Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Ngữ văn 8

Câu 1 (Tiết 1,2 bài 1)

 Nêu nội dung chính văn bản "Tôi đi học" - Thanh Tịnh?

Đáp án: Thể hiện những tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 2 (Tiết 1,2 bài 1)

 Văn bản "Tôi đi học" - Thanh Tịnh được viết theo phương thức biểu nào là chính?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Đáp án: Chọn A

Câu 3 (Tiết 1,2 bài 1)

 Trong văn bản " Tôi đi học" tâm trạng nhân vật tôi diễn ra theo trình tự như thế nào?

A. Theo trình tự thời gian và mỗi chặng ứng với một biểu hiện tâm lý

B. Theo sự phát triển của các sự việc bên ngoài

C. Theo chiều không gian từ nhà đến trường

D. Theo sự tác động của mẹ và nhân vật ông đốc

 

doc 18 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 7): 
	Tác giả văn bản "Đánh nhau với cối xay gió" là người nước nào?
Đan Mạch
Mĩ
Pháp
Tây Ba Nha
Đáp án: D. Tây Ba Nha
Câu 6 (Tiết 25,26 bài 7): 
	Sau khi học sau văn bản "Đánh nhau với cối xay gió", em hãy điền tên nhân vật em biết vào chỗ chấm:
a) .........................là người hoang tưởng, điên rồ nhưng dũng cảm, cao thượng, nghĩa hiệp.
b)............................là người tỉnh táo, nhưng thực dụng, tầm thường.
Đáp án: a) Đôn- ki- hô-tê; b) Xan- chô- pan- xa
Câu 7 (Tiết 25,26 bài 7): 
	Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích "Đánh nhau với cối xay" gió là gì?
Nghệ thuật miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật
Nghệ thuật tương phản, đối lập
Nghệ thuật xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp khéo léo
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, các tình tiết diễn
biến hợp lý
Câu 8 (Tiết 25,26 bài 7): 
Ngoại hình nổi bật của nhân vật Đôn – ki – hô – tê là gì?
Đáp án : Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên lưng một con ngựa còm, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài toàn những thứ han gỉ.
Câu 9 (Tiết 29,30 bài 8): 
Tác giả của truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" là ai?
A. O Hen- ri B. Ai- ma-tốp
C. Mô-li-e D. Xéc-van-tét
Đáp án: A. O Hen- ri 
Câu 10 (Tiết 29,30 bài 8): 
Chiếc lá cuối cùng của O hen ri được viết theo thể loại nào?
A.Tiểu thuyết B. Truyện ngắn
C. Bút ký D. Hồi kí
Đáp án: B.Truyện ngắn
Câu 11(Tiết 29,30 bài 8): 
Kể tên các nhân vật trong văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.
Đáp án: Các nhân vật trong văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri: Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ-men.
Câu 12 (Tiết 29,30 bài 8): 
	Nghệ thuật đảo ngược tình huống là nghệ thuật đặc sắc thể hiện trong văn bản nào?
A. Cô bé bán diêm
B. Đánh nhau với cối xay gió
C. Chiếc lá cuối cùng
D. Cả ba văn bản trên
Đáp án: C. Chiếc lá cuối cùng
Câu 13 (Tiết 33,34 bài 9): Em hãy nêu đôi nét về tác giả Ai–ma–tốp?
Đáp án: 
- Ai-ma-tốp (1928) là nhà văn Cư –rư- gư-xtan 
 - Được nhận danh dự “ Giáo sư danh dự” của trường đại học tổng hợp Lô-mô-nô-xốp 2004
Câu 14 (Tiết 33,34 bài 9): 
	Văn bản"Hai cây phong" được trích từ tác phẩm nào??
A.Những ngày thơ ấu B. Người thầy đầu tiên
C. Lòng yêu nước D. Đi bộ ngao du
Đáp án: B. Người thầy đầu tiên
Câu 15 (Tiết 33,34 bài 9): 
	Văn bản"Hai cây phong" có mấy mạch kể? Đó là những mạch kể nào? Nhân danh ai?
Đáp án: - Có 2 mạch kể
