đi.
Các từ trên có bao nhiêu từ có một nghĩa? 
A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu.
Đáp án: B
Câu 7) Bài 5 - Tiết 19
Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
Đáp án: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Câu 8) Bài 5 - Tiết 19
Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?.
Đáp án: Trong từ nhiều nghĩa có:
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Câu 9) Bài 6 - Tiết 23
Chỉ ra lỗi sai trong câu sau: 
Ngày mai, chúng minh đi thăm quan khu di tích lịch sử Pác Bó.
Đáp án:	
- Từ dùng sai: Thăm quan
- Chữa đúng: Tham quan.
Câu 10: Bài 6 – Tiết 23
 Ta cần khắc phục lỗi dùng từ sai bằng cách nào?
A.Hiểu đúng nghĩa của từ.
B. Tránh dùng từ tối nghĩa.
C. Tránh dùng từ nhiều nghĩa.
D. Cả A,B,C đều sai.
Đáp án: A. 
Câu 11) Bài 7 27
Từ nào dùng sai trong câu sau đây? 
 “ Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc”
Đáp án: Nhấp nháy. (lẫn lộn từ gần âm)
Phần 2: NGỮ PHÁP.
Chủ đề 4: Từ loại- Cụm từ.
Câu 1) Bài 8 Tiết 31 
Danh từ được chia làm mấy loại lớn? Đó là những loại nào?
Đáp án: chia làm 2 loại lớn: Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị.
Câu 2) Bài 8 Tiết 31 
Danh từ chỉ đơn vị được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?
Đáp án: được chia làm 2 loại: danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
Câu 3) Bài 8 Tiết 31 
 Các từ thúng, mớ, gánh thuộc loại danh từ chỉ đơn vị quy ước nào? 
Đáp án: từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng.
 Câu 4) Bài 8 Tiết 31 
Có bao nhiêu danh từ trong các từ sau: Nhà cửa, quần áo, ồn ào, học sinh, xanh xanh, xinh xắn, chạy nhảy, mái trường, sách?
A. Bốn từ B. Năm từ C. Sáu từ D. Bảy từ.
Đáp án: B
Câu 5) Bài 10 Tiết 40
Cách viết hoa nào sau đây được coi là đúng?
A. Triệu thị Linh 
B. Triệu Thị linh 
C. Triệu Thị Linh 
D. triệu Thị Linh 
Đáp án: C
Câu 6: Bài 12 – Tiết 50
 Thế nào là số từ và lượng từ?
Đáp án: 
- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng, sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều cảu sự vật. 
Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể;
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
Câu 7) Bài 12 Tiết 50
Tìm số từ và lượng từ trong câu sau:
 " Mỗi truyện ngụ ngôn đem đến cho tất cả chúng ta một bài học thấm thía về cách xử thế trong cuộc sống".
- Số từ:.............................................
- Lượng từ:......................................
Đáp án: 
-Số từ: một	
- Lượng từ: mỗi, tất cả.
 Câu 8) Bài 13 Tiết 57
 Điền các chỉ từ " đó, ấy, kia, đây" vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau:
 " Hôm.......(1), lớp chúng tôi lao động chăm sóc vườn thuốc nam. Thấy chúng tôi cãi nhau chí chóe về tên các loại cây thuốc nam có trong vườn, cô ý xá lại gần và bảo:......(2) là cây bạc hà và........(3) là cây tía tô còn.....(4) là cây lược vàng. 
Đáp án: 1- ấy; 2- đó; 3- đây; 4- kia
Câu 9) Bài 14 Tiết 60
Vị ngữ trong câu " Bạn An hát ở trong lớp" thuộc loại từ gì?
A. Danh từ B. Tính từ C. Chỉ từ D. Động từ.
 Đáp án: D
Câu 10) Bài 13 Tiết 57
Thế nào là chỉ từ ?
Đáp án: Là những từ để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian
Câu 11) Bài 13 Tiết 57
Vai trò của chỉ từ trong câu là gì?
Đáp án: Làm phụ ngữ cho cụm danh từ, làm chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Câu 12) Bài 14 Tiết 60
 Động từ là gì?
Đáp án: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Câu13) Bài 15 Tiết 64
Thế nào là tính từ?
Đáp án: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Câu 14) Bài 15 Tiết 64 
Tính từ có thể giữ vai trò gì trong câu?