+ Tôi: ngôi thứ nhất số ít
+ Chúng tôi: ngôi thứ nhất số nhiều
CHỦ ĐỀ 3: CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Câu 1( Tiết 39, bài 10):
	Qua văn bản "Thông tin về ngày Trái đất năm 2000", em cho biết năm 2000 Việt Nam tham gia Ngày Trái đất với chủ đề gì?
- Đáp án: Năm 2000 Việt Nam tham gia Ngày Trái đất với chủ đề "Một ngày không sử dụng bao bì ni lông"
Câu 2( Tiết 39, bài 10):
Trong văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” bao bì ni lông được coi là gì?
A.Một loại rác thải công nghiệp
B.Một loại chất gây độc hại
C.Một loại rác thải sinh hoạt
D.Một loại vật liệu kém chất lượng
Đáp án : B
Câu 3( Tiết 39, bài 10):
Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, em cho biết tác hại nào của bao bì ni lông ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe?
A. Cản trở sự phát triển của cỏ cây, dẫn đến xói mòn đất
B. Ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật trên biển và đất liền
C. Tăng khả năng ngập lụt, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi
	D. Làm ô nhiễm thực phẩm, gây độc hại khí đốt
Câu 4 ( Tiết 39, bài 10):
	Văn bản "Thông tin về ngày Trái đất năm 2000" đã nêu nhưng biện pháp nào hạn chế tác hại của bao bì ni lông?
- Đáp án: 
+ Giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt, phơi khô và dùng lại;
+ Không sử dụng khi không cần thiết;
+ Sử dụngcác túi không phải ni lông.
+ Thông báo cho mọi người hiểu.
Câu 3 ( Tiết 45, bài 12):
	Nội dung, ý ghĩa văn bản "Ôn dịch thuốc lá" là gì?
- Đáp án: Chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc l
Câu 4 ( Tiết 45, bài 12):
Mục đích chính của văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 là gì?
- Đáp án: Mục đích chính của văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 là kêu gọi mọi Câu 5 ( Tiết 45, bài 12):
Nêu đại ý của văn bản Ôn dịch thuốc lá?
- Đáp án: Tác hại to lớn về nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống con người. Lời kêu gọi quyết tâm phòng chống ôn dịch này.
Câu 6 ( Tiết 45, bài 12):
 Văn bản"Ôn dịch thuốc lá" được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
- Đáp án: Văn bản nhật dụng viết theo phương thức thuyết minh về một vấn đề khoa học.
Câu 7( Tiết 49, bài 13):
	Hãy nêu chủ đề của văn bản "Bài toán dân số" ?
- Đáp án: Bài toán dân số là 1 VB nhật dụng được tác giả mượn câu chuyện về 1 bài toán cổ để lên tiếng báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tamng dân số của TG nhất là ở các dt chậm phát triển.
Câu 8 ( Tiết 49, bài 13):
Qua văn bản “Bài toán dân số” giúp em nhận thức rõ được điều gì về dân số và kế hoạch hóa gia đình?
Đáp án : 
- Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới và la nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc sống đói nghèo lạc hậu.
- Hạn chế ra tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại và là trách nhiệm không chỉ của toàn xã hội mà còn là của mỗi gia đình, mỗi cá nhân.
Câu 9 ( Tiết 49, bài 13):
Trong văn bản “Bài toán dân số” tác giả đưa câu chuyện bài toán cổ vào nhằm mục đích gì?
A. Gợi sự tò mò hấp dẫn đối với người đọc
B. Tạo tính tự sự cho văn bản
C. Giúp người đọc hình dung tốc độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng
	D. Thể hiện sự dẫn dắt vấn đề rất thông minh của người viết
Đáp án : Chọn D
Câu 10 ( Tiết 49, bài 13):
Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản “Bài toán dân số”
Đáp án : Dân số trên toàn cầu gia tăng theo cấp số nhân như một bài toán cổ đại.
CHỦ ĐỀ 4: THƠ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
Câu 1 ( Tiết 57, bài 15):
	Nêu xuất xứ văn bản " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"? 
- Đáp án: Là bài thơ Nôm viết bằng chữ Hán, Trích từ " Ngục trung thư"(1914) khi quân phiệt Quảng Đông bắt giam.
Câu 2 ( Tiết 57, bài 15):
Hai chữ “ Cảm tác” ở nhan đề bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là gì?
- Đáp án: Cảm tác có nghĩa là cảm xúc được viết ra thành sáng tác.Cho nên nhan đề bài thơ được hiểu là cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở nhà ngục Quảng Đông.
Câu 3 ( Tiết 57, bài 15):
Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” viết theo thể thơ nào?
- Đáp án: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 4 ( Tiết 57, bài 15):
Từ kinh tế trong bủa tay ôm chặt bồ kinh tế nghĩa là gì?
A. Nói chung những quan hệ sản xuất của mọt hình thái xã hội nhất định
B. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất
C. Nói tắt của "kinh bang tế thế", có nghĩa là "trị nước cứu đời"
D. Có hiệu quả, ít tốn kém
- Đáp án: Chọn C
Câu 5 (Tiết 58, bài 15):
	Giới thiệu vài nét về tác giả Phan Châu Trinh?
- Đáp án: 	 
+ Người Quảng Nam.
+ Là nhà chí sĩ yêu nớc tiêu biểu ở nớc ta đầu thế kỷ XX. 
+ Hoạt động cứu nớc của ông đa dạng sôi nổi.
+ Thơ văn trữ tình thấm đẫm yêu nớc.
+ 1908 bị Thực dân Pháp bắt giam đầy ra Côn Đảo .
- Đáp án: Chọn D
Câu 6 ( Tiết 58, bài 15):
Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” ra đời khi nào?
A. Nhà thơ đang làm quan B. Nhà thơ đang hoạt động ở Nhật Bản
C. Nhà thơ đang hoạt động ở Pháp D. Nhà thơ bị tù đầy
Câu 7 ( Tiết 58, bài 15):
Hai câu mở đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” nói về vấn đề gì?
A.Vai trò của kẻ làm trai
B. Nhiệm vụ của kẻ làm trai
C. Lợi thế của kẻ làm trai
D. Tư thế của kẻ làm trai
Câu 8 ( Tiết 58, bài 15):
Côn Lôn là tên gọi cũ của địa danh nào nước ta hiện nay?
A. Phú Quốc B. Côn Đảo
C. Trường Sa D. Hoàng Sa
Câu 9 ( Tiết 58, bài 15):
	Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" bằng cách chọn đáp án đúng?
A. Giọng điệu thơ cứng cỏi, hào hùng.
B. Bút pháp tả thực, khoa trơng, lãng mạn, hình ảnh thơ đa nghĩa.
C. Nghệ thuật ẩn dụ,đối đặc trng của thơ thất ngôn bát cú Đờng luật.
D. Cả 3 đáp án trên.
- Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 10 ( Tiết 62, bài 16):
Chép theo trí nhớ 4 câu đầu bài thơ Muốn làm thằng Cuội?
- Đáp án: 
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi .
Câu 11 ( Tiết 62, bài 16):
	Nhà thơ nào có hồn thơ "ngông"?
A. Phan Bội Châu B. Phan Châu Trinh
C. Tản Đà D. Nguyễn Khuyến
- Đáp án: C. Tản Đà
Câu 12 ( Tiết 62, bài 16):
	Trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, cái ngông thể hiện như thế nào?
Nhà thơ nào có hồn thơ "ngông"?
A. Cách xưng hô thân mật " em- chị" với chị Hằng
B. Xem chị Hằng như một người bạn tâm tình
C. Ước nguyện "Muốn làm thằng cuội
D. Cả ba phương án trên
Câu 13 ( Tiết 65, bài 17):
	Bài thơ "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú B. Song thất lục bát
C. Thơ tám chữ D. Ngũ ngôn
- Đáp án: B. Song thất lục bát
CHỦ ĐỀ 5: TỪ VỰNG