Đáp án: Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu 
Câu 15: Bài 11 Tiết 44
Cụm danh từ là:
Do nhiều danh từ hợp thành.
Là từ ngữ làm chủ ngữ của câu.
Là một tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Là phụ từ đứng trước danh từ.
Đáp án: C
Câu 16: Bài 11 Tiết 44
 Cấu tạo đầy đủ của một cụm danh từ gồm mấy phần?
Đáp án: cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm 3 phần: Phần trung tâm, phần phụ trước và phụ sau.
Câu 17) Bài 11 Tiết 44
Câu sau có mấy cụm danh từ?
	" Những thân cây trám cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ".
	A. Hai cụm B. Ba cụm C. Bốn cụm D. Năm cụm
Đáp án: A
Câu 18) Bài 11 Tiết 44
 	Cụm danh từ" Tất cả những bông hoa " thiếu vị trí nào?
	A. Phụ ngữ trước B. Phụ ngữ sau 
	C. Phần trung tâm D. Phần trung tâm và phụ ngữ sau 
Đáp án: B
Câu 19) Bài 14 Tiết 61
Gạch chân dưới cụm động từ trong câu sau:
 " Em bé đang ăn cơm"
Đáp án: Cụm động từ đang ăn cơm
Câu 20) Bài 15 Tiết 64
 Từ nào dưới đây không kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm? 
A. Vàng ối B. Yên tĩnh C. Thông minh D. Nhanh nhẹn.
Đáp án: A
Câu 21) Bài 15 Tiết 64
Những cụm từ nào sau đây không phải cụm tính từ?
 A. Nhỏ bằng con kiến B. Đỏ như son
 C. Đang học bài D. Rất trẻ. 
Đáp án: C
C- PHẦN TẬP LÀM VĂN.
Chủ đề : Văn bản tự sự.
Câu 1: Bài 1 Tiết 4.
Giao tiếp là gì? Văn bản là gì?
Đáp án:
 - Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. 
 - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp . 
Câu 2) Bài 2 Tiết 8
Văn bản thông dụng trong đời sống con người và trong văn chương nhằm kể lại những sự việc, con người để người nghe, người đọc hiểu biết về sự việc, con người là kiểu văn bản nào?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Nghị luận.
Đáp án: A
 Câu 3) Bài 2 Tiết 8
Trong văn bản tự sự, các sự việc thường làm thành một:
A. Hệ thống B. Trật tự C. Chuỗi D. Mạng lưới
Đáp án: C
Câu 4) Bài 4 Tiết 14
Chủ đề của một văn bản là gì?
A. Là đoạn mở đầu văn bản
B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản
C. Là nội dung chủ yếu của văn bản mà người đọc có thể cảm nhận được.
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trong văn bản.
Đáp án: D
Câu 5) Bài 4 Tiết 14
Trong các ý kiến nêu chủ đề của truyện Phần thưởng, ý nào là đúng.
A. Biểu dương trí thông minh của người nông dân
B. Chế giễu những kẻ tham lam , mù quáng
C. Ca ngợi một vị minh quân.
D.Ca ngợi đức tính thật thàn của người nông dân. 
Đáp án: A
 Câu 6) Bài 4 Tiết 16
Khi kể lại truyện Thánh Gióng, chi tiết nào có thể bị lược bỏ?
A. Gióng được sinh ra kì lạ
B. Gióng ăn khỏe không giống ai
C. Ba năm không nói, không cười nhưng khi đất nước có giặc Gióng vụt trở thành một tráng sĩ .
D. Sau khi đánh giặc tan, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời.
Đáp án: B
Câu 7: Bài 13 Tiết 53
 Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
Đáp án:
 Truyện tưởng tượng là những chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi 
Câu 8: Bài 4 Tiết 14
Chủ đề của bài văn tự sự là gì?
Đáp án: Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Câu 9: Bài 4 Tiết 15,16
Dàn bài của một bài văn tự sự gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
Đáp án: Dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
Câu 10: Bài 8 Tiết 32,33
Lời văn trong văn tự sự thường kể về những đối tượng nào?
Đáp án: Kể người và kể việc.
Câu 11: Bài 8 Tiết 32,33
Trong văn tự sự có mấy ngôi kể? đó là những ngôi nào?
Đáp án: có 2 ngôi kể: ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi) và ngôi thứ ba (người kể giấ

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van - lop 6.doc