Câu 1 ( Tiết 7, bài 2):
	Trường từ vựng là gì?
Đáp án: Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2 ( Tiết 7, bài 2):
	Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ sau?
a/ Bình, chai, lọ, can, chum
b/ Đi, đứng, đá, chạy 
c/ Buồn, vui, yêu, ghét, thương 
- Đáp án: 
a/ Dụng cụ để đựng 
b/ Hoạt động của chân 
c/ Trạng thái tâm lí t/cảm con người 
Câu 3 ( Tiết 7, bài 2):
Từ nào là tên của trường từ vựng chứa các từ: đứng, ngồi, cúi, lom khom, nghiêng ?
A. Hoạt động B. Tư thế
C. Dáng vẻ D. Cử chỉ 
- Đáp án: Chọn B
Câu 4 ( Tiết 7, bài 2):
Điền các từ thuộc trường từ vựng sau:
- Trạng thái trí tuệ:.......................................
- Trạng thái nội tâm:....................................
- Đáp án: 
- Trạng thái trí tuệ: thông minh, sáng trí, ngốc...
- Trạng thái nội tâm: vui, buồn, lo lắng....
Câu 5 ( Tiết 15, bài 4):
	? Từ tượng hình, tượng thanh là gì? Nêu tác dụng của việc dùng từ tượng hình tượng thanh?
- Đáp án: 
- Từ tượng hình là từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. 
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Tác dụng: Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văm miêu tả và tự sự.
Câu 6 ( Tiết 15, bài 4):
Từ tượng hình, từ tượng thanh được dùng trong các kiểu văn bản nào?
- Đáp án: Từ tượng hình, từ tượng thanh được dùng trong các kiểu văn bản tự sự, miêu tả. 
Câu 7 ( Tiết 15, bài 4):
Nhóm từ tượng hình nào tả chiều rộng?
A. Chót vót, lênh khênh
B. Mênh mông, mênh mang
C. Lắc rắc, lã chã
D. Thiêm thiếp, lênh đênh
- Đáp án: B. Mênh mông, mênh mang
Câu 8 ( Tiết 15, bài 4):
Cho biết từ “xộc xêch “ thuộc từ tượng hình hay từ tượng thanh 
- Đáp án: từ “ xộc xệch “ là từ tượng hình
Câu 9 (Tiết 17, bài 5):
	Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong những câu sau:
 a) Bầm ơi có rét không bầm
 Hiu hiu gió núi lâm thâm mưa phùn
 (Bầm ơi - Tố Hữu)
 b) Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng mênh mông bát ngát
 Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
 (Ca dao)
Đáp án: a) Bầm; b) Ni, tê.
Câu 10 (Tiết 17, bài 5):
	Dòng nào có các từ địa phương ?
Khau, đài, mắc, hắn, rứa, tui
Gầu, bận, đắt, nó, thế, thôi
Cha, mẹ
Thẳng, rẽ, trái, phải, trước, sau
Đáp án: chọn A
Câu 11 (Tiết 17, bài 5):
	Trường hợp nào nên sử dụng từ ngữ địa phương ?
Khi nói chuyện với người ở địa phương khác
Khi nói chuyện với người cùng địa phương
Khi làm bài kiểm tra các môn học
Ở tất cả mọi nơi và với tất cả mọi người
Đáp án: chọn B
Câu 12 (Tiết 17, bài 5):
	Biệt ngữ xã hội là gì?
Là từ quen dùng trong một thành phần xã hội
Là từ quen dùng trong một địa phương
Là từ quen dùng ở mọi địa phương
Là từ quen dùng với mọi thành phần xã hội
Đáp án: chọn A
Câu 13 (Tiết 17, bài 5):
	Sự khác nhau chủ yếu giữa tiếng địa phương với ngôn ngữ toàn dân thể hiện ở những điểm nào ?
Ngữ âm
Từ vựng
Ngữ pháp
Cả A và B
Đáp án: chọn D
Câu 14 (Tiết 17, bài 5):
	Sự khác nhau chủ yếu giữa tiếng địa phương với ngôn ngữ toàn dân thể hiện ở những điểm nào ?
Ngữ âm
Từ vựng
Ngữ pháp
Cả A và B
Đáp án: chọn D
Câu 15 (Tiết 23, bài 6):
Trình bày khái niệm trợ từ?
Đáp án: 
 Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Câu 16 (Tiết 23, bài 6):
Tìm trợ từ trong các câu văn sau?
Tôi ăn những hai bát cơm
Ngay cả tôi cũng không biết
Đáp án: a. những, b. ngay
Câu 17 (Tiết 23, bài 6): Thán từ là gì?
Đáp án: thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 18 (Tiết 23, bài 6): Thán từ gồm những loại nào?
Đáp án: Thán từ gồm hai loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ,ôi,ô hay,than ôi, trời ơi,..
- Thán từ gọi đáp: này,ơi,vâng, dạ, ừ,...
Câu 19 (Tiết 23, bài 6): Chỉ ra các thán từ có trong các câu sau:
 a) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 (Nhớ rừng - Thế Lữ)
 b) Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang
 Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đáp án: a) Than ôi!
 b) Ôi, hỡi.
Câu 20 (Tiết 27, bài 7): Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì? 
                 A- Tính địa phương
                 B- Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
                 C- Không được sử dung biệt ngữ
                 D- Phải có sự kết hợp với các trợ từ
Đáp án: Chọn B
Câu 21 (Tiết 27, bài 7): Tình thái từ in đậm trong trường hợp nào tạo câu nghi vấn?
A- Anh về à?
B- Anh về đây        
 C- Anh về đi
D- Anh về cơ
Đáp án: A                  
Câu 22 (Tiết 27, bài 7): Trong những câu sau, tình thái từ nào thể hiện sự nũng nịu?
A- Con ăn nhé
B- Con ăn đi
C- Con ăn cơ
D- Con ăn đây
Đáp án: C                           
Câu 23 (Tiết 27, bài 7): Tình thái từ in đậm trong trường hợp nào tạo câu cầu khiến ?
A- Em học nhé
B- Em hãy học đi
C- Em học đây
D- Em học hả?                
Đáp án: B                            
Câu 24 (Tiết 27, bài 7): Từ in đậm trong câu "Không giết cậu vàng đâu nhỉ !" là từ gì trong các kiểu từ sau?
A. Trợ từ B. Quan hệ từ
C. Thán từ D. Tình thái từ
Đáp án: D. Tình thái từ
CHỦ ĐỀ 6: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ( Nói quá, nói giảm nói tránh)
Bài 6: Các biện pháp tu từ: 
Câu 1 (tiết 37, bài 10): Nói quá là gì? Em tìm một ví dụ?
Đáp án: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất, mức độ, sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ: HS tự lấy ví dụ
Câu 2 (tiết 37, bài 10) Tìm những từ ngữ dùng để nói quá trong câu ca dao sau ?
 Lỗ mũi mười tám gánh lông
 Chồng thương chồng bảo tơ hồng trời cho 
Đáp án: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Câu 3 (tiết 37, bài 10) 
Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản nào?
Văn bản nghệ thuật, tự sự
Văn bản khoa học
Văn bản nghị luận
Văn bản biểu cảm
Đáp án: Chọn B
Câu 4 (tiết 37, bài 10) 
	Nhận xét nào đúng với những câu: Mặt nhẵn như quầy hàng thịt, người đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển?
Là các câu dùng biện pháp nhân hóa
Là các câu dùng biện pháp ẩn dụ
Là các câu dùng biện pháp hoán dụ
Là các câu dùng biện pháp nói quá
Đáp án: Chọn D
Câu 5 (tiết 40, bài 10): 
Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho VD?
Đáp án: 
- Nói giảm nói tránh là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục thiếu lịch sự
- VD: Dạo này em học chưa chăm chỉ cho lắm.
Câu 6 (tiết 40, bài 10): Chỉ ra phép nói giảm, nói tránh có trong các ví dụ sau:
 a) Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
 (Bác ơi - Tố Hữu).
 b) Bác Dương thôi đã thôi rồi
 (Khóc Dương Khuê) 
Đáp án: a) đi; b) thôi, thôi rồi.
Câu 7 (tiết 40, bài 10): Điền các từ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống : đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a. Khuya rồi, mời bà .....
b. Cha mẹ em  từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
c. Đây là lớp học cho trẻ em . . .
d. Mẹ đã ....... rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.
e. Cha nó mất, mẹ nó  , nên chú nó rất thơng nó.
Đáp án: 
a. Khuya rồi, mời bà đi nghỉ
b. Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với i.
c. Đây là lớp học cho trẻ em khiếm thị
d. Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.
e. Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thơng nó.
Câu 8 (tiết 40, bài 10): Đánh dấu (x) vào câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh:
	A1. Anh phải hoà nhã với bạn bè.
	A2. Anh nên hoà nhã với bạn bè.
	B1. Anh ra khỏi phòng tôi ngay.
	B2. Anh không nên ở đây nữa
	C1. Xin đừng hút thuốc trong phòng.
	C2. Cấm hút thuốc trong phòng.
	D1. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
	D2. Nó nói như thế là ác ý.
	E1. Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh tha lỗi.
	E2. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh tha lỗi.
Đáp án: Những câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh: 
A2. Anh nên hoà nhã với bạn bè.
B2. Anh không nên ở đây nữa
C1. Xin đừng hút thuốc trong phòng.
D1. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
E2. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh tha lỗi.
CHỦ ĐỀ 7: NGỮ PHÁP (CÂU GHÉP)
Câu 1 (tiết 43, bài 11)
Thế nào là câu ghép? Cho VD?
Đáp án: 
- Câu ghép là câu do 2 hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. mỗi cụm C-V được gọi là 1 vế câu
- VD: Em đi học còn mẹ em đi làm.
Câu 2 (tiết 43, bài 11)
Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng mấy cách? Nêu cụ thể các cách.
Đáp án: 
Các vế trong câu ghép nối với nhau bằng 2 cách:
- Cách 1: Dùng những từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng 1 quan hệ từ: và, rồi, còn
+ Nối bằng cặp quan hệ từ: Nếuthì; Tuy nhưng
+ Nối bằng cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ( cặp hô ứng) Đâu đấy; Sao vậy; Chưa đã
- Cách 2: Không dùng từ nối: các vế cần có dấu phẩy, chấm phẩy, dấu hai chấm.
Câu 3 (tiết 43, bài 11)
Câu nào là câu ghép?
Trời và biển nắng nhạt, mơ màng
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương
Trời rải mây nắng nhạt. Biển mơ màng dịu hơi sương
Trời biển nắng nhạt mơ màng.
Đáp án: chọn B
Câu 4 (tiết 43, bài 11)
Câu nào là câu ghép dùng cặp quan hệ từ để nối các vế câu?
Buổi sáng, mẹ chưa đi làm, chúng em đã đi học
Buổi sáng, nếu chúng em đi học thì mẹ đi làm
Buổi sáng, mẹ đi làm, chúng em đi học
Buổi sáng mẹ đi làm còn chúng em đi học
Đáp án: chọn B
Câu 5 (tiết 43, bài 11)
Các câu sau có phải là câu ghép không? Xác định các vế của câu ghép.
a) Ngày mai, nếu ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho
b) Trời dải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương
Hai câu đều là câu ghép
- Câu a: vế 1: ai mang sính lễ đến trước; vế 2: ta sẽ gả con gái cho
-> nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nếuthì
Câu b: vế1: Trời dải mây trắng nhạt ; vế 2: biển mơ màng dịu hơi sương
 -> nối bằng dấu phẩy
Câu 6 (tiết 46, bài 12)
Nêu những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép?
Đáp án: 
Những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
Câu 7 (tiết 46, bài 12)
Xác định quan hệ ý nghĩa trong câu ghép sau:
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Đáp án: Quan hệ nguyên nhân.
Câu 8 (tiết 46, bài 12)
	Câu nào là câu ghép có quan hệ đồng thời?
Mọi người im lặng: cô giáo vào lớp
Thầy giáo giảng bài và chúng tôi lắng nghe
Cả lũ vừa đi thì Lan đến
Tôi đi và nó cũng đi theo
Đáp án: Chọn B
Câu 9 (tiết 46, bài 12)
	Câu ghép nào chỉ quan hệ đối lập?
Hải chăm học nên bạn rất giỏi
Nếu Hải chăm chỉ hơn thì bạn đã giỏi
Tuy Hải học chưa giỏi nhưng bạn rất chăm chỉ
Vì Hải học chưa giỏi nên bạn phải chăm chỉ
Đáp án: Chọn C
Câu 10 (tiết 46, bài 12)
	Câu ghép nào chỉ quan hệ bổ sung
Tôi đi học, nó cũng đi cùng
Vì tôi đi nên nó cũng đi theo
Nếu tôi đi thì nó cũng đi
Tôi đi nhưng nó ở nhà
Đáp án: Chọn A
CHỦ ĐỀ 8: DẤU CÂU (NGOẶC ĐƠN, HAI CHẤM; NGOẶC KÉP)
Câu 1 (tiết 50, bài 13):
Dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì?
Đáp án: Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
Câu 2 (tiết 50, bài 13):
Dấu ngoặc đơn trong câu sau được dùng để làm gì?
Chiều dài cầu là 2 290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).
 (Thúy Lan)
Đáp án: Đánh dấu phần giải thích
Câu 3 (tiết 50, bài 13):
Nêu công dụng của dấu hai chấm?
Đáp án: Công dụng của dấu hai chấm:
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Câu 4 (tiết 50, bài 13):
	Dấu hai chấm trong câu thơ sau dùng để làm gì?
	Mẹ rằng: quê mẹ Bảo Ninh
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền
Báo trước phần liệt kê
Báo trước lời đối thoại
Báo trước phần giải thích, thuyết minh
Báo trước lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
Đáp án: Chọn B
Câu 5 (tiết 50, bài 13):
	Có trường hợp dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn thay thế cho nhau?
 A. Đúng B. Sai
Đáp án: Chọn A
Câu 6 (tiết 53, bài 14):
Dấu ngoặc kép có những công dụng nào?
Dấu ngoặc kép có những công dụng:
Đáp án: 
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí...dẫn trong câu văn.
Câu 7 (tiết 53, bài 14):
Hãy đặt dấu ngặc kép vào chỗ thích hợp trong câu sau?
Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: cháu hãy vẽ những gì thân thuộc nhất với cháu.
Đáp án: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “cháu hãy vẽ những gì than thuộc nhất với cháu.”
Câu 8 (tiết 53, bài 14):
Dấu ngoặc kép trong câu sau được dùng để làm gì?
Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng tôi bỗng “sáng mắt ra”...
 (Thái An)
Đáp án: Dấu ngoặc kép trong câu được dùng để đánh dấu cụm từ có ý nghĩa đặc biệt.
Câu 9 (tiết 53, bài 14):
	Bài viết này giới thiệu Ngô Tất Tố và tác phẩm "Tắt đèn". Dấu ngoặc kép trong câu văn trên có tác dụng gì?
Đánh dấu tên tác phẩm 
Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
Đánh dấu cụm từ đặc biệt
Đánh dấu cụm từ cần chú ý 
Đáp án: Chọn A
Câu 10 (tiết 53, bài 14):
Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng đúng hay sai?
Người xưa có câu: "Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng". Tre là thẳng thắn, bất khuất!
 A. Đúng B. Sai
Đáp án: Chọn A
CHỦ ĐỀ 9: TẬP LÀM VĂN (VĂN TỰ SỰ)
Câu 1 (tiết 18, bài 5):
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Đáp án: 
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật q

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van - lop 8.doc